“Không có ông Trump, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn xảy ra”
Các chuyên gia cho rằng dù có Tổng thống Trump hay không thì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn xảy ra vì ông không phải là nguyên nhân của vấn đề.
Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ diễn ra dù có Donald Trump hay không, các chuyên gia tại Hội nghị Thượng đỉnh Singapore ngày 15/9 nhận định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 9/11/2017 trong chuyến công du châu Á 10 ngày của ông Trump. Ảnh: Getty
Theo giáo sư Dani Rodrik tại Đại học Harvard, trong khi những biện pháp “điên rồ” của Tổng thống Mỹ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, ông chỉ là một biểu hiện của những phát triển gây nên căng thẳng chứ không phải “nguyên nhân” cho những căng thẳng đó.
“Tôi cho rằng chúng ta không cần phải phóng đại vai trò của Trump. Tôi nghĩ Trump giống một “triệu chứng” hơn là “nguyên nhân” của các vấn đề… Dù Trump có là Tổng thống thống Mỹ hay không thì bằng nhiều cách, chúng ta vẫn phải đối mặt với những căng thẳng như vậy”, giáo sư Rodrik nhận định. Ông cũng chỉ rõ về các vấn đề mang tính cấu trúc trong nền kinh tế thế giới cũng như việc cạnh tranh giữa các cường quốc chính trị và kinh tế mới nổi.
Giáo sư Đại học Harvard cho rằng Tổng thống Mỹ tuy có “khả năng” nhưng lại thiếu một chiến lược lâu dài. Minh chứng cho điều này thể hiện ở việc ông Trump luôn coi “xuất khẩu là tốt và nhập khẩu là xấu” cũng như quan điểm: “Bất cứ điều gì tốt cho bên này thì sẽ xấu cho bên kia và ngược lại”.
“Nói cách khác, ông ấy không phải kiểu người sẽ đi theo một con đường. Ông ấy rất dễ bị ảnh hưởng”, vị giáo sư này kết luận.
Video đang HOT
Cả Mỹ và Trung Quốc đều “mắc kẹt” trong cuộc chiến thương mại khi áp các mức thuế đáp trả lẫn nhau. Mới đây nhất, Tổng thống Trump đã tuyên bố ngày 17/9 về việc áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
George Yeo, cựu Ngoại trưởng Singapore nhận định tại một hội nghị ngày 15/9 rằng “chuyện lớn” ở đây là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chiến tranh thương mại chỉ biểu lộ một phần cho những căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và khẳng định thêm “cuộc chiến” này có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa.
Mỹ đang ngày càng lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Yeo nhận định. Ông cũng cho biết cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon khẳng định đó là một “cuộc chiến tranh kinh tế” chứ không phải một “cuộc chiến thương mại”.
“Không khó để một cuộc chiến kinh tế trở thành một cuộc chiến chính trị và trở thành một cuộc chiến tranh thực sự”, ông Yeo khẳng định.
Cả 2 cường quốc đều cần một sự “thỏa hiệp” lẫn nhau trong thế giới đa cực này, giáo sư Rodrik nhấn mạnh. Trung Quốc khẳng định quốc gia này có thể điều tiết nền kinh tế của mình trong khi phương Tây cũng cần công nhận nền kinh tế lớn nhất châu Á này vận hành theo hình mẫu riêng của nó.
Ông cũng cho rằng mặt khác, Trung Quốc cần có những chính sách nhất định với châu Âu và Mỹ để tạo nên một thế giới mà ở đó các quốc gia có thể “cùng tồn tại hòa bình”.
“Trung Quốc đang có một cuộc chơi dài hơi”, ông Rodrick nhận định và câu hỏi được đặt ra hiện nay là thế giới sẽ thích nghi như thế nào với sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
“Tôi cho rằng Trump thực sự chỉ là một hiện tượng tạm thời bởi vẫn còn nhiều vấn đề sâu xa khác”, giáo sư Đại học Havard Rodrick khẳng định./.
Kiều Anh/VOV.VNTheo CNBC
Mỹ áp thuế 10% với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc: Sự nổi giận của chính quyền ông Donal Trump
Hôm qua, 17.9, Tổng thống Mỹ Donal Trump thông báo bắt đầu từ 24.9 sẽ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỉ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc. Đồng thời ông Trump cũng cảnh báo nếu Trung Quốc trả đũa thì Mỹ sẽ thúc đẩy lập tức áp thuế với 267 tỉ USD nữa của Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung tiếp tục bị đẩy lên tầng căng thẳng mới.
Nhận định về động thái này, các chuyên gia kinh tế quốc tế đánh giá đây là hành động leo thang chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhưng cũng nằm trong kế hoạch tổng thể của ông Donal Trump.
Có sự cân nhắc lợi hại
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhận định: "Đây là một động thái nằm trong tổng thể kế hoạch của Tổng thống Mỹ, đặc biệt trong chiến lược điều chỉnh cán cân thương mại với Trung Quốc. Thứ hai là việc điều chỉnh lần này ở mức độ nhẹ hơn so với gói điều chỉnh lần trước.
Nếu lần trước, Tổng thống Trump áp thuế 50 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc ở mức 25% thì lần này tuy áp thuế 200 tỉ USD hàng hóa nhưng chỉ ở mức 10%. Điều này thể hiện tuy có thực hiện kế hoạch áp thuế với hàng hóa Trung Quốc như đã nói nhưng vẫn có mức độ giảm hơn để đảm bảo tính hài hòa. Động thái này cho thấy có sự cân nhắc lợi hại trước sau chứ không phải chỉ vì lợi ích của mình nước Mỹ.
Thứ ba là thể hiện không chỉ với Trung Quốc, còn các đối tác khác nữa cũng phải cân nhắc về khả năng phải điều chỉnh lại cán cân thương mại và các điều khoản giao dịch thương mại với Mỹ trước đây. Trong chuyện này vẫn chờ xem Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào, mặc dù ngay sau khi Mỹ ra thông báo áp thuế mới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, nhưng vẫn cần chờ xem những phản ứng cụ thể và hành động đáp trả từ phía Trung Quốc ra sao..."
Mỹ chiếm ưu thế bởi chênh lệch cán cân thương mại
Ở khía cạnh khác, chuyên gia bình luận quốc tế Nguyễn Đại Phượng lại cho rằng động thái lần này của Donal Trump là bước đi leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Lý do của hành động này được ông Phượng đánh giá vì những phản ứng cứng rắn của Trung Quốc khi đáp trả các hành động áp thuế của Mỹ. Điều khiến Mỹ tức giận là Trung Quốc chọn các mặt hàng tác động mạnh tới các đối tượng có ảnh hưởng tới uy tín chính trị của ông Donal Trump - ông Phượng nói.
Thực tế Mỹ có cơ sở để áp thuế cao với Trung Quốc khi bởi sự chênh lệch cán cân thương mại tạo lợi thế về phía Mỹ để có thể áp thuế tới 250 tỉ USD như hiện nay. Trong khi đó, Trung Quốc đang ở tư thế yếu hơn cũng bởi cán cân này. Vì vậy, chiêu bài áp thuế vào các sản phẩm có thể gây bất lợi cho uy tín của ông Trump càng khiến phía Mỹ tạo thêm áp lực với hàng hóa Trung Quốc.
Ông Nguyễn Đại Phượng nhận định, thực tế trong tay Trung Quốc vẫn còn những vũ khí khác để đáp lại Mỹ. Tuy nhiên đều là con dao hai lưỡi có thể gây rối loạn nền kinh tế Trung Quốc.
ĐỨC THÀNH - LAN HƯƠNG
Theo LĐO
Mỹ chính thức áp thuế 200 tỷ USD, Trung Quốc thề sẽ đáp trả Tổng thống Donald Trump đã chính thức thông báo lệnh áp thuế lên lượng hàng hóa có trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Phản ứng trước vụ việc, Bắc Kinh thề sẽ đáp trả Washington. Các container hàng được xếp tại một cảng ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Theo RT, đòn thuế mới của Mỹ sẽ nhắm...