Không có nguồn thu suốt 2 tháng, nhiều trường mầm non tư thục trên cả nước phải đóng cửa, sang nhượng giữa dịch Covid
Sau 2 tháng cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, hàng loạt trường mầm non đã phải chấp nhận đóng cửa, sang nhượng vì không còn kinh phí duy trì tiếp được nữa.
Dịch Covid-19 đang khiến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế lao đao từ du lịch, khách sạn, nhà hàng, đến dịch vụ ăn uống… Tuy nhiên khi một số ngành có thể tìm cách xoay sở, chuyển từ kinh doanh offline sang online, chấp nhận cung cấp sản phẩm/dịch vụ tận nhà thì một ngành đặc thù như trường mầm non, nếu không có học sinh đến trường hoặc tạm thời chuyển hướng sang mảng khác, chỉ có thể cầm chắc đáp án đóng cửa.
Sau 2 tháng không có học sinh đến trường, đồng nghĩa các cơ sở mầm non sẽ không có nguồn thu từ học phí. Hiện đa phần các trường mầm non tư thục đều lâm vào cảnh lao đao. Thậm chí nhiều chủ trường đã phải thông báo sang nhượng hoặc thanh lý đồ dùng, thiết bị dạy học vì không còn vốn để duy trì tiếp.
Thông tin sang nhượng trường mầm non xuất hiện hàng loạt tại các hội, nhóm trên mạng xã hội.
Với các trường còn trụ lại, tương lai có thể duy trì tiếp hay không vẫn là một ẩn số.
Chia sẻ với VTV, cô Nguyễn Thị Lộc, Hiệu trưởng mầm non Vietkid Hà Nội nghẹn ngào: “Mỗi tháng tiền chi trả mặt bằng đã 300 triệu đồng, trả lương giáo viên gần 500 triệu đồng. Hiện tại chúng tôi vẫn phải duy trì đội ngũ giáo viên, nhân viên vì đó là những nhân vật nòng cốt của hệ thống, những người được đào tạo cao đẳng, đại học, trên đại học và họ rất yêu trẻ. Chúng tôi có thể tiếp tục cầm cự 1-2 tháng nữa, nhưng những tháng tiếp theo quá là khó khăn với chúng tôi”.
Tương tự, Phó hiệu trưởng mầm non song ngữ Embassy Hà Nội, cô Phạm Thị Quý Thể chia sẻ: “Đây là một điều đau lòng với ngành giáo dục nói chung. Nếu dịch bệnh kéo dài, chúng tôi không biết có thể tiếp tục được nữa hay không”.
Theo thống kê, toàn quốc có khoảng 15.700 nhóm lớp mầm non tư thục, có quy mô dưới 70 học sinh. Với các cơ sở này, chủ trường thường là nhà đầu tư nhỏ, năng lực tài chính không dồi dào, nhiều cơ sở vay từ ngân hàng để hoạt động, trong khi dòng tiền đến từ học phí là chính. Việc không có nguồn thu nhưng vẫn phải chi trả tiền mặt bằng, tiền lương giáo viên thậm chí trả nợ ngân hàng đẩy họ vào tình cảnh cạn kiệt tài chính.
Ảnh: VTC News
Hiện nay, số trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ gần 20% số trường mầm non trên cả nước với hơn 1,2 triệu học sinh đang theo học ở các hệ thống này. Sự việc hàng loạt trường đã và đang có nguy cơ giải thể sẽ dần đến tình trạng mất việc hàng loạt của giáo viên ở bậc học này, đặt áp lực lớn lên hệ thống mầm non khi học sinh đi học trở lại.
Trước đó, hồi đầu tháng 3, 150 trường tư thục nói chung trên cả nước đã đồng loạt “kêu cứu” vì có nguy cơ phá sản do Covid-19. Một khảo sát nhanh do các trường tự thực hiện cho thấy nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi.
Các trường đã đề nghị một số biện pháp như giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay,… để có thể tiếp tục cầm cự qua giai đoạn khó khăn này.
Nhật Anh (tổng hợp)
Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, nơi cách ly 'thật đẹp'
Nhiều sinh viên ở ĐH Quốc gia TP.HCM cấp tốc dọn đồ rời đi, nhường ký túc xá làm khu cách ly nhưng không quên để lại điều tử tế tại nơi này.
Nhiều sinh viên đăng tin san sẻ lên các nhóm trên Facebook - Ảnh: Chụp màn hình
Cũng tại ký túc xá làm thành khu cách ly này, những quân dân, sinh viên tình nguyện thay phiên nhau túc trực, dọn dẹp, họ không ngại ngủ ngoài trời, ăn bữa cơm vội để phục vụ những người đang cách ly.
Sinh viên tình nguyện gấp rút dọn dẹp biến ký túc xá thành khu cách ly
Nơi cách ly "đẹp" nhờ những hành động ý nghĩa
Làng đại học ở TP.HCM những ngày này vắng sinh viên, thay vào đó là đông đúc du học sinh, Việt kiều về nước để cách ly 14 ngày. Từ những ngày đầu tiên có thông báo trưng dụng ký túc xá làm nơi cách ly, các sinh viên dù tất bật dọn đồ đạc nhưng vẫn không quên gửi lại những lời nhắn nhủ đến những người vào cách ly. Việc san sẻ những thứ nhỏ nhặt nhất như đồ ăn, vật dụng cá nhân cũng được nhiều sinh viên hưởng ứng, đăng lên các nhóm ký túc xá.
Dương Nữ Ni Liên, sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, sau khi dọn đi khỏi ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM nhớ còn bánh kẹo để ở ký túc xá, liền đăng bài lên nhóm để gửi lại quân nhân và sinh viên tình nguyện khi dọn phòng.
Sinh viên tình nguyện dọn dẹp đến 11 giờ đêm - Ảnh: Văn Bình
Được nghỉ học phòng dịch Covid-19 nhưng nhiều sinh viên "không trốn dịch" mà quay lại ký túc xá hỗ trợ công tác dọn dẹp để cho các du học sinh sớm được vào khu cách ly.
Nguyễn Ngọc Thanh Tùng, sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhà ở Đồng Nai, cũng gần ký túc xá nên chạy lên "tiếp tế" phụ dọn đồ ở khu A và khu B. Thanh Tùng bày tỏ: "Phụ dọn ký túc xá là hành động thiết thực giúp nhiều người từ nước ngoài về có nơi cách ly. Hôm mình làm là đến hơn 12 giờ trưa rồi nhưng các anh dân quân, sinh viên tình nguyện vẫn muốn làm tiếp. Mọi người ăn trưa thật nhanh để quay lại làm để kịp đón người ở nước ngoài về cách ly".
Các anh quân dân ngày đêm túc trực tại đây luôn trong tư thế sẵn sàng chống dịch kể cả khi ngủ. Anh Hồ Học Hữu, dân quân thường trực đang hỗ trợ tại ký túc xá khu B, tâm sự: "Sáng 8 giờ tụi mình bắt đầu công việc, chiều có hôm thì 5 giờ tụi mình sẽ tập kết rác. Và và 5 giờ 30 sẽ về nghỉ, nhưng nếu ký túc xá cần gấp rút để bàn giao thì bọn mình lại sắp xếp dọn dẹp đến khoảng 11 giờ đêm rồi về. Tuy mệt nhưng ai nấy điều động viên nhau cố gắng chống dịch".
Ký túc xá ĐHQG TP.HCM đã bớt cảnh rồng rắn tiếp tế người cách ly
Cảm ơn các sinh viên đã nhường chỗ ở làm khu cách ly
Bên cạnh những du học sinh nước ngoài than vãn về khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM "không như mấy cái review trên YouTube đâu mọi người" thì vẫn có những du học sinh cho rằng nơi đây đã là tốt lắm rồi. Phạm Tài (du học sinh Trường ĐH Flinder, Adelaid, Úc) đang cách ly tại ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: "Mình cảm thấy may mắn khi được ở đây cách ly. Với lại tình hình dịch bệnh quá nhanh nên việc trưng dụng khu ký túc xá làm nơi cách ly, nơi mà hàng ngàn sinh viên phải rời đi cũng là thiệt thòi với sinh viên rồi. Mình cảm ơn các bạn sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM rất nhiều".
Bữa ăn tối của các quân dân ở KTX khu B - Ảnh: chụp màn hình
Bình Phương, 29 tuổi (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) bay từ Singapore về và đang cách ly 14 ngày tại ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay đã có nhiều cảm xúc trong 3 ngày đầu. Bình Phương thổ lộ: "Mình thấy khuôn viên ký túc xá cây xanh nhiều. Mình thấy trân trọng những gì đang có, nếu nhìn ra những hoàn cảnh cách ly tại những chỗ khác hoặc nước khác. Mình muốn cảm ơn các bạn sinh viên đã nhường chỗ cho mình, để hoàn thành 14 ngày cách ly".
Chuyện nhà hàng Sài Gòn đóng cửa thời Covid-19: Tụi em kiệt sức rồi, 400 nhân viên và gia đình họ rồi sẽ đi đâu... Quyết định tạm ngừng hoạt động các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club,... của TP.HCM đã khiến nhiều người mất đi miếng cơm, chốn ở và thậm chí cả gia tài. Nhưng chúng ta hãy cùng cố gắng, để chờ đợi ngày trở lại, mạnh mẽ hơn! Theo quyết định của UBND TP.HCM, các khu vui chơi, giải trí,...