Không có nguồn phát mới, EVN lo thiếu điện miền Nam
Do không có nguồn phát điện mới đưa vào vận hành nên tình hình cung cấp điện cho miền Nam năm 2013 sẽ có căng thẳng.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) có thông về tình hình cung cấp điện trong tháng 3/2013 và kế hoạch đảm bảo cung cấp điện năm 2013 trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, mực nước tại nhiều hồ thủy điện lớn vẫn thấp hơn mực nước dâng bình thường, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên, mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ động tích nước các hồ từ sớm.
(Ảnh minh họa)
Riêng trong tháng 3/2013, dự kiến phụ tải của hệ thống điện toàn quốc có thể đạt tới 355 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất dao động từ 17.700 – 17.900 MW. Do năm 2013 sẽ không có nguồn phát điện mới đưa vào vận hành ở miền Nam nên tình hình cung cấp điện cho khu vực này khá căng thẳng. Mục tiêu trong tháng 3 của điện lực là khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than và tua bin khí, các nguồn thuỷ điện điều tiết nước cho mùa khô. Dự kiến, EVN sẽ phải huy động khoảng 1,113 tỉ kWh bằng nguồn điện dầu FO và DO cho mùa khô 2013 với chi phí giá thành cao gấp nhiều lần so với nhiệt điện than, khí.
Video đang HOT
Hiện EVN đã chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia tập trung đưa vào vận hành các công trình điện trọng điểm tăng cường cho lưới điện miền Nam và các công trình nâng cấp lưới truyền tải miền Nam.
Tại TP.HCM, EVN HCMC dự báo nhu cầu phụ tải trong năm 2013 gia tăng, sản lượng điện thương phẩm đạt 18.150 triệu kWh, tăng gần 8,48% so với thực hiện năm 2012. Trước thực trạng này, EVN HCMC đã có phương án cụ thể để đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân thành phố. Cụ thể; Sẽ duy trì các tổ điều hành cung cấp điện năm 2013 tại Tổng công ty và các công ty điện lực trực thuộc; tổ chức hợp lý công tác sửa chữa bảo trì, nâng cấp lưới điện và thông báo lịch cắt điện đến khách hàng trước ít nhất 5 ngày…
Ngoài ra, EVN HCMC đang xây dựng các kịch bản để điều hành và phân phối điện trong điều kiện hệ thống điện vận hành bình thường và trong điều kiện thiếu 1%, 2%, 4%, 6%, 8% và 10% sản lượng và công suất hệ thống. Vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, đồng thời kiểm tra, xử lý dứt điểm các điểm mất an toàn trên hệ thống điện để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tốt nhất cho người dân.
Theo Dantri
Hà Nội phạt người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Sáng 11/3, sau 4 ngày tuyên truyền, Phòng CSGT Hà Nội bắt đầu xử lý người đi xe đạp điện vi phạm Luật giao thông. Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi bị dừng xe xử phạt.
Sáng nay, Đoàn thanh niên thuộc Phòng CSGT tập trung xử lý những trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm và vi phạm luật giao thông. Ảnh: Bá Đô.
Thượng úy Đặng Hồng Giang, Bí thư Đoàn cơ sở Phòng CSGT cho biết, từ ngày 11/3, CSGT tập trung xử lý người đi xe đạp, xe máy hàng ba trở lên, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm... 4 ngày trước đó, Đoàn Thanh niên thuộc các Đội, Phòng CSGT đã tuyên truyền, nhắc nhở người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là học sinh, sinh viên gửi công văn tới Sở GD&ĐT và các trường để phối hợp tuyên truyền.
Theo ghi nhận của VnExpress.net sáng 11/3, tại một số cổng trường THPT thuộc trung tâm thành phố, như Việt Đức, Trần Phú, khi chưa có CSGT, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, thậm chí đi hàng 2-3 trên đường. Nhiều em dù mang mũ nhưng lại để trong lồng xe.
Khi tiếng trống trường cất lên, bảo vệ trường THPT Việt Đức thông báo bằng loa "cổng trường sắp đóng, để nghị học sinh còn ở ngoài cổng trường nhanh chân vào xếp hàng làm lễ chào cờ", nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm vội phóng nhanh, nhiều em còn vượt đèn đỏ hoặc rẽ sang cổng mà chưa kịp xin đường.
Nhiều học sinh trường THPT VIệt Đức trên đường Lý Thường Kiệt đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: Bá Đô
Mặc dù việc xử phạt người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đã được quy định trong Nghị định 34 và có hiệu lực từ năm 2010, tuy nhiên nhiều người đi xe đạp điện vẫn ngỡ ngàng khi bị dừng xe. Ông Hoàng Sơn ở phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội) cho rằng trước khi xử phạt, Phòng CSGT cần tuyên truyền mạnh hơn, như phối hợp với các phường để phát qua loa, hoặc dùng pano, khẩu hiệu để người dân hiểu. "Chứ như hiện nay thì chúng tôi không ai biết hôm nay CSGT bắt đầu xử phạt cả", ông Sơn nói.
Trung tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Đội trưởng Đội CSGT số 6 cho rằng, hiện nay phần lớn người sử dụng xe đạp điện ở thủ đô là học sinh, sinh viên và người già, nên trước khi xử phạt CSGT chủ yếu tuyên truyền nhắc nhở là chính. Những người vi phạm lần đầu sẽ bị CSGT ghi vào sổ theo dõi, còn trường hợp nào cố tình chống đối và vi phạm nhiều lần thì phải xử lý nghiêm để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện khác.
Theo Nghị định số 34, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo VNE
Khó có thị trường điện cạnh tranh Thị trường phát điện cạnh tranh tuy đã vận hành được gần 8 tháng nhưng vẫn mang tính hình thức và thực tế còn độc quyền. Sau gần 8 tháng chính thức đi vào vận hành, thị trường phát điện cạnh tranh đã được mở rộng với 45 nhà máy tham gia trực tiếp vào thị trường, dự kiến sẽ tăng lên 67...