Không có mẹ nuôi, đứa con bị bỏ rơi như tôi đã không thể thành người
Vừa chào đời, tôi đã bị mẹ đẻ vứt bỏ lại bệnh viện. Nhưng cơ duyên may mắn đã đưa tôi trở thành con của người mẹ bây giờ, người nhận nuôi tôi nhưng không khác gì mẹ đẻ.
Mẹ chỉ là mẹ nuôi nhưng đã chăm sóc tôi không khác gì mẹ đẻ (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi lấy bố là con độc đinh của một nhà khá giả, có nhà xưởng làm mộc to nhất làng. Kết hôn suốt một thời gian dài nhưng bụng mẹ tôi mãi chẳng to lên. Bố mẹ tôi đi khám chỉ nhận được kết quả vô sinh không rõ nguyên nhân.
Bà nội và họ hàng cho rằng, mẹ tôi gầy yếu quá nên khó có khả năng sinh con. Còn bố tôi cao to, khỏe mạnh thì chắc chắn chẳng có lỗi trong việc này. Bà nội muốn bố tôi lấy vợ khác để sinh cho bà đứa cháu đích tôn. Bà thường đay nghiến mẹ với những lời lẽ cay độc: “Chắc kiếp trước cô sống thất đức nên kiếp này bị quả báo không có khả năng sinh con, đàn bà không có con như cây khô không hoa, không quả. Nhà này thật vô phúc khi có đứa con dâu như cô”.
Rất đau khổ nhưng vì yêu thương bố nên mẹ tôi cắn răng chịu đựng mọi sự khinh miệt, hắt hủi của nhà chồng. Hàng xóm láng giềng nghe bà nội nói xấu cũng bàn tán những điều không hay về mẹ. Mẹ bỏ ngoài tai tất cả, cố gắng vun đắp hạnh phúc của mình.
Nhưng từ xưa có câu “nước chảy đá mòn”. Ngày ngày nghe những lời xúi giục và nói xấu của bà, bố bắt đầu lung lay ý chí. Mẹ cũng dần thấy được sự hờ hững của bố và rất buồn. Mẹ chỉ biết dốc bầu tâm sự với bác Mai, hàng xóm cạnh nhà.
Bác Mai là bác sỹ khoa sản của bệnh viện tỉnh. Thấy hoàn cảnh đáng thương của mẹ, bác khuyên nếu đã không sinh được thì nên xin đứa con về nuôi. Có tiếng trẻ thơ trong nhà là ắt sẽ có niềm vui. Nghe lời bác Lành, mẹ về thuyết phục bố. Bố thương mẹ nên đồng ý nhận con nuôi. Nhưng bà nội biết chuyện nhất quyết không chịu. Bà tuyên bố chỉ công nhận con cháu mang dòng giống nhà mình mà thôi. Còn con nuôi là con người khác, không phải cháu nhà bà.
Mặc sự phản đối của bà nội, bố và mẹ vào viện nhận con nuôi. Có lẽ số phận an bài khi đúng thời gian đó tôi bị bỏ rơi ở bệnh viện. Khi bế tôi trong tay, trong lòng mẹ dâng trào niềm thương xót khôn xiết. Đứa bé đỏ hỏn, ngọ nguậy trên tay, một sinh linh bé nhỏ đáng yêu thế này mà mẹ đẻ nỡ bỏ rơi.
Từ hôm đó tôi đã có gia đình của mình. Sự hiện diện của tôi làm cho bố và mẹ xua tan những buồn phiền. Nhưng bất ngờ xảy ra sau khi mẹ đón tôi về nhà được bốn tháng. Cháy xưởng mộc, tất cả nhà xưởng cháy thành tro. Sau sự cố đó, bà nội đi xem bói. Thầy bảo tôi là khắc tinh với gia đình, nếu còn để tôi lại thì nhà sẽ tán gia bại sản và bố tôi sẽ chết sớm.
Video đang HOT
Nghe thầy phán, bà nội hoảng sợ vô cùng. Về đến nhà, bà gọi mẹ tôi ra và nói chuyện. Bà dằn giọng: “Nếu cô còn muốn làm dâu trong nhà thì cô phải trả lại đứa trẻ cho bệnh viện. Còn không, cô và đứa trẻ phải rời khỏi gia đình này. Cô chọn đi”.
Mẹ khóc và hoảng hốt van xin bà: “Mẹ, con xin mẹ, mẹ cho con được ở lại nuôi cháu”. Mặc những dòng nước mắt đang chảy dài trên khuôn mặt mẹ, mặc những lời van xin của mẹ, bà vẫn lạnh lùng nói: “Cô thương chồng cô thì cô hãy rời xa con tôi, để con tôi lấy vợ khác, cho họ nhà này có cháu đích tôn. Con tôi thương cô nên nó đã hy sinh quá nhiều vì cô. Cô nên cầm số tiền này và đi đi”.
Nghe bà nói, mẹ vô cùng đau khổ. Nhưng mẹ đã chọn nuôi tôi, nuôi đứa con gái bé bỏng đã không được mẹ đẻ thừa nhận. Mẹ nghĩ nếu mẹ bỏ tôi thì đó mới là thất đức. Không nhận tiền của bà và cũng không đến từ biệt bố, mẹ lầm lũi bế tôi ra đi. Mẹ đưa tôi đến tá túc nhờ một người bạn của mẹ mãi tận trên Thái Nguyên.
Một thời gian sau, cũng vì thương mẹ nên người bạn đó đã thông tin cho bố biết địa chỉ nơi mẹ con tôi đang ở. Bố tôi tìm đến nhưng mẹ khước từ. Mẹ ném tờ đơn ly hôn vào mặt bố, trách mắng bố là người đàn ông nhu nhược, hèn kém, không mang lại hạnh phúc cho vợ. Mẹ làm tổn thương lòng tự tôn của bố. Bố bỏ về trong nỗi thất vọng. Thực chất trong lòng mẹ vẫn còn thương yêu bố nhưng mẹ cố tỏ ra thật cạn tình cạn nghĩa để bố có thể quên mẹ đi và tìm hạnh phúc mới. Rồi một thời gian sau, bố cưới vợ mới dưới quê. Từ đó, cuộc sống chỉ có hai mẹ con tôi với nhau. Mẹ xin làm công nhân cho nông trường chè. Với đồng lương công nhân ít ỏi, buổi tối mẹ vẫn nhận thêm việc đan nón để kiếm thêm tiền mưu sinh. Tôi cứ thế lớn lên từng ngày.
Tôi đi học và bị chúng bạn luôn chế giễu là “con hoang”. Tôi nhiều lần vặn hỏi mẹ nhưng chỉ nhận được sự im lặng nhẫn nhịn. Mẹ càng không cho tôi câu trả lời càng làm tăng sự nghi ngờ trong tôi. Dần dần, những ức chế trong tôi lớn dần và bùng lên. Tôi không còn biết phân biệt đúng sai nữa. Tôi rất giận mẹ vì cho rằng mẹ đã “không chồng mà chửa” rồi sinh ra tôi, để tôi không có bố. Tôi bắt đầu không nghe lời mẹ, bỏ bê học hành. Đang từ một học sinh giỏi, năm nào cũng đứng đầu lớp, tôi tụt xuống là học sinh yếu kém. Mặc dù là con gái nhưng tôi vẫn tụ tập với đám bạn trai, lang thang ra phố chợ tìm cách ăn chơi.
Tôi lao vào yêu đương và rất hãnh diện khi được là “em cưng” của một đại ca trong hội con trai. Tôi cũng lén lấy cắp những đồng tiền mẹ vất vả kiếm được để tiêu xài và bao hội bạn nghịch phá. Khi biết tôi bỏ học liên miên, mẹ rất buồn. Mẹ hết lời khuyên bảo, ra sức can ngăn nhưng tôi không thèm nghe. Tôi quyết dạt nhà.
Năm ấy, thuốc phiện được người ta đưa đến vùng hồ, kéo đám thanh niên lao vào nghiện hút. Một lần, khi nghe đám bạn trong hội khích: “Em cưng của đại ca mà không biết mùi &’khói trắng’ thì quá kém”, tôi nổi máu sĩ diện và tuyên bố: “Thử thì thử, sợ gì”. Sau lần đó là chuỗi ngày dài tôi chìm trong ảo giác sung sướng, lúc nào tôi cũng được phiêu du trên mây, quên hết sự đời, quên hết sự thật mình là “con hoang”. Nhưng rồi, một ngày, tôi hoảng hốt khi biết tin đại ca bị công an bắt.
Để có tiền “chơi” thuốc, đại ca đã đứng ra vận chuyển ma túy cho ông trùm trong vùng. Công an cũng truy quét hết những người buôn thuốc. Không có thuốc, tôi vật vã trong những ngày khổ sở. Mẹ lại lần nữa lặn lội đi tìm tôi, dang rộng vòng tay đón tôi trở về. Mẹ ôm tôi khóc suốt đêm đó, kể lý do vì sao tôi là “con hoang”. Tôi thấy ân hận và thương mẹ vô cùng. Tôi nghe lời mẹ quyết tâm làm lại cuộc đời. Mẹ đã dùng số tiền tần tảo bao năm, bán nhà rồi đưa tôi xuống xuôi cai nghiện. Tôi cũng đi học trở lại.
Thời gian trôi qua và giờ tôi cũng đã nên người. Tôi có công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc cùng chồng và cậu con trai nhỏ. Niềm hạnh phúc đó là nhờ công lao của mẹ. Tôi biết ơn mẹ vô cùng. Có mẹ, tôi mới có ngày hôm nay.
Theo GĐVN
Đưa con về nhà ngoại chơi, đến lúc lên mẹ chồng nói một câu khiến lòng tôi đau như cắt
Biết bật lại mẹ chồng sau này sẽ khó sống nhưng tôi bất chấp hết. Tôi không thể cứ sống cúi đầu, liên tục bị nhiếc móc như thế này được.
- Cô xem dọn chỗ này đi.
- Sao để thằng bé khóc ghê thế. Ở nhà mỗi dỗ con cũng không xong.
- Mặt cô sao lúc nào cũng sưng sỉa lên thế?
Từ ngày bước chân về làm dâu, tôi mong lắm được mẹ chồng gọi một tiếng "con", thèm được bà đối xử tốt một tý. Hồi yêu anh, bà đã chẳng ưa tôi vì xem không hợp tuổi, gò má cao... Dùng đủ mọi cách để thuyết phục bà nhưng đều không ăn thua nên tôi đành liều có bầu. Đến khi biết chuyện, mẹ chồng mới chịu đồng ý đám cưới, nhưng ác cảm vẫn còn đó.
Đưa con về nhà ngoại chơi, đến lúc lên mẹ chồng nói một câu khiến lòng tôi đau như cắt (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng tôi đều làm công ăn lương, lại dân tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Khi mua nhà, vợ chồng cũng chỉ có ít tiền, phần lớn là bố mẹ chồng bán đất ở quê cho. Nhưng mẹ chồng cho cũng chẳng vui vẻ gì, lần nào về quê bà cũng nhắc khéo tôi chỉ là người ở nhờ. Tất nhiên, bà chọn những lúc chồng tôi không có mặt ở đó để nhiếc móc.
Ám ảnh kinh hoàng nhất của tôi là đợt mẹ chồng đưa người quen đi khám bệnh, tiện ở lại nhà tôi gần 1 tuần. Thời kỳ đó, tôi vẫn còn ốm nghén nên ăn uống lúc nào cũng buồn nôn. Thế nhưng mẹ chồng chẳng động viên lấy một lời mà đập đũa kêu: "Nhìn cô mà tôi ăn uống mất cả ngon". Chồng tôi thấy vậy cũng mấy lần khéo góp ý nhưng bà dường như cố tình không hiểu chuyện còn quát lại: "Con đừng để vợ trèo lên đầu lên cổ. Mẹ chỉ có một, còn vợ thì có thể thay được".
Cũng may, khoảng thời giansống chung với mẹ chồng không lâu. Khi mang bầu, bố mẹ đẻ gửi lên bao nhiêu đồ ăn cho con gái tẩm bổ. Còn riêng mẹ chồng chẳng hỏi thăm lấy một lần. Đến khi sinh nở, mẹ chồng cũng chỉ có mặt, còn phần lớn tôi được mẹ đẻ chăm sóc. Sau mẹ tôi bận việc nên chăm cháu được 2 tuần rồi về. Lúc đó, mẹ chồng tôi từ quê lên "thay ca". Mang tiếng lên chăm con dâu nhưng thực chất tôi phải chăm cả bà, cả cháu, mệt mỏi vô cùng. Chồng thì đi làm, tối mới về, khi tôi than thở một chút thì anh gạt đi: "Mẹ lên chăm con giúp vợ chồng mình là tốt lắm rồi. Em cũng để ý vừa thôi không lại khiến mẹ tự ái".
Cứ cắn răng chịu đựng, nín nhịn, tôi rơi vào tình trạng trầm cảm. Mẹ chồng thì cứ dùng giọng "cô, tôi" rất khó nghe. Căng thẳng cứ thế tăng dần. Tôi chờ mãi mới có cơ hội xin đưa con về nhà bố mẹ đẻ ở quê chơi 1 tháng. Về nhà mình, tâm trạng của tôi khá hơn. Ai về cũng kêu tôi xanh xao sau khi sinh. Nhất là bố mẹ xót con, nên lúc nào cũng động viên ăn nhiều. Sống trong tình yêu thương của bố mẹ mình, mọi uất ức trong lòng tôi tan biến hết. Chẳng còn những lời khó nghe trong đầu, tâm trạng thư thái và tôi bắt đầu tăng cân.
Một tháng sống với mẹ chồng sao dài thế, nhưng đến khi về nhà đẻ thời gian lại trôi nhanh chóng mặt. Lúc đi, mẹ tôi cho rất nhiều đồ và dặn ăn uống đầy đủ để có sức chăm con. Chẳng hiểu sao lúc chia tay để lên thành phố, nước mắt tôi lại rơi.
Khi vừa bước vào căn hộ chung cư, tôi đã thấy mẹ chồng ngồi đợi sẵn. Chắc biết tôi về nên bà từ quê lên giúp trông cháu. Tôi chào hỏi, gửi con cho bà giữ rồi tự mình đi khuôn đồ từ xe taxi lên. Lúc nhìn thấy nào rau, cá, thịt... tôi đem từ quê lên, mẹ chồng đã không vui. Bà nói:
- Tôi cũng đem cho anh chị rất nhiều đồ ăn, để chật cứng tủ lạnh rồi. Những thứ này vứt hoặc cho ai thì cho, không để ngoài mấy bữa là thối hết.
À mà, béo như tôi còn thấy ngấy huống chi thằng Nam (chồng tôi). Không lo giảm cân, lúc đó nó tòm tem bên ngoài thì đừng trách ai.
Vừa ở quê lên, mẹ chồng tôi đã nói những lời khó nghe (Ảnh minh họa)
Câu nói quá đáng của mẹ chồng giống như giọt nước tràn ly. Không nuốt trôi được cục tức này, tôi đã bật lại:"Sao con làm cái gì mẹ cũng không vừa lòng. Con phải làm thế nào thì mẹ mới thôi nhiếc móc. Mẹ tưởng con sung sướng khi sống chung nhà với một người khó tính như mẹ à? Thật quá mệt mỏi. Đồ bố mẹ cho, con ăn hay là bỏ thì xin mẹ cũng đừng can thiệp vào. Con béo cũng mặc kệ con".
Nói một hồi, tôi ôm con bỏ lại đống đồ rồi đóng sầm cửa phòng ngồi khóc. Thời gian qua, tôi có cố gắng nhẫn nhịn nhưng mẹ chồng vẫn giữ cái tính ấy. Biết nói những lời kia sau này sẽ khó sống với mẹ chồng, nhưng tôi đã sẵn sàng bắt đầu một cuộc sống khác đi. Chứ không thể cứ mãi cúi đầu để mẹ chồng xúc phạm như vậy được.
Theo NLĐ
Tôi nên chọn chồng hay cái thai với... tình cũ? Tôi trót có thai với người yêu cũ đã hết yêu thương. Tôi nên giữ cái thai đó lại hay nên chọn người chồng hiện tại mà tôi yêu nhưng cũng rất hận. Tôi và anh lấy nhau đã 3 năm mà chưa có con lại sau lần sẩy đầu tiên. Đó quả thật là một gánh nặng và áp lực lên một...