Không có máu để thay, tính mạng cô gái trẻ mong manh từng ngày
Để giữ mạng sống cho con, bà Lệ (ngụ tỉnh Bạc Liêu) đã phải 6 lần lấy máu của mình đổi máu người khác. “Giờ tôi không còn khả năng đổi máu nữa, sợ lắm, sợ con sẽ ra đi bất cứ lúc nào nếu không có tiền mua thuốc và máu”, bà Lệ nghẹn ngào.
Những cơn mưa vì gió bão mấy ngày nay liên tục đổ xuống càng làm cho gia đình của ông Trần Văn Hợi (55 tuổi) và bà Lê Thị Lệ (49 tuổi, ngụ xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) thêm kiệt quệ hơn. Trong căn nhà này có 4 người thì cả 4 đều mắc bệnh, trong đó căn bệnh của người con gái đầu là em Trần Thị Thúy (25 tuổi) có thể ra đi bất cứ lúc nào nếu không có thuốc để uống và máu để thay.
Em Trần Thị Thúy đang giành giật sự sống với căn bệnh máu hiếm gặp.
Tiếp chuyện với PV Dân trí trong căn nhà đơn sơ vách lá, ông Trần Văn Hợi bùi ngùi cho biết, từ mấy năm nay, ông không còn là trụ cột của gia đình. Rồi ông kể, trước đây ông cũng có đến 7, 8 công ruộng để mưu sinh. Vợ chồng ông sinh được 2 người con nhưng đau lòng thay cả 2 đều mắc bệnh.
“Hồi trước tôi cũng khỏe lắm, dù phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời làm mấy công ruộng để mưu sinh nhưng cũng không đến nỗi nào. Nhưng đứa con gái đầu ra đời bất hạnh thay khi mắc phải căn bệnh nhà giàu nên bao nhiêu ruộng đất tôi phải bán hết mà vẫn không thể chữa khỏi bệnh cho nó. Rồi thêm đứa con trai cũng mắc bệnh nên gia đình tôi lâm vào cảnh nợ nần, kiệt quệ cả chục năm qua cho đến giờ”, ông Hợi đưa đôi mắt nhìn ra trước cửa ngậm ngùi nói.
Bao năm làm lụng vất vả kiếm tiền chạy chữa bệnh cho con khiến ông Hợi cũng mắc bệnh. Ông Hợi cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, ông mắc đủ thứ bệnh khiến sức khỏe ông ngày càng yếu dần nên mọi công việc nặng nhọc đều phải nhờ vào đứa con trai út tiếp giúp. Giờ ông không thể kiếm ra tiền khiến gia đình nghèo lại càng khổ thêm. Với những căn bệnh của mình là suy gan, suy tim, trĩ…ông chỉ đi xin thuốc nam để uống chứ không dám mơ đi bệnh viện hay mua thuốc tây điều trị.
Vợ chồng bà Lệ, ông Hợi đang lâm vào cảnh bế tắc bởi không còn khả năng chữa trị cho con gái nữa.
Còn bà Lệ (vợ ông Hợi) cũng chẳng được mạnh khỏe gì. Từ khi bán hết đất đai, cũng vì bệnh tình của con gái mà bà chạy vạy ngược xuôi, hết làm việc này đến việc khác nên bà cũng mắc bệnh. Bà Lệ cho biết, bà đã mấy lần đi mổ u nang, u xơ, mổ lỗ tai nên hiện giờ một bên lỗ tai trái không còn nghe được nữa. Từ khi mổ lỗ tai đến nay cả năm, còn một lần thuốc để uống mà bà chẳng dám đi lấy.
“Cả năm nay thân thể tôi xuất hiện thêm nhiều cục u khác nhưng không dám đi khám vì mỗi lần đi phải tốn tiền. Bao nhiêu tiền bạc vay mượn, làm thuê, làm mướn có được, gia đình đều dành vào việc giữ mạng sống cho con gái. Thôi thì sức khỏe tôi đến đâu hay đến đó miễn sao con cái nó được bình an”, bà Lệ bộc bạch.
Nói về con gái đầu của mình là em Trần Thị Thúy, bà Lệ cho biết, từ khi sinh ra, em Thúy mắc bệnh máu hiếm gặp nên liên tục bị căn bệnh này hành hạ. “Nhìn con mỗi lần lên cơn đau, tôi xót lắm. Mười mấy năm trời khóc hết nước mắt vì con nhưng gia cảnh nghèo túng thì biết bao giờ mới thoát cảnh bệnh tật này. Để giữ mạng sống cho con, tôi đã phải 6 lần lấy máu của mình để đổi máu hiếm thay cho con, giờ tôi không còn khả năng nữa, chỉ còn biết phó mặc số phận cho ông trời”, bà Lệ nói trrong tiếng nấc.
Video đang HOT
Theo bà Lệ cho biết, do căn bệnh máu hiếm nên số lượng máu rất ít vì thế để giữ tính mạng cho em Thúy khi không tìm được máu, bà phải mua thuốc đặc trị rất tốn kém. Tuy nhiên, thuốc cũng chỉ cầm cự qua cơn đau chứ không giúp em Thúy lâu dài được. Nhưng chỉ với số tiền mua thuốc, mỗi tháng đã phải tốn cả mấy triệu đồng, số tiền không nhỏ đối với một gia đình mà ai cũng đang mắc bệnh.
Đã 25 tuổi nhưng có thể nói em Thúy ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Cứ cách 1, 2 tuần hoặc lâu lắm là 1 tháng thì em lại lên cơn bệnh. “Mỗi lần lên cơn, em đau lắm, em chỉ biết lăn lộn nằm khóc kêu cha kêu mẹ mà thôi”, Thúy cho biết. Căn bệnh máu hiếm gặp hành hạ nhiều năm qua khiến cô gái mới ngoài 20 tuổi trông như những người phụ nữ đã 30, 40 tuổi. Gia đình cho biết, mỗi lần đưa em Thúy đi bệnh viện, gia đình phải chạy vạy khắp nơi để có vài triệu đồng mua thuốc, thay máu cho em.
Cha bệnh, mẹ cũng bệnh, chị gái bệnh nguy cấp hơn, thế là việc mưu sinh đều dồn lên hết đôi vai của người con trai út trong nhà là em Trần Văn Nhẹ (24 tuổi). Được mang cái tên Nhẹ nhưng mấy năm qua, em Nhẹ lại là người chịu trách nhiệm gánh sự nặng nhọc cho gia đình. Khốn khổ thay, em Nhẹ cũng bệnh.
Ông Hợi cho biết, Nhẹ bị bệnh tâm thần, lúc tỉnh, lúc ngơ lại mang căn bệnh viêm phế quản cấp nên mỗi khi trái gió trở trời em bị hành hạ đau đớn lắm. Nhưng vì miếng cơm manh áo, vì phải chữa bệnh cho chị gái mà em Nhẹ phải lặn lội đầu tắt mặt tối đi khắp nơi làm thuê, làm mướn kiếm tiền. Lúc chúng tôi đến nhà, em Nhẹ đang đi làm ở tận Kiên Giang cả tuần nay chưa về.
Một mgười bệnh đi làm nuôi nhiều người bệnh, gia đình của ông Hợi thật sự đang lâm vào cảnh bế tắc. Ông Hợi cho biết, đến lúc này, gia đình ông đã mang nợ đến gần cả trăm triệu đồng mà chưa biết khi nào mới trả được. Khổ sở hơn, mỗi lần đưa con đi khám bệnh, gia đình phải trốn trui trốn nhủi để đi vì sợ người ta biết nói ra nói vào là không có tiền trả nợ mà lại có tiền đi Sài Gòn. “Con gái tôi mấy lần lên cơn bệnh tưởng chết rồi nếu không đưa đi viện kịp thời nên nghe bà con nói vô ra như thế, tôi chua chát lắm nhưng biết làm sao hơn”, ông Hợi tâm sự.
Chia sẻ với PV, vợ chồng ông Hợi cho biết, giờ vợ chồng ông không còn thiết tha gì đến chuyện chữa bệnh tật của mình nữa mà tất cả đều dồn hết vào lo cho con gái đầu. “Không có tiền mua thuốc, không thay được máu là coi như tính mạng nó khó giữ. Tiền thuốc mỗi tháng mất 4 triệu đồng, còn thay máu thì phải mất 7 đến 8 triệu đồng, quả thật đây là số tiền mà gia đình tôi không còn mơ đến nỗi”, bà Lệ nói trong sự bế tắc mà gia đình đang gặp phải.
Để cứu giữ những mạng sống này, rất cần sự hỗ trợ của các tấm lòng hảo tâm. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Tô Văn Tình- Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ xã An Trạch- cho biết, gia cảnh của ông Hợi là một gia cảnh hết sức khó khăn ở địa phương, điều trớ trêu nhất là cả nhà đều mắc bệnh, mà căn bệnh của con gái đang được tính từng ngày nếu không có thuốc và máu để điều trị.
“Địa phương chúng tôi cũng chỉ hỗ trợ một phần theo chính sách người nghèo chứ việc hỗ trợ tiền cho em Thúy trị bệnh là ngoài khả năng. Do đó, chúng tôi mong muốn các nhà hảo tâm cùng quan tâm chia sẻ với gia đình trong việc điều trị bệnh cho em Thúy để có thể giữ được mạng sống cho em”, ông Tình bày tỏ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1259: Ông Trần Văn Hợi, ấp Anh Dũng, xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. ĐT: 0918 571 752 (ông Tình- Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ xã An Trạch) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Huỳnh Hải
Tử tù dùng tăm thêu lên áo thành đơn kêu oan sai
Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)
Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.
Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu "Chưởng vô tội".
Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: "Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên", ông Chinh cho biết thêm.
Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: "Án oan ôm hận nhờ Chính phủ - Giải oan hận này cho dân đen - Tấm lòng trong sạch thiên địa biết - Trả lại công bằng cho dân thường - Sao để quan sai hành hạ dân - Luật pháp Việt Nam là rất đúng - Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành".
Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: "Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà".
Ông cũng cho biết thêm: "Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ".
Theo Người đưa tin
Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo "Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá...