Không có ma, lâu đài Đức khiến nhiều người hoảng sợ vì điều gì?
Frankenstein là lâu đài Đức nổi tiếng thế giới khi gắn với tên tuổi cuốn tiểu thuyết giả tưởng của nhà văn Mary Shelley. Dù không có mối liên hệ nào nhưng lâu đài Frankenstein khiến nhiều người hoảng sợ vì một số lý do khó tin.
Lâu đài Frankenstein ở Mhltal, Đức là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Một trong số những lý do khiến lâu đài Đức này được nhiều người biết đến là vì tên của kiến trúc cổ xưa này trùng tên với tiểu thuyết kinh dị của nhà văn Anh Mary Shelley.
Cuốn tiểu thuyết của Mary Shelley viết về nhân vật Frankenstein với những chi tiết rùng rợn. Tác phẩm này là một trong số những cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Dù lâu đài Frankenstein và cuốn tiểu thuyết cùng tên của Mary Shelley không có mối liên hệ nào nhưng nhiều người khi đến tòa lâu đài của Đức đều cảm thấy sợ hãi.
Một số lý do được giới chuyên gia liệt kê để giải thích điều này. Trong số này, người dân địa phương lưu truyền giai thoại kỳ bí bí về việc lâu đài Frankenstein từng là nơi trú ẩn của một con rồng.
Con rồng này thường ra ngoài vào ban đêm và tấn công, làm hại con người.
Thêm nữa, lâu đài được đặt tên theo một nhân vật trong truyền thuyết là Georg von Frankenstein. Người này được mô tả là kẻ giết rồng và qua đời khi cứu dân chúng khỏi sự hoành hành của một con quái vật khổng lồ hồi thế kỷ 16.
Lâu đài Frankenstein còn gắn liền với tên tuổi của nhà giả kim Johann Konrad Dippel.
Theo các câu chuyện dân gian, Dippel sở hữu bí quyết trường sinh bất lão. Trong phòng thí nghiệm đặt trong lâu đài Frankenstein, Dippel thành công trong việc bào chế ra loại thần dược giúp trẻ mãi không già.
Nhà giả kim Dippel còn tuyên bố thần dược trên có thể giúp ông sống thọ 135 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, ông qua đời khi 61 tuổi và phương thuốc trường sinh của ông cũng biến mất.
Những câu chuyện về quái vật, người hùng, thuốc trường sinh… phần nào kích thích sự tò mò của du khách đến với lâu đài Frankenstein. Theo đó, không ít người đến lâu đài cổ kính này để “săn” quái vật, phù thủy, xác sống…
Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng lâu đài cổ 400 tuổi ở Đan Mạch. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh
Định mệnh chết chóc giữa Mark Twain với sao chổi
Mark Twain là nhà văn nổi tiếng người Mỹ nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến khoa học. Đặc biệt, ông có định mệnh chết chóc với sao chổi Halley. Lý do là Mark Twain và sao chổi Halley cùng đến và cùng ra đi.
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Mark Twain để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới. Những kiệt tác của ông được độc giả ở nhiều nước đón nhận và yêu thích.
Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, Mark Twainrất quan tâm đến khoa học. Ông dành không ít thời gian nghiên cứu một số vấn đề khoa học.
Mark Twain có tình bạn thân thiết với nhà khoa học Nikola Tesla. Nhà văn nổi tiếng Mỹ từng tham gia thí nghiệm của người bạn thân.
Trong số những vấn đề khoa học mà Mark Twain quan tâm có sao chổi Halley.
Sở dĩ Mark Twain say mê nghiên cứu vấn đề này được các chuyên gia suy đoán là vì cuộc đời của ông gắn liền với sao chổi Halley. Thậm chí, có người gọi mối quan hệ này là định mệnh chết chóc.
Điều này xuất phát từ việc Mark Twain sinh ngày 30/11/1835 - cùng ngày sao chổi Halley xuất hiện.
Khi còn sống, Mark Twain viết trong cuốn tự truyện xuất bản năm 1909 rằng, ông đến cùng với sao chổi Halley năm 1835 thì khi sao chổi Halley xuất hiện lần nữa cũng là lúc ông rời khỏi thế giới này.
Quả thật, Mark Twain và sao chổi Halley cùng đến và cùng ra đi.
Mark Twain qua đời sau một cơn đau tim ngày 21/4/1910, chỉ 1 ngày sau khi sao chổi Halley xuất hiện.
Mời độc giả xem video: Phát hiện chấn động chòm sao chổi không đuôi. Nguồn: VTC1.
Tâm Anh
Thiết kế bí mật trong các lâu đài thời Trung cổ Những lâu đài thường được lãng mạn hóa hoặc vì vẻ ngoài đẹp mắt của chúng hoặc vì chúng từng là nơi để dựng lại quang cảnh những trận chiến oai hùng trong vô số những bộ phim. Nhưng ít người chú ý đến những cấu trúc thiết kế tinh xảo nhằm mục đích để tấn công hoặc để phòng chống quân xâm...