Không có khối u, bệnh ung thư này vẫn khiến hơn 200.000 người chết mỗi năm
Khác với nhiều loại ung thư thường gặp, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ác tính sẽ phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương.
Ung thư máu là gì?
Hầu hết các loại ung thư máu khởi phát từ tủy xương, nơi máu được sản sinh. Ung thư máu là hiện tượng các tế bào máu phát triển và phân chia mất kiểm soát, làm rối loạn các chức năng bình thường của tế bào máu như chống lại các tác nhân xâm hại hay sản sinh tế bào máu mới.
Khác với nhiều loại ung thư thường gặp như: ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đầu cổ, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ung thư phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 300.000 ca mắc mới ung thư máu và cũng có đến 220,000 người chết vì căn bệnh này hàng năm.
Các loại ung thư máu
Có 3 loại ung thư máu chính là: Bệnh bạch cầu, u lympho, đa u tủy, cụ thể:
- Bệnh bạch cầu: là loại ung thư khởi phát trong máu và tủy xương. Căn nguyên của bệnh là do cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu không bình thường và ức chế khả năng sản sinh tế bào hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
- U lympho không Hodgkin: Loại ung thư máu phát triển từ các tế bào lympho trong hệ bạch huyết, loại tế bào có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- U lympho Hodgkin: U lympho Hodgkin cũng là một dạng ung thư máu phát triển từ các tế bào lympho trong hệ hạch bạch huyết. Điểm khác biệt của u lympho Hodgkin là sự xuất hiện của các tế bào B (một loại tế bào bạch huyết) có kích thước lớn bất thường được gọi là tế bào Reed – Sternberg.
- Đa u tủy: Loại ung thư máu khởi phát trong các tế bào ở huyết tương của máu, đó là loại tế bào sản xuất ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh nhân mắc ung thư máu
Bệnh nhân ung thư máu sẽ gặp vấn đề trong sản xuất tế bào hồng cầu mới, điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, có thể nhận biết thông qua các vấn đề sức khỏe như:
Video đang HOT
- Cảm thấy mệt mỏi, mất sức
- Thở gấp
- Hoa mắt, chóng mặt,
- Nước da nhợt nhạt
- Cơn đau ở ngực
Máu khó đông
Tiểu cầu là loại tế bào máu đóng vai trò chủ chốt trong phản ứng đông máu. Khi cơ thể bệnh nhân ung thư máu không thể sản xuất đủ lượng tiểu cầu cần thiết, máu của họ sẽ trở nên khó đông hơn. Hiểu một cách đơn giản, chỉ một vết cắt nhỏ cũng sẽ khiến tay bị ra máu nhiều hơn đáng kể so với thông thường. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu tiểu cầu do ung thư máu cũng làm gia tăng tần suất ra máu cam. Bên cạnh các triệu chứng điển hình, người bệnh còn gặp phải những vấn đề sau:
- Xuất hiện các vết thâm tím bất thường trên người
- Nướu thường xuyên ra máu
- Xuất hiện các chấm đỏ trên da từ vị trí các mạch máu bị vỡ
- Lượng máu vào kì kinh nguyệt nhiều bất thường
Các triệu chứng khác
Vì chức năng chống lại tác nhân xâm hại của các tế bào bạch cầu ở bệnh nhân ung thư máu không còn hiệu quả như người bình thường, họ sẽ thường xuyên mắc bệnh, điển hình như cảm cúm hay đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Mặc dù ung thư máu không hình thành khối u, nhưng các tế bào ung thư có thể tích tụ tại các hạch bạch huyết, amidan, gan, lá lách và khiến chúng sưng lên. Nếu mắc ung thư máu, người bệnh có thể sờ thấy các khối u nhỏ ở vùng cổ hoặc nách. Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng khác như cảm giác no giả, sụt cân không rõ nguyên do, đau nhức ở xương…
Ung thư máu được điều trị như thế nào?
Phương pháp được áp dụng để điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư máu mà bệnh nhân mắc phải. Cùng với đó còn có yếu tố tuổi của bệnh nhân, tốc độ diễn tiến của ung thư và các yếu tố liên quan đến căn nguyên bệnh. Có thể kể ra một vài phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:
Hóa trị
Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, hóa trị là phương pháp phổ biến hàng đầu để điều trị bệnh nhân mắc ung thư máu. Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt các tế bào ung thư, bằng cách sử dụng thuốc chuyên nhắm vào các tế bào có tốc độ nhân đôi nhanh hiện diện trong cơ thể. Với bệnh ung thư máu, một liệu trình hóa trị thường có sự kết hợp của nhiều loại thuốc chống ung thư khác nhau.
Mặt trái của hóa trị là thuốc điều trị cũng sẽ tấn công cả những tế bào nhân nhanh khỏe mạnh, điển hình như tế bào tủy xương, tế bào nang lông, từ đó gây tác dụng phụ không mong muốn.
Xạ trị
Xạ trị ung thư máu là dùng tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Các vị trí mà tia phóng xạ thường được tập trung vào là não bộ, lá lách hay bất kì bộ phận nào tập trung nhiều hồng cầu. Trung bình, mỗi liệu trình xạ trị sẽ được thực hiện liên tiếp 5 ngày/tuần và kéo dài nhiều tuần liền.
Cấy ghép tế bào gốc
Sau khi điều trị bằng hóa, xạ trị, các tế bào tạo máu của bệnh nhân thường bị tổn thương nghiêm trọng do tác dụng phụ. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu vào cơ thể bệnh nhân, để bù đắp lại số đã bị phá hủy trước đó. Các tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu thông qua tĩnh mạch. Qua thời gian, tế bào gốc cấy ghép sẽ dần ổn định trong tủy xương của bệnh nhân và bắt đầu thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.
Đây là loại khối u dễ chẩn đoán sai nhưng có tỷ lệ tử vong cao
Khi có những triệu chứng như đau lưng, thiếu máu, chức năng thận bất thường thì cần phải cẩn trọng với đa u tủy.
Theo trang Sohu, đa u tủy là một loại ung thư hình thành trong tế bào bạch cầu gọi là tế bào plasma. Các tế bào plasma giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách tạo ra các kháng thể nhận biết và tấn công vi trùng.
Đa u tủy làm cho các tế bào ung thư tích tụ trong tủy xương, nơi tập trung các tế bào máu khỏe mạnh. Thay vì tạo ra các kháng thể hữu ích, các tế bào ung thư tạo ra các protein bất thường có thể gây ra các biến chứng.
Ảnh: Wikipedia
Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc đa u tủy tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là xảy ra với người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Các triệu chứng xảy ra rất đa dạng và không điển hình dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn. Điều đáng nói nhất là nhiều bệnh nhân chưa bao giờ nghe tới khối u này nên không biết cách phòng ngừa.
Những triệu chứng có thể là đa u tủy
Đa u tủy là khối u máu phổ biến thứ 2 trên thế giới, chủ yếu là một bệnh ác tính gây ra bởi sự tăng sinh bất thường của các tế bào plasma vô tính. Bởi vì căn bệnh này phá hủy xương, nên người bệnh sẽ có một số triệu chứng như đau thắt lưng, đau chân hoặc bị gãy cột sống khi xoay đột ngột.
Những người cao tuổi nghĩ rằng khi cơ thể già đi thì họ không thể tránh được việc đau ở lưng và chân. Nhưng những cơn đau ở vị trí này có thể là do tăng sản xương, căng cơ thắt lưng hoặc viêm khớp.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng lặp đi lặp lại, thiếu máu, protein niệu (protein có trong nước tiểu cho thận có vấn đề) và những tổn thương thận khác. Bệnh nhân được điều trị tại các khoa tương ứng và rất ít người được điều trị tại khoa huyết học.
Ảnh: Thisdeakin
Do đó, khi bị đau nhức xương khớp, gãy xương lặp đi lặp lại, thiếu máu không rõ nguyên nhân, tăng calci máu, chức năng thận bất thường... bạn nên đến khoa huyết học để được chẩn đoán chính xác càng sớm càng tốt.
3 tiêu chí để chẩn đoán đa u tủy
- Chọc tủy xương có thể tìm thấy một số lượng lớn các tế bài plasma ác tính.
- Hầu hết các u nguyên bào tiết ra một protein M, nó có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
- Hầu hết bệnh nhân bị tủy xương có thể được chẩn đoán đúng thông qua kiểm tra xương.
Điều trị kịp thời có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân đa u tủy
Đa u tủy hiện không thể chữa được và dễ bị tái phát. Tuy nhiên, do sự phát triển của các loại thuốc và phương pháp điều trị cải tiến, thời gian sống sót trung bình đã được kéo dài từ dưới 3 năm đến 5 - 7 năm.
Ảnh: Foxnews
Về mặt điều trị, ngoài việc ghép tế bào gốc tạo máu, các chất ức chế proteasome có thể loại bỏ rất hiệu quả các u nguyên bào.
Việc điều trị sẽ được bác sĩ có chuyên môn và thẩm quyền quyết định. Ngoài tiêm thì còn có thuốc uống, việc tuân thủ nghiêm ngặt có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phan Hằng
Ung thư máu: 4 dấu hiệu cần nhớ Ung thư máu là bệnh nguy hiểm và thường các triệu chứng chỉ biểu hiện rõ ràng khi bệnh ở giai đoạn nặng. Ung thư máu là gì? Theo bác sĩ Huỳnh Văn Mẫn - Bệnh viện Huyết học và truyền máu TP.HCM, bệnh ung thư máu hay còn gọi là bạch cầu cấp, máu trắng. Đây là bệnh lý do các tế...