Không có giấy phép lái xe thì có bị tạm giữ xe?
Hành vi vi phạm không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt:
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Video đang HOT
- Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.”
Theo đó, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Căn cứ vào Điều 78 Nghị định này, bạn còn bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(Theo Pháp Luật)
Bị cảnh sát giữ bằng lái, nhiều tài xế báo mất để được làm lại
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho biết, nhiều tài xế sau khi vi phạm bị Cảnh sát giao thông giữ giấy phép lái xe đã đến các Sở Giao thông vận tải báo mất và được làm lái bằng lái mới. Vấn đề này sẽ được Tổng cục Đường bộ và Cục Cảnh sát giao thông "siết" chặt trong thời gian tới.
GPLX bằng vật liệu nhựa được bảo mật
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, trong tháng 1/2017, Tổng cục Đường bộ sẽ đề nghị Cục Cảnh sát giao thông cung cấp dữ liệu về các tài xế vi phạm giao thông bị thu giữ bằng lái, chờ xử phạt.
"Dữ liệu này sẽ được chuyển đến tất cả các Sở GTVT trong cả nước. Khi đó, tài xế vi phạm giao thông phải hoàn thành xong nghĩa vụ nộp phạt mới được nhận lại giấy phép lái xe (GPLX) chứ không thể đi làm lại GPLX khác" - ông Huyện nhấn mạnh.
Liên quan đến việc sửa đổi Thông tư 58/2015/TT-BGTVT - quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, trong đó quy định đổi GPLX ô tô và giấy phép hạng A4 bằng vật liệu giấy sang vật liệu nhựa PET, ông Huyện thông tin dự thảo Thông tư đã được hoàn chỉnh và đang ở bước rà soát cuối cùng để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ký ban hành.
"Chúng tôi đã bỏ quy định xử phạt, bỏ quy định bắt buộc phải thi lại lý thuyết nếu quá hạn đổi bằng giấy phép lái xe sang thẻ nhựa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích người dân đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa theo đúng thời hạn để thuận lợi trong sử dụng, trong quản lý" - ông Huyện cho hay.
Theo ông Huyện, quy định đổi GPLX trước đó được thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, theo Công ước quốc tế về đường bộ mà Việt Nam là thành viên. Hiện các dữ liệu GPLX bằng vật liệu PET được kết nối với cơ quan Cảnh sát giao thông để kịp thời truy cập thông tin phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm giao thông.
Một thông tin đáng chú ý khác được ông Huyện cung cấp là sắp tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ thay đổi hình thức bảo mật GPLX. Theo đó, GPLX liệu nhựa sẽ được in bảo mật ở cả hai mặt mà chi phí không tăng lên, điều này giúp người dân sử dụng thuận tiện.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Vụ xe Camry tông chết 3 người ở Hà Nội: Tài xế sợ hãi chạy về nhà... uống rượu! Tại cơ quan điều tra cũng như phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Quang Vinh đều thừa nhận, sau khi điều khiển xe ô tô Camry tông vào những người đi đường, nhận thấy các nạn nhân đã tử vong, Vinh sợ hãi, bỏ chạy về nhà, uống rượu để lấy lại bình tĩnh. Gây án xong, uống rượu để lấy lại bình tĩnh...