Không có đường tắt ở U23 Việt Nam
Màn trình diễn ấn tượng từ những cầu thủ đã định danh ở V.League một lần nữa cho thấy vai trò không thể tranh cãi của giải quốc nội trong mối quan hệ với các đội tuyển quốc gia.
Ngoại trừ trường hợp Việt Cường thay Xuân Quyết, 4 quyết định đổi người còn lại từ huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo trong chiến thắng chật vật của U23 Việt Nam trước Đài Loan (Trung Quốc) đều có điểm chung: Những người vào sân sau đều giàu kinh nghiệm V.League hơn nhóm đá chính.
Bàn thắng duy nhất của U23 Việt Nam được tạo nên bởi 2 cầu thủ đã định danh tại V.League: Nguyễn Hai Long và Lê Văn Xuân.
Điều đó không có nghĩa đội hình xuất phát của U23 Việt Nam không đủ tốt. Ông Park đã tung vào sân những quân bài chất lượng. Bên cạnh hàng thủ mang hình hài tuyển quốc gia thu nhỏ, tuyến trên của U23 Việt Nam cũng có không ít tài năng trẻ. Họ đều chứng minh năng lực qua nhiều trận đá tập, giao hữu. Có người thậm chí gây ấn tượng mạnh trước đàn anh tuyển Việt Nam như Nguyễn Hữu Thắng trong 2 trận giao hữu hồi năm ngoái.
Hơi thở V.League
Nhưng ấn tượng họ tạo ra trong những trận giao hữu càng lớn, thì sự bế tắc của họ ở giải chính thức lại càng rõ ràng.
U23 Việt Nam với Hữu Thắng là người cầm trịch đã thi đấu chật vật. Mọi thứ chỉ thay đổi khi ông Park thực hiện 5 quyền thay đổi người mà 4 trong số đó đã đưa những cầu thủ giàu kinh nghiệm V.League hơn hẳn vào sân.
Nhâm Mạnh Dũng (7 trận V.League) đã chơi tốt hơn hẳn Liễu Quang Vinh (4 trận). Trần Bảo Toàn (26 trận) mang tới sức sống cho hàng công nhiều hơn Lê Xuân Tú (0 trận). Trần Văn Công (27 trận) năng nổ hơn đồng nghiệp tại Hà Tĩnh Lý Công Hoàng Anh (24 trận). Còn Hai Long (18 trận) không chỉ trội hơn Hữu Thắng (8 trận) mà còn chứng minh vì sao anh đang được kỳ vọng trở thành Quang Hải mới tại U23 Việt Nam.
Hữu Thắng chơi tốt trong 2 trận giao hữu với tuyển Việt Nam năm ngoái, nhưng chưa thể hiện được mình ở trận chính thức của U23 Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.
Hữu Thắng chơi tốt trong 2 trận giao hữu với tuyển Việt Nam năm ngoái, nhưng chưa thể hiện được mình ở trận chính thức của U23 Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.
Video đang HOT
Chỉ chơi hơn 30 phút, Hai Long đã làm được nhiều điều hơn hẳn Hữu Thắng với hàng loạt pha bóng hay, ít nhất một cú dứt điểm nguy hiểm cùng đường kiến tạo thành bàn cho Văn Xuân. Quan trọng hơn, anh mang tới cảm giác về cầu thủ biết “chơi” với trái bóng và có thể truyền cảm hứng đó cho các đồng đội.
Đâu là khác biệt giữa Hai Long và Hữu Thắng? Khi Hữu Thắng rực sáng ở U16 và U18 Việt Nam, Hai Long còn vô danh tại Quảng Ninh. Bên cạnh năng lực cá nhân, 18 trận tại V.League 2020 là sự khác biệt lớn giữa Hai Long và Hữu Thắng, cầu thủ mới chơi 8 trận tại V.League cho CLB Viettel chủ yếu từ ghế dự bị.
U23 Việt Nam đã xuất trận với một đội hình pha trộn giữa các tài năng đã định danh V.League và nhóm cầu thủ trẻ chơi tốt ở loạt giao hữu. Nhưng khi trận đấu khép lại, phần lớn những người còn lại trên sân là những cái tên dày dạn tại V.League.
Không nhiều tuyển thủ U23 Việt Nam hiện tại tích lũy được trên 1.000 phút ở V.League, điều bình thường với lứa Quang Hải vô địch SEA Games. Đồ họa: Minh Phúc.
Cầu thủ trẻ cần được thi đấu
Vai trò rõ ràng của V.League trong thắng lợi của U23 Việt Nam cho thấy không có đường tắt trong đào tạo bóng đá trẻ.
Cầu thủ trẻ dù tài năng tới đâu cũng không thể phát triển hết tiềm năng nếu không được thi đấu, cọ xát thường xuyên. Và chẳng có sự tích lũy nào giá trị bằng các trận thực chiến khốc liệt tại giải đấu số một Việt Nam. Chúng ta vẫn thường nói lứa U23 hiện tại không chất lượng bằng lứa U19 của HAGL và lứa cầu thủ dự U20 World Cup sau này.
Nhưng chúng ta cũng quên so với U23 hiện tại, 2 lứa cầu thủ trên đã dự V.League từ rất sớm. Phần lớn lứa Công Phượng đá V.League từ năm 2015, thời điểm họ mới tròn 20 tuổi. Lứa Quang Hải còn sớm hơn khi Hải “Con” về CLB Hà Nội năm 19 tuổi, Đoàn Văn Hậu xuất trận năm 18 tuổi.
So với họ, lứa hiện tại không may mắn như thế. Chưa tới 50% thành viên U23 Việt Nam hiện tại có suất đá chính tại các CLB của họ dù phần lớn đã lên V.League được vài ba năm.
Điểm nhìn V.League cũng có thể được dùng để lý giải phong độ sa sút của tuyển Việt Nam trong những trận vòng loại World Cup gần đây. Tháng 6 là lần gần nhất, đội tuyển có chiến thắng. Thời điểm đó cách trận V.League gần nhất khoảng một tháng. Tới tháng 9 và 10, hệ thống bóng đá nội đã “đóng băng” gần nửa năm cũng là thời điểm đội tuyển liên tiếp bại trận.
Hai Long (giữa) mang tới khác biệt cho U23 Việt Nam trong hiệp 2 trận gặp Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: VFF.
Bên cạnh khác biệt trình độ ở vòng loại thứ ba, việc không còn bệ đỡ từ giải quốc nội đã tác động rất mạnh tới phong độ của tuyển Việt Nam. Các cầu thủ không còn sân chơi thường xuyên để duy trì phong độ, ban huấn luyện không có nguồn bổ sung nhân sự từ giải quốc gia.
Khác biệt của U23 Việt Nam trước và sau khi nhóm ngôi sao V.League vào sân là bằng chứng cho thấy ngay cả khi không sở hữu các tài năng dị biệt, một lứa cầu thủ vẫn có thể thành công nếu nền bóng đá có một hệ thống đủ tốt.
Chúng ta không thể hy vọng liên tục sản sinh những siêu sao như Quang Hải, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị hệ thống thi đấu để mọi cầu thủ đều có cơ hội phát huy tiềm năng. Khu vườn càng rộng, gieo trồng càng tốt thì xác suất vụ mùa bội thu càng lớn.
Đó có lẽ là lý do HLV Park Hang-seo luôn nói nhiều về việc phải tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ, là lý do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) luôn muốn tăng số trận cho các giải trẻ, tăng số đội V.League và hạng Nhất.
Một đội tuyển có nhiều cái tên được thi đấu và phát triển sẽ là đội tuyển mạnh. Không có may mắn hay đường tắt trên con đường tiến bộ ấy.
Lo cho lứa cầu thủ U23 Việt Nam
Nếu V.League 2021 bị hủy giữa chừng, cơ hội để các cầu thủ U23 Việt Nam có thể thi đấu đỉnh cao ở mùa giải năm nay coi như cũng không còn.
Sự thiệt thòi của lứa hậu Công Phượng, Quang Hải
Dàn cầu thủ sinh năm từ 1999 tới 2001 là thế hệ kế cận cho lứa Công Phượng (1995 - 1997) và Quang Hải (1997 - 1999). So với hai thế hệ đàn anh, lứa cầu thủ này thiệt thòi hơn nhưng lại gánh trên vai áp lực thành tích lớn hơn. Nếu như lứa Công Phượng để lại sự ấn tượng ngay từ khi còn chơi bóng cho U19 Việt Nam hay lứa Quang Hải tạo nên tiếng vang với tấm vé dự VCK U20 World Cup 2017 thì lứa cầu thủ hiện tại chưa tạo ra dấu ấn gì nổi bật.
Họ 2 lần bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á các năm 2017 và 2018. Ở VCK U19 châu Á, thế hệ này cũng sớm dừng bước ngay từ vòng đấu bảng.
Khi sự kỳ vọng lớn về thành tích chưa được đáp ứng thì lứa cầu thủ này cũng thiệt thòi hơn nhiều trong việc được cọ xát và thi đấu đỉnh cao. Dịch Covid-19 khiến giấc mơ thi đấu tại giải Toulon ở Pháp dành cho những đội tuyển trẻ mạnh trên thế giới của U23 Việt Nam tan vỡ cách đây 1 năm. Những kế hoạch tập huấn của U23 Việt Nam cũng vì thế chỉ được gói gọn trong các đợt tập trung ngắn ở Hà Nội. Quân xanh của U23 Việt Nam quanh quẩn cũng chỉ là ĐTQG Việt Nam. Dù VFF cố gắng tạo điều kiện cho lứa cầu thủ này được tập trung những đợt ngắn nhưng khó khăn khách quan đến từ dịch Covid-19 khiến cho lứa U23 Việt Nam hiện tại không có nhiều cơ hội cọ xát đỉnh cao.
Có rất ít cầu thủ U23 Việt Nam được trao cơ hội ra sân thi đấu tại V.League 2021 - Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Ít được thi đấu tại V.League
Một sự thiệt thòi nữa cần nhắc đến. Đó là đa phần lực lượng cầu thủ trong thế hệ 1999-2001 không được thi đấu nhiều ở V.League trong 2 năm trở lại đây. Ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi như Văn Hậu, Việt Anh, Văn Xuân (Hà Nội FC), Hai Long (Than Quảng Ninh), Quang Nho (HAGL), Xuân Tân, Văn Hiếu, Xuân Quyết (Nam Định), Văn Toản (Hải Phòng) thì đa phần các cầu thủ U23 Việt Nam ít được chơi bóng ở V.League.
So sánh với 2 lứa cầu thủ trước thì dàn cầu thủ thuộc thế hệ 1999 - 2001 ít được thi đấu tại V.League hơn hẳn. Còn nhớ ngay từ năm 2015 hay 2016, dàn cầu thủ mới chỉ 19-20 tuổi như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Duy Mạnh, Văn Toàn, Đức Huy đã được chơi bóng ở V.League với mật độ thường xuyên. Một năm sau, lứa 1997 - 1999 cũng được phủ bóng ở V.League tại các CLB như Hà Nội, B.Bình Dương, Than.QN hay SHB Đà Nẵng, XSKT Cần Thơ...
Nhưng theo thống kê của Hoàng Bách, cựu trợ lý ngôn ngữ của HLV Philippe Troussier ở U19 Việt Nam, rất ít các cầu thủ thuộc lứa 1999 - 2001 được ra sân ở V.League trong 2 mùa giải gần đây. Cụ thể, tính từ đợt tập trung của lứa này vào tháng 7/2020 tới nay, HLV Park Hang Seo đã triệu tập tổng cộng 80 cầu thủ, chưa tính Đoàn Văn Hậu. Và tại V.League 2021, 53 cầu thủ trong số đó được đăng kí thi đấu. Nhưng chỉ 3 trên 53 cá nhân ra sân đủ 12 vòng đấu đã tổ chức. Duy nhất 1 cầu thủ thi đấu đầy đủ số phút tối đa là 1.080 phút (Xuân Tân của Nam Định). Ngoài ra, chỉ 11 trên 53 cầu thủ được chơi trên 6 trận đấu tại V.League 2021.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 cũng như V.League đổi thể thức thi đấu, các CLB cũng có xu hướng an toàn hơn thay vì mạo hiểm trao cơ hội cho các gương mặt trẻ. Vô hình trung, các cầu thủ U23 Việt Nam vốn đã ít cơ hội tập huấn, cọ xát lại càng hiếm thời lượng chơi bóng chuyên nghiệp.
Có lẽ, nhiều cầu thủ trẻ mong chờ V.League 2021 tiếp tục diễn ra. Bởi như thế, trong bối cảnh các CLB chủ quản an toàn về sau này, họ mới có thể được trao cơ hội ra sân thi đấu.
Ngày này năm xưa: Bóng đá Việt Nam "đánh rơi" chức vô địch Đông Nam Á Ngày này 5 năm trước, U16 Việt Nam đã có trận chung kết U16 Đông Nam Á cực hay trước U16 Australia nhưng cuối cùng lại thất bại trên chấm luân lưu 11m. Tại giải U16 Đông Nam Á 2016, U16 Việt Nam đã thi đấu rất ấn tượng. Lứa cầu thủ sinh năm 2000 của bóng đá Việt Nam đã đánh bại...