Không có đâu thiên đường tình ái…
Góc quán chiều nay buồn hiu hắt, mưa giăng giăng như nỗi niềm câm lặng trong lòng tôi, ly cafe từng giọt đắng ngắt gợi tôi nhớ về em, về một thời quá vãng đã xa.
Ảnh minh họa
Ngày ấy em là cô sinh viên khoa văn xinh đẹp như bông hoa hàm tiếu e ấp trong sương mai, với mái tóc dài mượt mà thướt tha, đôi mắt to tròn đen láy hút hồn biết bao gã si tình. Còn tôi là chàng sinh viên lãng tử hay ôm đàn ghi ta hát trong kí túc xá những chiều mưa. Mặc dù đám nam sinh trong trường chết mê chết mệt vì vẻ đẹp đài các của em, song tôi cũng chỉ dám đứng từ xa mà ngắm nhìn và mơ mộng, ước ao được sánh bước bên em dạo quanh những con đường trải đầy hoa mimoza.
Chẳng hiểu vì duyên trời sắp đặt hay thượng đế thương tình đã se duyên mà trong buổi văn nghệ của trường năm ấy tôi may mắn được song ca cùng em bài hát: Một cõi đi về của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đây trở thành tiền đề cho những buổi gặp gỡ tập tành văn nghệ và những dịp để tôi có cớ mời em đi chơi hoặc sang phòng em. Tôi âm thầm chinh phục em bằng những sự quan tâm bình dị từ cuộc sống sinh hoạt đến học tập của em, và có lẽ chính sự chân thành, đằm thắm ấy mà em dần có tình cảm đối với tôi, một tình yêu ngây thơ, trong sáng, thánh thiện.
Theo thời gian tình cảm của chúng tôi cũng lớn dần lên theo năm tháng, mỗi góc phố, con đường, hay giảng đường đều in dấu chân hai đứa. Ở bên em tôi gỗ đá cũng trở thành ướt át, dẫu khô khan cũng trở thành thi sĩ. Tôi muốn được dìu em vượt qua tất cả những gập ghềnh, chông chênh của cuộc sống để đến thiên đường tình ái.
Ra trường trước em một năm, tôi rời thành phố mờ sương với hành trang mang theo là kỉ niệm đẹp đẽ và niềm hi vọng mà em đã thắp lên trong trái tim rạo rực yêu thương của tôi về một tương lai tốt đẹp, tương lai đó có tôi, có em trong cùng một mái nhà đầy tiếng cười đùa trẻ thơ. Tôi nhận công tác ở một trường của huyện miền núi xa xôi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Ngày ấy phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn, thêm vào đó thông tin liên lạc cũng không phong phú đa dạng như bây giờ, liên lạc chủ yếu vẫn là viết thư tay. Mỗi lần viết thư để gửi em, tôi phải vượt qua 50km đường rừng ra thị trấn, vì thế mà những lá thư viết xong rồi vẫn xếp chồng lên nhau hoặc để chờ ai đó ra thì gửi không thì một tháng đôi lần đều đặn đạp xe đi.
Những ngày đầu mới lên thật sự tôi cũng rất ngao ngán, đầy lúc tưởng chừng không thể chịu đựng nổi nhưng rồi khi nghĩ đến tình yêu của em tôi lại thấy mình như có thêm nghị lực để phấn đấu, để vượt qua tất cả.
Video đang HOT
Mỗi lá thư em gửi đem đến cho tôi biết bao niềm tin tưởng, lạc quan và hi vọng. Em động viên tôi cố gắng công tác tốt, rồi em kể về cuộc sống và học tập của em ra sao, nỗi nhớ cồn cào quặn thắt trong em dành cho tôi thế nào, tình yêu thiết tha cháy bỏng của em đối với tôi bỏng cháy nhường nào.
Nhưng nguồn động viên, động lực ấy cũng chẳng duy trì được bao lâu, những lá thư em gửi cũng dần thưa thớt và những tháng sau đó thì bặt vô âm tín. Tôi cố gắng tìm mọi cách để liên lạc với những người bạn của em mong mỏi sẽ tìm hiểu thêm được thông tin, nhưng sự chờ đợi của tôi dường như cũng rơi vào tuyệt vọng. Không có bất kì một tin tức nào về em khiến tôi như kẻ khùng điên nhớ em quay quắt trong vô vọng, trong niềm khát khao thương nhớ đến cháy lòng, trong sự bó tay cam chịu bất lực.
Những kỉ niệm yêu thương cứ ùa về trong sâu thẳm, trong khắc khoải của một tâm hồn tan nát. Tôi không tin em có thể đoạn tuyệt tình yêu đẹp đẽ đã có với tôi, cũng như tôi trong giấc ngủ hằng đêm vẫn hiển hiện bóng hình em yêu thương vỗ về. Tôi tự an ủi lòng mình rằng vì em bận học, bận làm thêm nên chưa hồi âm lại cho tôi được, rằng có thể thư em đã gửi nhưng vì thất lạc nên những lá thư ấy không đến được với tôi.
Tôi vẫn đều đặn gửi thư cho em, dù những cánh thư một đi không trở lại, dù tan nát niềm yêu nhưng trong tận cùng thương nhớ ấy tôi vẫn tin rằng em sẽ đọc và sẽ hồi âm lại cho tôi.
Ba tháng, rồi năm tháng trôi qua vẫn chẳng có một lá thư nào gửi lại, sang tháng thứ 6 thì tôi nhận được lá thư của Hoa (bạn học cùng lớp với em) thông báo cho tôi một tin sét đánh: em đã chết vì căn bệnh hiểm nghèo sau những tháng dài đằng đẵng phải nằm ở bệnh viện điều trị.
Tôi chết lặng người khi những dòng chữ ấy cứ nhảy múa trước mắt mang theo bao tang tóc thương đau.
Sự thật phũ phàng, tôi đã vĩnh viễn mất em thật sao? Nỗi đau câm lặng ấy đã bao năm rồi cứ ám ảnh, đeo đẳng tâm hồn tôi. Tôi vẫn lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời, lặng lẽ góp nhặt nỗi nhớ về em qua những kỉ niệm ngọt ngào ngày nào hai đứa bên nhau. Để giờ đây tôi vẫn lặng lẽ: “một cõi đi về”.
Theo Vietnamnet
Chồng là "của nợ"
1. Dì bảo: "Vợ chồng là duyên, là nợ nhưng như vợ chồng dì thì là của nợ".
Gần 40 năm về trước, dì lấy chồng. Lúc đó, dì là giáo viên, chú là kỹ sư cơ khí. Sau khi kết hôn, dì vẫn ở quê dạy học, chú ra Hà Nội công tác.
Minh họa: NOP
Dì không ở nhà chồng mà ở khu tập thể của trường. Thời gian chú công tác xa, thỉnh thoảng bố chồng dì đến thăm cháu. Mục đích nghe thì có vẻ tốt, nhưng thực chất ông ta lại "thèm muốn" con dâu. Biết bản chất xấu xa của cha chồng, dì kiếm đủ lý do không cho ông ta vào nhà. Ông ta nổi điên, vu cho dì có người đàn ông khác. Thậm chí, ông ta còn nói với con trai: "Chưa chắc thằng Hùng là con mày". May mắn là lúc đó chú đang rất yêu vợ nên khẳng định với bố: "Nó là con con chứ con ai, bố đừng có nghĩ bậy bạ". Rồi chú xin chuyển công tác cho dì ra Hà Nội. Vài năm sau, dì sinh thêm một con gái.
Năm 1985, gia đình đang yên ấm thì chú hứng chí xin đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô. Sang đó, chẳng biết chú có người phụ nữ nào không, chỉ biết chú không gửi bất kỳ thứ gì về cho mẹ con dì. Mười năm như vậy đằng đẵng trôi qua, dì quyết định ly hôn, chú đồng ý. Hai người chuẩn bị làm thủ tục ra tòa thì con gái dì lấy chồng, nên yêu cầu đợi con đám cưới xong, bố mẹ hãy ly hôn.
Sau lần đó, chú không đi nước ngoài nữa. Thấy vậy, dì cũng bỏ luôn ý định ly hôn. Thời gian đầu, chú cũng có trách nhiệm với gia đình, nhưng chỉ vài tháng là bắt đầu đổ đốn. Tiền chú đem ở nước ngoài về lần lượt bay ra các quán nhậu. Khi không còn tiền ra quán, chú kéo bạn bè về nhà nhậu, bắt dì phục vụ. Dì lại làm đơn ly hôn gửi ra tòa. Chú năn nỉ, hứa sẽ thay đổi. Và, chú thay đổi thật, không ở nhà bắt vợ hầu hạ nữa mà ra ngoài kiếm tiền - chú chạy xe ôm. Mỗi ngày chú đưa dì mấy chục ngàn, không nhiều nhưng có đưa là tốt rồi - dì bảo vậy. Nhưng, những ngày tháng như vậy cũng chẳng được bao lâu. Ngựa quen đường cũ, chú kết bạn với mấy tay xe ôm - cứ một buổi chạy xe, một buổi về nhà nhậu.
Lần này dì không thèm nói nữa, mà kêu thợ về nhà lắp thêm cửa, cấm chú vào phòng của dì. Từ đó, hai con người một thời đầu gối tay ấp, giờ sống chung một mái nhà mà cứ như người xa lạ, không ai nói với ai câu nào.
Mẹ mắng dì: "Mày sống như thế mà sống được sao? Ly hôn đi cho nó nhẹ nợ". Dì chua xót: "Em cũng muốn lắm. Nhưng giờ ly hôn lại phải bán nhà chia cho lão một nửa. Nếu lão lấy tiền rồi sống tử tế thì không có gì để nói, em chỉ sợ lão ăn hết rồi lại tìm đến em làm tội thôi. Cứ để vậy đi. Dù sao thì em cũng coi như lão chết rồi"...
Đúng là của nợ, không biết đến khi nào dì mới được giải thoát.
2. Chị không đẹp, gia đình cũng bình thường nhưng khi chị lấy hắn, ai nấy đều bảo: "Bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu". Mà đúng thật! Ngày cưới, nhìn đám bạn người không ra người, ngợm không ra ngợm của chồng chị, ai cũng ngao ngán lo cho cái tương lai mù mịt của chị.
Chị lấy hắn không phải vì yêu mà vì sợ... ế. Hắn chẳng có nghề nghiệp gì, ngoại hình lại xấu xí, nhìn cứ như một thằng nghiện.
Về làm dâu nhà hắn, chị phải lo từ cái tăm cho đến hạt gạo. Mấy cái tàu há mồm nhà hắn đều trông vào đồng lương còm cõi của chị. Khi có thai, chị bảo phải ăn riêng. Thế là hắn và chị dọn lên cái gác chưa đầy 6m2 để sống. Nào có được yên, thỉnh thoảng vẫn phải mua cái này, cái nọ cho gia đình chồng.
Có lẽ chán nhất vẫn là chồng chị. Hắn không những không đi làm kiếm tiền mà còn cờ bạc. Mỗi lần chị lãnh lương về, hắn đều lấy trộm để đánh bài. Thậm chí, khi có con, tiền mua sữa cho con hắn cũng không tha.
Con còn đỏ hỏn, chị ẵm thằng bé ra ngoài thuê phòng trọ ở riêng, tuyên bố: "Nếu anh đi làm kiếm tiền thì tôi cho gặp con, không thì đừng hòng". Miệng chị nói thì tai chị nghe, hắn chẳng bận tâm. Thỉnh thoảng hắn lại ghé phòng chị, vừa để giải quyết nhu cầu sinh lý, vừa chôm tiền của chị đánh bài.
Chị làm đơn ly hôn, hắn không ký. Hắn bảo: "Mày đi thì cứ đi, để lại con cho tao". Có người mẹ nào có thể bỏ con mà đi. Thế là chị đành chịu thua.
Lấy hắn sáu năm là sáu lần chị làm đơn ly hôn nhưng cuối cùng chị và hắn vẫn không thể dứt nhau ra được. Chính xác là hắn không buông tha cho chị. Chị kể, đã có lần hắn cầm dao dọa đâm khi chị đòi ly hôn. Chị bảo: "Chắc kiếp trước chị mắc nợ hắn nên giờ phải trả".
Thật ra, cũng như dì tôi, chị đã không đủ can đảm để buông bỏ, cứ kéo lê, kéo lết cái "của nợ" để khổ cả đời...
Theo VNE
Stress vì bị chồng 'bỏ đói' Mỗi lần gần gũi, tôi phải cố gắng hỗ trợ chồng nhiều hơn là chồng giúp tôi thỏa mãn. Song dù có cố gắng đến đâu mỗi lần cũng chỉ 3-5 phút là nhiều. Nhiều lúc, tôi chưa cảm thấy gì chồng đã "tiêu hết tiền". Vợ chồng tôi ngủ riêng từ khi có con gái, từ đó đến nay gần 5 năm....