Không có dấu hiệu cuộc gặp thượng đỉnh Nhật – Triều sẽ sớm diễn ra
Mặc dù trong năm nay, Triều Tiên đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với các nước láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không cho thấy dấu hiệu sẽ sớm gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Không có dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sớm gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP
Thay vì không lưu tâm tới việc bắt đầu đối thoại với Nhật Bản, Bình Nhưỡng còn chỉ trích mạnh mẽ đối thủ lâu đời của mình, với ý định thổi bùng tâm lý chủ nghĩa dân tộc trong nước và tăng cường quan hệ với Seoul.
Một nguồn thạo tin cho rằng, trong bối cảnh quan hệ Nhật-Triều được xem là xuống mức thấp chưa từng có, Tokyo “không nên kỳ vọng một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước diễn ra trong tương lai gần”.
Trong khi cải thiện quan hệ với các nước khác như Hàn Quốc và Mỹ, thời gian gần đây Triều Tiên lại gia tăng các tuyên bố chỉ trích đối với chính quyền Thủ tướng Abe, đề nghị Nhật Bản chuộc lỗi vì hành động xâm lược quân sự trong quá khứ và cai trị thực dân trên Bán đảo Triều Tiên.
Ông Stephen Nagy – Phó giáo sư cao cấp nghiên cứu chính trị tại Đại học Công giáo Quốc tế (ICU) ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) nhận xét: “Những bình luận gay gắt nhằm vào Nhật Bản là một chất keo gắn kết người dân Triều Tiên lại với nhau và thể hiện tinh thần dân tộc của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nhật Bản tượng trưng cho kinh nghiệm lịch sử, giúp hình thành nên một quốc gia Triều Tiên, sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên và bất đồng hạt nhân ngày nay”.
Ông Nagy, cũng là chuyên gia từ Quỹ châu ÁThái Bình Dương của Canada, cho biết thêm: “Đây là tất cả những gì tạo nên bản sắc của Triều Tiên ngày nay, bởi chúng đã ăn sâu và bị phóng đại qua nhiều thế hệ của người Triều Tiên. Sẽ rất khó để thay đổi quan điểm này của Bình Nhưỡng đối với Nhật Bản, cho dù hai bên đã tách bạch với nhau”.
Video đang HOT
Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Trong khi đó, một chuyên gia thuộc Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), cho rằng Triều Tiên không thể nỗ lực sớm hòa hợp với Nhật Bản, căn cứ vào việc Thủ tướng Abe tiếp tục có quan điểm cứng rắn đối với Bình Nhưỡng.
Chuyên gia này nhận xét: “Trong khi Hàn Quốc, Nga, và Trung Quốc đều có cách tiếp cận linh hoạt hơn khi can dự vấn đề Triều Tiên, thì Nhật Bản đương nhiên trở thành “một quả hạch” để Triều Tiên nghiền nát”.
Chuyên gia Malcolm Cook từ Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng, quan hệ Nhật-Triều “có thể không cải thiện chừng nào Nhật Bản duy trì toàn bộ lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên”.
Tokyo và Bình Nhưỡng còn bất đồng về vấn đề công dân Nhật Bản bị đặc vụ Triều Tiên bắt cóc trong quá khứ.
Một nhà ngoại giao một nước châu Âu ở đại sứ quán Bắc Kinh cho biết: “Tôi đang băn khoăn lý do tại sao Nhật Bản không nỗ lực giải quyết vấn đề công dân bị bắt cóc sau khi bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên. Nếu chính phủ Nhật Bản không thay đổi chính sách của mình, nước này không thể phá băng tình hình hiện nay”.
Lan Hạ
Theo baonghean/Kyodo
CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup
Trung Quốc cần phải lấy màn trình diễn của Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup để làm hình mẫu cải thiện bóng đá nước nhà, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).
Nhiều cổ động viên Trung Quốc đến Nga xem World Cup dù đội tuyển quốc gia không có cơ hội tham dự. Ảnh minh họa.
Ngoài sân vận động Ekaterinburg, mối hận thù giữa Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện ở việc cổ động viên Trung Quốc giương cao lá cờ quốc gia và hô to: "Sen-e-gal! Sen-e-gal!". Đó là bởi đội tuyển Nhật Bản sẽ thi đấu trận quan trọng tại vòng bảng gặp đại diện đến từ châu Phi.
Trận hòa 2-2 với Senegal tiếp tục mở ra cơ hội lọt vào vòng trong với cả hai đội. Nhưng đối với các cổ động viên Nhật, hai trận đấu và 4 điểm giành được, trong đó có chiến thắng trước đội bóng rất mạnh là Colombia, đã vượt qua mọi sự mong đợi.
Đối với Hàn Quốc, đại diện đến từ Đông Á gần như bị loại sau 2 trận toàn thua. Nhưng tinh thần chiến đấu của các cầu thủ Hàn Quốc là rất đáng khâm phục. Họ chỉ để thua sát nút Thụy Điển và thi đấu đến kiệt sức trong trận thua Mexico.
Có thể nói, đây là điều mà các cổ động viên Trung Quốc có mặt tại Nga và cả ở quê nhà hết sức ghen tị. Nhật Bản đã 6 lần liên tiếp tham dự World Cup, trong khi Hàn Quốc đã tham gia từ năm 1954 và liên tục góp mặt kể từ năm 1986.
Tại World Cup 2002, đồng chủ nhà Hàn Quốc thậm chí còn vươn xa đến bán kết. Đó là thách tích đáng nể mà giới tinh hoa ở Bắc Kinh không thể không chú ý.
"Các cổ động viên Trung Quốc quan tâm đến các trận đấu của Hàn Quốc và Nhật Bản vì các quốc gia này khá tương đồng với nhau", nhà báo Zhou Chao làm việc cho tờ Sina nói.
"Chúng tôi đến từ cùng một khu vực và chúng tôi rất muốn xem họ thi đấu với các đối thủ đến từ châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi để học hỏi".
Các cổ động viên Trung Quốc rất muốn đội tuyển quốc gia có màn trình diễn như Nhật Bản, Hàn Quốc ở World Cup.
Đó cũng là chiến lược mà Trung Quốc cần phải áp dụng để tìm ra những tên tuổi triển vọng trong số hơn 1,4 tỷ dân.
"Nhiều huấn luyện viên Nhật Bản đang làm việc tại Trung Quốc ở các lứa cầu thủ dưới 17, dưới 18 và dưới 20", Okada, người dẫn dắt Nhật Bản đến vòng chung kết World Cup 1998 và 2010 nói.
"Nhưng vấn đề là các đội bóng hàng đầu Trung Quốc không muốn cải thiện năng lực của các cầu thủ trẻ. Họ chỉ muốn tập trung vào đội hình chính. Tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi".
Okada có những trải nghiệm riêng khi từng là huấn luyện viên cho đội Hangzhou Greentown trong hai mùa giải kể từ năm 2012.
Những khoản đầu tư kếch xù khiến các ông chủ Trung Quốc hướng đến môi trường bóng đá châu Âu, chiêu mộ các ngôi sao thế giới. "Nhưng màn trình diễn của các &'samurai xanh" tại World Cup 2018 có thể khiến họ phải nghĩ lại để nhìn vào Nhật Bản để học tập", Okada nói.
Theo Okada, Trung Quốc cần phải gác lại những bất đồng về chính trị với Nhật Bản sang một bên. Bởi nền bóng đá châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cần phải được cải thiện, để từ đó Nhật Bản mới có thể tiếp tục vươn lên sánh vai với các thế lực ở châu Âu hay Nam Mỹ.
"Khi đó, đội tuyển Nhật Bản sẽ được chơi nhiều trận đấu ở đẳng cấp cao hơn và chúng tôi phải tiếp tục trở nên mạnh mẽ để vươn lên", Okada nói.
"Nhật Bản có thể là số một ở châu Á, nhưng đối với châu Âu hay Nam Mỹ, khoảng cách về trình độ vẫn còn rất xa. Vậy nên cả nền bóng đá châu Á phải vươn lên. Chúng tôi muốn Trung Quốc và các đội tuyển châu Á khác trở nên mạnh mẽ".
Theo Danviet
Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn vì Triều Tiên, điều gì xảy ra? Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) họp khẩn sau khi Triều Tiên phóng thử thêm một tên lửa đạn đạo, hãng tin AP cho hay. Italy đang làm chủ tịch Hội đồng và người phát ngôn của Italy cho biết, cuộc họp được triệu tập khẩn thể theo đề nghị của Nhật, Mỹ, Hàn. Sau 10 tuần tạm ngưng các...