Không có ‘đặc biệt’ cho học sinh bị kẹt do Covid-19
Trong khi Tiền Giang tạo điều kiện cho học sinh bị kẹt do Covid-19 tham gia tạm học tại chỗ thì Bến Tre vẫn xem vấn đề liên quan học sinh như người ngoài vào tỉnh.
Ngày 7.10, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, tiến sĩ Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết hiện có khoảng 150 học sinh (từ lớp 12 trở xuống) có nhà ở Tiền Giang đang kẹt lại do Covid-19 ở bên ngoài tỉnh, trong khi học sinh của các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, TP.HCM…đang kẹt lại Tiền Giang gần 200.
Ngoài tài xế, phụ xế… xe luồng xanh, những người còn lại vào tỉnh Bến Tre phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng PCR trong 72 trong giờ. Người muốn ra khỏi tỉnh phải có giấy đi đường do UBND tỉnh cấp. – BẮC BÌNH
Xử lý vấn đề này, Giám đốc Sở GT-ĐT Tiền Giang đã có công văn gửi các Sở GT-ĐT trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho các em học sinh Tiền Giang bị kẹt tại địa bàn được tham gia học tạm với các lớp học tại địa phương. Trong khi đó, gần 200 học sinh các tỉnh, thành bị kẹt tại Tiền Giang cũng đã được các trường sở tại tạo điều kiện cho học tạm đến khi phụ huynh rước theo quy định hoặc đến khi địa phương kết thúc giãn cách xã hội. Hiện toàn tỉnh Tiền Giang đang thực hiện Chỉ thị 15 để tiếp tục phòng chống dịch Covid-19.
UBND tỉnh Tiền Giang quy định người vào địa bàn Tiền Giang phải có giấy đi đường do UBND tỉnh, thành nơi xuất phát và âm tính với Covid-19 trong 72 giờ. Khi vào địa bàn Tiền Giang phải cách ly y tế theo quy định ít nhất 7 ngày. Muốn di chuyển khỏi Tiền Giang phải có giấy đi đường của UBND tỉnh Tiền Giang cấp.
Tiền Giang vẫn đang đóng chặt các “đường mòn, lối mở” trên địa bàn tỉnh. – BẮC BÌNH
Về vấn đề học sinh, bác sĩ Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở Y tế Bến Tre, cho biết Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bến Tre không có quy định dành riêng cho lứa tuổi học sinh ra vào tỉnh. Tất cả người vào Bến Tre đều phải có xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19 trong 72 giờ, có giấy đi đường của UBND cấp tỉnh nơi xuất phát cấp hoặc UBND cấp huyện trong tỉnh Bến Tre nơi người bên ngoài tỉnh muốn vào rước con, em. Ngay khi đến nơi, người ngoài tỉnh phải cách ly y tế trong 7 ngày mới được di chuyển để thực hiện các công việc khác.
Theo ông Tán, trường hợp người lớn đang ở Bến Tre đưa học sinh bị kẹt trong tỉnh Bến Tre tới các cửa ngõ vào tỉnh rồi đi bộ qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 để được người nhà đón về quê cũng không được phép.
Ngày 7.10: Cả nước 4.150 ca Covid-19, 1.402 ca khỏi | TP.HCM 1.730 ca
“Mặc dù Long An gần như sẽ tuyệt đối không để người dân di chuyển từ hướng các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp…vào địa bàn hoặc ngược lại bằng phương tiện xe máy, nhưng Sở GTVT Long An chắc chắn sẽ có ưu tiên trong tham mưu UBND cấp giấy đi đường, tạo điều kiện cho học sinh từ 18 tuổi trở xuống được trở về nhà nhập học theo nguyện vọng của gia đình. Lứa tuổi học sinh chưa được tiêm vắc xin Covid-19, trong khi năm học mới đã bắt đầu, do đó nếu xem học sinh như người trưởng thành trong vấn đề phòng, chống Covid-19 sẽ rất thiệt thòi cho các em”, ông Đặng Hoàng Tuấn khẳng định.
Trong khi đó, ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, khẳng định đối với học sinh bị kẹt do Covid-19 của Tiền Giang, Bến Tre… mà phụ huynh (hoặc người nhà) muốn rước về quê để nhập học thì chỉ cần gọi trực tiếp vào đường dây nóng của Sở GTVT Long An sẽ được giải quyết hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể.
Từ TP.HCM về quê, thai phụ vạ vật trước chốt kiểm dịch cửa ngõ Bến Tre
Trên đường về quê, thai phụ cùng con nhỏ và hàng chục người dân Bến Tre ngồi vạ vật ngay cửa ngõ vào tỉnh Bến Tre.
Từ rạng sáng đến khoảng 15 giờ hôm nay, họ đã 2 lần phải test nhanh Covid-19.
Thai phụ Nguyễn Thị Kim Tròn biểu hiện mệt mỏi tại khu vực chốt kiểm soát dịch Covid-19 cửa ngõ vào tỉnh Bến Tre. Ảnh B.B
Chiều 1.10, PV Thanh Niên ghi nhận trên QL60, đoạn thuộc khu vực cầu Rạch Miễu (hướng từ Tiền Giang qua Bến Tre), có rất nhiều người dân chờ đợi vì chưa qua được chốt kiểm soát dịch Covid-19 của tỉnh Bến Tre để về huyện quê nhà cách ly y tế tập trung theo quy định.
Thai phụ Tròn cùng nhiều người khác ngồi trong khu vực được cảnh sát hướng dẫn để chờ phía UBND H.Mỏ Cày Nam cử người lên đón về cách ly. Ảnh B.B
Liên tục phải test nhanh
Thai phụ Nguyễn Thị Kim Tròn, quê ở xã Định Thủy, H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre cho biết vợ chồng chị từ H.Bến Lức, Long An, theo đoàn người trên QL1 hướng từ TP.HCM về miền Tây lúc 4 giờ sáng 1.10.
Chiều hôm trước khi đi, cả nhà chị đã test nhanh để có giấy tờ sẵn. Khoảng 5 giờ sáng nay, họ tới địa phận Tiền Giang. Tại đây, lực lượng trực chốt và cán bộ y tế tỉnh Tiền Giang test nhanh cho cả nhà, đều có kết quả âm tính. Tỉnh Tiền Giang cho họ qua chốt về quê Bến Tre. Qua khỏi cầu Rạch Miễu khoảng 9 giờ sáng, lực lượng cảnh sát tại đây hướng dẫn cả nhà chị Tròn test nhanh, tiếp tục âm tính.
"Thế rồi họ kêu tôi ở đây chờ UBND H.Mỏ Cày Nam quê tôi lên rước về để cách ly tập trung. Nhưng đến giờ cả nhà tôi vẫn vật vã tại đây. Tôi mệt mỏi, rã rời lắm rồi. Thương đứa bé trong bụng còn có 3 tuần nữa là đến ngày sinh nở", thai phụ Nguyễn Thị Kim Tròn nói một cách mệt nhọc.
Công an tỉnh Bến Tre hướng dẫn cho người muốn vào tỉnh đến nơi test nhanh Covid-19. Điểm test nhanh tư nhân dưới chân cầu Rạch Miễu lấy giá 238.000 đồng/người/lần test. Ảnh B.B
Gia đình chị Tròn gồm chồng và bé trai khoảng 4 tuổi. Cả nhà đùm túm lên H.Bến Lức, Long An làm nghề mua bán ve chai.
Về quê có gì ăn nấy
Trong số những người đi cùng gia đình chị Tròn, có anh Nguyễn Văn Giàu (quê xã An Định, H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đang có dấu hiệu kiệt sức. "Tôi làm thợ hồ ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Thất nghiệp hơn 3 tháng qua ở nhà trọ, ai cho gì ăn nấy. Đi làm lại được hơn 1 tuần nay nhưng công trình ở quận khác nên cứ 3 ngày phải test nhanh một lần. Một lần test có khi hơn 300.000 đồng, trong khi đi làm mỗi ngày có 250.000 tiền công. Trưa hôm qua, tôi quyết định về quê có gì ăn nấy, chết cũng chịu", anh Giàu rưng rưng nước mắt nói.
Theo lực lượng trực chốt kiểm soát dịch Covid-19 cửa ngõ tỉnh Bến Tre trên QL60, từ sáng nay đã có rất nhiều người dân quê Bến Tre đổ về khu vực này. Theo chỉ đạo của cấp trên, những người về đến chốt buộc phải test nhanh Covid-19, nếu âm tính sẽ tập trung lại theo từng huyện. UBND các huyện sẽ cử đoàn đến đón người dân huyện mình về cách ly tập trung theo quy định. Nhiều người dân ở các huyện, thị đã được đón về nhưng phía UBND H.Mỏ Cày Nam vẫn chưa đến nơi nên nhóm người quê ở Mỏ Cày Nam vẫn phải chờ.
Các lối rẽ vào địa bàn tỉnh Bến Tre từ QL.60 đều đã bị khóa cứng từ lâu. Ảnh B.B
Cũng theo lực lượng trực chốt tại đây, nếu người ngoài tỉnh muốn vào Bến Tre phải có giấy đi đường của UBND huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nơi mà người ngoài muốn di chuyển vào. Người di chuyển vào chỉ cần có test nhanh Covid-19 với kết quả âm tính.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên , đến khoảng 15 giờ ngày 1.10, lực lượng trực chốt trên QL1 của tỉnh Tiền Giang vẫn yêu cầu test nhanh với kết quả âm tính và giải quyết cho hàng trăm người về từ hướng Long An.
Một người đàn ông đi bộ trên cầu Rạch Miễu hướng từ Tiền Giang qua Bến Tre được người đi đường thương tình cho nước uống và ít lộ phí. Ảnh B.B
Những người lao động từ hướng TP.HCM về quê Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp... mang theo hầu hết tài sản, vật dụng có giá trị của mình, như phích uống nước, quạt máy, mùng mền... Họ buộc các tài sản vào bất cứ chỗ nào có thể trên xe gắn máy.
Phía tỉnh Tiền Giang cử lực lượng trực giữa 2 nhịp cầu Rạch Miễu để ngăn người dân về quê quay đầu trở về từ hướng Bến Tre. Ảnh B.B
Bộ Y tế: Giãn cách hẹp nhất có thể, nới lỏng cần thực hiện từng bước Bộ Y tế đề nghị, các địa phương giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố...), nới lỏng cần thực hiện thận trọng từng bước. Ngày 15/9, Bộ Y tế có Công điện gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển...