Không có công việc nào thấp kém
Ai cũng bảo Sài Gòn rất dễ sống, nhưng cụ thể là chúng tôi đây, toàn những người có chút ít trình độ, thì lại trong hoàn cảnh khó khăn này.
Anh Ti Vi thân mến,
Tôi thấy anh thường trả lời về mặt tình cảm. Tôi lại muốn hỏi ý kiến anh về mặt tài chính, vì chúng tôi đang rất bế tắc việc tiền nong.
Tôi 56 tuổi, trước là thủ thư ở một trường cấp III. Con gái tôi 28 tuổi, rất ngăn nắp, chưa có người yêu. Hai mẹ con tôi sống với nhau ở Sài Gòn. Tôi đã nghỉ hưu, lương hưu rất thấp. Con gái tôi tốt nghiệp ngành kinh tế, nhưng cũng vừa mới nghỉ việc vì công ty giải thể. Nhà chúng tôi bề ngang chỉ 2,4m, dài 9m, trong hẻm sâu, không thể cho ai thuê, mà cũng không thể bán hàng.
Thưa anh Ti Vi, hiện chúng tôi sống nhờ vào số tiền tiết kiệm được hồi tôi và cháu còn đi làm. Chúng tôi sống rất tằn tiện và gần như không còn bạn bè, không thể du lịch, xem phim. Giải trí duy nhất của cả hai mẹ con là hai chiếc điện thoại để vào đọc tin tức trên mạng.
Chúng tôi cũng thu xếp hết mức để nhà cửa vẫn gọn gàng, ăn uống vẫn đủ chất, ngon miệng (cả hai mẹ con đều biết nấu ăn) vì chúng tôi sợ ở nhem nhuốc, ăn vạ vật thì sinh đau ốm.
Tôi vẫn bình thường, tuy không thật khỏe. Con gái tôi cũng thế. Cho nên may mắn là chưa ai đau ốm, không thì không biết lấy đâu ra tiền thuốc (mặc dù chúng tôi đều mua bảo hiểm y tế). Con gái tôi cũng đi tìm việc, nhưng ở đâu cũng thừa người. Có những nơi nhận thì lương rất thấp, thật sự không đủ tiền xăng xe; nếu đi làm như thế, thêm ăn cơm bụi và hiếu hỷ đồng nghiệp có lẽ còn tốn hơn.
Video đang HOT
Chúng tôi thật sự không biết phải làm sao. Tiền tiết kiệm thì cạn dần, mặc dù đã tiêu rất “li ti”. Ai cũng bảo Sài Gòn rất dễ sống, nhưng cụ thể là chúng tôi đây, toàn những người có chút ít trình độ, thì lại trong hoàn cảnh khó khăn này.
Theo anh thì phải làm sao? Mong anh cho ý kiến giúp. Cảm ơn anh nhiều.
V.M.H.
Chị V.M.H. thân mến,
Tôi đọc thư của chị và nhớ ngay tới một trải nghiệm của bản thân:
Hồi đầu những năm 2000, đứa cháu gái trong nhà nhận công việc ở Hà Nội. Lần đầu tiên nó xa nhà, lại là cháu cưng của đại gia đình, nên bà nội rất lo lắng, âm thầm thu xếp các việc ngoài ấy mà vẫn không để con bé có cảm giác mất độc lập. Một trong những việc bà thu xếp là nhờ kiếm được cho con bé một người chuyên nấu cơm, dọn nhà, và chỉ dẫn cháu nó cách cư xử sao cho “hợp thổ nhưỡng”.
Sau khoảng một tháng, cô cháu gái gọi cho tôi, nhờ tôi nói làm sao để chị giúp việc kia nghỉ. Lý do là: “Cô ấy giỏi quá, làm cái gì cũng tinh tươm, có lẽ gốc cô ấy phải rất khá giả. Cô ấy nấu ăn cực ngon, để nấu cho mình con thì phí lắm, nếu bán hàng ăn chắc chắn thành công”.
Tôi bảo: “Sao cháu không tự nói với cô ấy như vừa nói?”.
“Cháu nói thì cô ấy sẽ nghĩ cháu đuổi khéo”.
Và tôi gọi điện cho chị giúp việc, nói ý kiến của cháu gái tôi, rằng chị nên mạnh dạn mở hàng ăn.
Đã hơn mười năm rồi, chị ấy nay đã có một quán ăn đông khách, bán cả sáng lẫn chiều. Cháu tôi cũng đã trưởng thành, có vị trí cao ở công ty, nhưng luôn tự hào bảo: “Cháu không bao giờ sợ chết đói, vì cháu có thể giúp việc nhà rất giỏi”.
Thưa chị V.M.H.,
Vấn đề là chị và con gái chị cần phải có việc làm, để ra ngoài, để kiếm được một thứ tiền trôi chảy, từ lao động. Đừng quá tính toán tiền xăng xe, cơm hàng cháo chợ. Lạc hậu và tù túng mới là mất mát lớn nhất. Có đi làm mới có người nhận ra những tiềm năng trong ta mà ta chưa thấy, từ đó mở ra những cơ hội mới. Chưa kể con gái chị cũng cần đi làm vì ra ngoài thì mới có các “nhân tố” để làm quen.
Làm gì thưa chị? Làm gì cũng được. Đừng chê công việc gì hết. Không có lao động nào là thấp kém, chỉ có thái độ thế nào trong lao động mới bị coi là thấp kém. Nuôi bệnh, nấu ăn, thu dọn quán ăn… là những công việc ít người chịu làm, nên khi có người chịu làm mà làm giỏi, làm chăm thì ai cũng quý, cũng cần, và không bao giờ hết việc.
Nghề thủ thư trước kia của chị cũng sẽ có lúc dùng khi làm những công việc tưởng như không liên quan. Nhưng đừng để nó níu kéo khiến mình thành sĩ diện, không làm được việc gì mà ngỡ như “thấp kém” hơn.
Phải lao động, và nên lao động. Lao động cho dù không đủ sống vẫn còn có ích cho ai đó. Còn những lợi ích khác của lao động, nhưng e thư đã dài. Chúc chị và cháu có được quyết định mạnh dạn và sáng suốt để sống cởi mở hơn, “có lối thoát” hơn. Nên nhớ, sổ tiết kiệm có to đến mấy vẫn luôn là ngõ cụt, chị nhé.
Ti Vi
Em thích chung nhà với mẹ anh
Em tên Thu (1990), vào TP HCM học và làm việc đến nay 12 năm. Gia đình sống tại Hà Nam, nề nếp, gia giáo, không đạo.
Công việc của em làm văn phòng, thu nhập ổn định. Em cũng từng có 2 mối tình nhưng nhiều lý do không đi tới đâu (gần đây nhất vì tín ngưỡng tôn giáo). Em là người tử tế đúng nghĩa, không thích sự ồn ào, giả dối, thích sự giản dị, không se sua. Bản thân thẳng thắn, nhiệt tình và đặc biệt thích con trai giọng nói miền Nam.
Em dễ hòa đồng nên không sợ khoảng cách, khác biệt văn hóa vùng miền, làm dâu (em còn thích được ở chung nhà với mẹ của anh). Nấu ăn em không giỏi nhưng đủ để giữ vững bụng cho gia đình nhỏ sau này.
Em cao 1m50, hy vọng sẽ tìm được anh có chiều cao trên 1m65 (vì em hơi lo xa cho tương lai của trẻ nhỏ). Anh không có đạo, là người hiếu thảo, coi trọng gia đình, tôn trọng người khác, không gia trưởng nhưng phải có lập trường. Anh mập chút sẽ đáng yêu hơn, còn không em sẽ nuôi ăn và cùng anh mập.
Lần đầu biết đến hẹn hò qua đây nên thực sự em chưa tin lắm nhưng vẫn mạnh dạn gửi đi, biết đâu đó có duyên nợ thật trên đời (trước giờ em không tin). Qua đây mình chỉ có thể phần nào biết chút thông tin của nhau. Em hy vọng nếu những dòng chia sẻ trên phù hợp, mình có thể gặp trực tiếp để tìm hiểu nhau nhiều hơn và cũng tránh được cái gọi là "ảo" qua mạng xã hội.
Gửi đàn bà một đời chồng: Đừng sợ miệng lưỡi người đời, nếu gặp được người tốt hãy cứ yêu Chị là đàn bà một đời chồng, chị có một đứa con. Chị sợ miệng lưỡi người đời, sợ những lời dị nghị, bàn tán của thiên hạ. Vì thế chị cứ khép lòng mình lại dẫu biết anh yêu thương mình thật lòng. Là phụ nữ, ai cũng mong có một chỗ dựa. Lúc mỏi mệt, chán chường có bàn tay siết...