Không có con đường thẳng cho phát triển kinh tế
Trong chuyến thăm chính thức đến VN ngày 26.10, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Coca Cola Muhtar Kent đã thông báo gói đầu tư mới trị giá 300 triệu USD tại Việt Nam từ 2013-2015.
Như vậy, cùng với khoản đầu tư 200 triệu USD năm 2009, “đại gia” lớn nhất thế giới trong ngành công nghiệp nước giải khát đã rót nửa tỉ USD vào thị trường Việt Nam trong vòng 5 năm. Lý do, theo Chủ tịch Coca Cola, là bởi Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho thị trường đồ uống không cồn, khi sức mua hiện mới chỉ bằng 20% mặt bằng chung của thế giới.
Cam kết tài chính của Coca Cola còn là minh chứng cho niềm tin của tập đoàn vào tương lai phát triển lâu dài của Việt Nam. “Chúng tôi cảm nhận một tương lai rộng mở và đầy năng động của Việt Nam trong 10 năm tới. Hoạt động hợp tác đầu tư và kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn đầy ắp tiềm năng phía trước” – Chủ tịch Kent nhận định.
Ông chia sẻ: “Thay đổi không bao giờ là điều dễ dàng. Không có con đường thẳng cho phát triển kinh tế, mà luôn chứa đựng thăng, trầm. Điều quan trọng là chiến lược dài hạn. 20 năm trước, chắc chắn không ai dám tin vào những thành tựu phát triển và thay đổi mà kinh tế Việt Nam đã đạt được trong hơn một thập kỷ vừa qua”.
Video đang HOT
Hiện Coca Cola đang thực hiện tầm nhìn 2010-2020, nhằm tăng gấp đôi doanh số trên toàn cầu từ 100 tỉ lên 200 tỉ USD, sứ mệnh mà trước đó tập đoàn này phải mất 125 năm để thực hiện. Người tiêu dùng trên thế giới sử dụng 1,8 tỉ lần sản phẩm của Coca Cola mỗi ngày, hơn bất cứ công ty nào khác trong cùng ngành. Tại thị trường Việt Nam, Coca Cola đang có tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng ở mức 2 con số và kỳ vọng tiếp tục duy trì tốc độ này trong 3-5 năm tới.
Hệ thống Coca Cola tại Việt Nam hiện tuyển dụng khoảng 2.000 nhân viên, với 99% nguồn nhân lực địa phương. Theo ông Kent, mỗi vị trí này còn tạo thêm 10 việc làm gián tiếp tại các ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài ra, Coca Cola còn đầu tư 1,5 triệu USD cho các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam từ năm 2010, như bảo tồn nguồn nước, trợ cấp thiên tai và cung cấp nước sạch cho cộng đồng.
Chiều cùng ngày, ông Kent đã đi thị sát nhà máy và một số cửa hàng bán sản phẩm Coca Cola tại Hà Nội, để đánh giá chất lượng và tìm hiểu về phản hồi của người tiêu dùng.
Theo laodong
"Cò" bằng lái xe tung hoành - Kỳ 1: Loạn giá đổi bằng
"Cò" Liên tiếp thị dịch vụ đổi bằng lái - Ảnh H.B
Hộ kinh doanh nước giải khát, nhân viên bảo vệ, người giữ xe... đều là "cò" bằng lái xe, trong khi người có nhu cầu phải trả phí "dịch vụ" với giá cao gấp 12 - 25 lần so với quy định.
Phố Cao Bá Quát (P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) vốn là phố chuyên dán xe máy, bọc yên. Nay chỉ cần chạy xe qua đầu phố, khách đi đường đều được mời chào đổi mới bằng lái xe ô tô. Bởi lẽ tại số 16 Cao Bá Quát có một bộ phận phục vụ việc đổi mới giấy phép lái ô tô thuộc Sở Giao thông Vận tải (GTVT).
Trong vai một người đi đổi bằng lái xe sắp hết hạn, chúng tôi ghé vào quán trà đá, chưa kịp mở lời, bà chủ quán tên Liên đã kéo chúng tôi vào nhà. Bà Liên giới thiệu, dịch vụ của bà hoạt động rất uy tín. Từ mất bằng, đổi bằng mới của Sở GTVT hay của Cục đường bộ bà đều làm tuốt. Giá đổi bằng nội thành 350.000 đồng, bằng nhựa Cục đường bộ 500.000 đồng, bằng chuyển đổi ngoại tỉnh: 800.000 đồng. Mất bằng cấp lại giá 1 triệu.
"Nói có sách, mách có chứng", bà Liên lôi ra một cuốn sổ dày cộp đã kín phân nửa, ghi chi tiết tên khách hàng, kèm theo giá tiền. Từng trang sổ chi chít những địa chỉ, cái tên đổi bằng ở tỉnh xa, như anh L.T.H ở Nam Định, chị V.H.Y ở Phú Thọ, hay anh N.H.L ở Đồng Nai...
"Chỉ cần đưa 4 ảnh 3x4, photo chứng minh và bằng lái, đặt cọc ít tiền, phần còn lại cô lo hết từ A đến Z. Bằng cũ cứ cầm mà chạy, bao giờ có bằng mới, cô alô qua lấy bằng rồi trả tiền luôn một thể. Còn nếu là bằng ngoại tỉnh, phải có hồ sơ gốc, thời gian xác minh cũng lâu hơn tầm từ 40-45 ngày", bà nói, rồi dúi vào tay chúng tôi chiếc card giới thiệu dịch vụ với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại. Khách quen có thể giao bằng tận nơi.
Cách đó vài bước chân là quán cà phê Phương A., "cò" kê ghế ngồi ngay cửa, hễ thấy "đối tượng" nào mặt mũi ngơ ngác, chạy xe chầm chậm là chèo kéo liền.
Cô "cò" này còn trẻ, nhưng giải đáp thủ tục còn tường tận hơn cán bộ nhà nước: "Trường hợp bằng của anh, chị thì mất thời gian đấy. Vì hộ khẩu trong thời gian thi lấy bằng ở Nghệ An, còn nơi cấp bằng tại Hưng Yên, hộ khẩu lại ở Hà Nội nên phải chờ họ đánh công văn về 2 tỉnh trên. Sau khi các dữ liệu trùng khớp và được sự đồng ý của Hưng Yên thì mới tiến hành đổi bằng mới được. Làm bên trong, phải đúng hẹn mới được lấy. Còn làm ở ngoài, chỉ cần địa phương trả lời, thủ tục ra bằng nhanh lắm. Có khi chưa tới 20 ngày đã có bằng. Giá 700.000 đồng và phải chờ từ 45 - 60 ngày. Giá cả "mềm" lắm rồi, không bớt được đâu. Đây, không tin thì anh, chị cứ xem quyển sổ này thì biết".
Vừa nói cô vừa trưng cho chúng tôi xem danh sách khách hàng. Rồi cô kể vanh vách, nào là Hải Phòng, Vĩnh Phúc là nơi hay gây "khó dễ", thủ tục chuyển đổi lâu. Nhất là Hòa Bình, có những trường hợp nộp hồ sơ từ tháng 5 đến giờ vẫn chưa có bằng. Nhưng có khi xa tít tận TP.HCM, thủ tục chuyển đổi chỉ trong vòng 20 ngày.
Chê đắt, chúng tôi sang quán cà phê số 1 Cao Bá Quát, bà chủ quán đon đả: "Giá chị là rẻ nhất đấy. Em cứ đi hỏi, nếu đâu rẻ hơn, mang lại đây chị làm không công cho. Để chị viết tích kê, hôm nào có bằng mới phải đưa tiền".
Theo bà chủ này, nếu bằng của người Hà Nội, phí là 400.000 đồng, đợi 5 ngày. Trong khi đó, phí đổi bằng B2 ngoại tỉnh giá 650.000 đồng và phải đợi 30 - 45 ngày. Tuy nhiên, đây chưa phải là giá cuối cùng, một nhân viên photocopy ngay bên cạnh tiết lộ, đổi bằng Hà Nội 350.000 đồng, bằng ngoại tỉnh: 600.000 đồng trao tay. Muốn rẻ hơn 500.000 đồng chỉ lấy giấy hẹn...
Theo TNO
Hôm nay, Tổng Bí thư thăm chính thức Cộng hòa Singapore Hôm nay 12-9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, chuyến thăm sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14-9, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Singapore, Tổng Thư...