Không có chuyện QH họp tốn 1 tỉ đồng/ngày
Theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, thông tin “một ngày thảo luận tại hội trường tốn 1 tỷ đồng” do một đại biểu đưa ra là không có cơ sở.
Đại biểu QH tại phiên bế mạc kỳ họp chiều 29/11.
Thông tin được ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp QH chiều nay (29/11).
“Hội trường do Bộ Quốc phòng cho mượn không thu kinh phí, các chiến sĩ phục vụ hỗ trợ QH hoàn toàn. Chi phí cho ĐB về họp chỉ là tiền ăn và khách sạn mà trong điều kiện khó khăn, ĐB phải ở và họp tổ rải rác ở nhiều địa điểm”, ông Phúc nói.
Việt Nam chỉ có một bản Hiến pháp
Chủ trì cuộc họp báo, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhận được nhiều câu hỏi về bản Hiến pháp vừa được thông qua.
Ông Lưu cho biết: “Hiến pháp chỉ có ý nghĩa sửa đổi trong quá trình là dự thảo, sau khi QH thông qua, đây chính thức là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Việt Nam chỉ có một bản Hiến pháp”.
Liên quan đến quy định về đất đai trong Hiến pháp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhận định: Quy định về thu hồi đất trong Hiến pháp đã có sự sửa đổi tiến bộ hơn khi bổ sung vào mục đích phát triển kinh tế xã hội ý nghĩa “vì lợi ích quốc gia dân tộc”.
“Trên cơ sở và tinh thần điều 54 Hiến pháp, luật Đất đai đã sửa đổi để quy định chặt chẽ hơn việc thu hồi đất, gắn với thẩm quyền từng cấp là QH, Chính phủ, HĐND tỉnh…, khẳng định nguyên tắc công khai, minh bạch, được bồi thường và chỉ thu hồi trong trường hợp thật sự cần thiết”, ông Uông Chu Lưu nói.
Video đang HOT
Giải trình thêm, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang, trưởng ban soạn thảo luật Đất đai sửa đổi, cho biết: Trong quá trình chuẩn bị rất dài, gần 3 năm, luật Đất đai chuẩn đã bám rất sát các dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
“Vấn đề thu hồi đất mục đích phát triển kinh tế – xã hội rất được ĐBQH và cử tri quan tâm. Sau khi thông qua Hiến pháp, luật Đất đai đã kịp thời sửa lại điều 62, bổ sung ‘vì lợi ích quốc gia, công cộng’ vào mục đích thu hồi đất trên”, Bộ trưởng nói.
“Còn các trường hợp cụ thể thì cơ bản giữ như dự thảo. Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi đã xác định nguyên tắc chỉ những dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì nhà nước mới thu hồi đất”.
Ông Nguyễn Minh Quang lạc quan luật Đất đai sửa đổi được QH thông qua sáng nay sẽ khắc phục những vướng mắc, khó khăn và giảm tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai thời gian qua.
Thủ tướng không từ chối câu hỏi nào
Trước một số ý kiến cho rằng thời gian chất vấn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quá ngắn, không kịp trả lời hết các câu hỏi của ĐB, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhận định: Tại phiên chất vấn, Thủ tướng đã thay mặt Chính phủ báo cáo thêm về tất cả các lĩnh vực, làm rõ hơn các nội dung trả lời còn chưa đầy đủ của các bộ trưởng, trưởng ngành trước đó.
“Nhưng Thủ tướng đã hứa sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của ĐB và cử tri trực tiếp hoặc bằng văn bản, không từ chối bất cứ vấn đề gì”, ông Uông Chu Lưu khẳng định.
Với đề xuất “có thể họp đến tối muộn để trả lời hết các câu hỏi”, Phó Chủ tịch QH cho biết sẽ xem xét thảo luận khi sửa đổi luật Tổ chức QH tới đây.
Theo Xahoi
Đã có chế tài để các Bộ trưởng thực hiện lời hứa
"Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn chính là chế tài. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.
Sau 40 ngày làm việc, chiều nay 29/11, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sẽ bế mạc, trao đổi với PV Infonet sáng nay, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là kỳ họp rất thành công trên mọi phương diện.
Thưa ông, sau 40 ngày làm việc, chiều nay 29/11 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 sẽ kết thúc, ông có ý kiến đánh giá như thế nào về kỳ họp lần này?
Đây là một kỳ họp rất thành công trên mọi phương diện. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Những nội dung này rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Ngoài ra, trong quá trình giám sát tại kỳ họp này, Quốc hội được nghe Chính phủ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn của Quốc hội tại các kỳ họp thứ 3, 4 và 5 - Quốc hội khóa XIII. Đây là sự đổi mới mà từ trước tới nay Quốc hội chưa có thông lệ này. Sự đổi mới này thể hiện tinh thần nêu cao ý thức, trách nhiệm của các Bộ trưởng, các cơ quan của Chính phủ với việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội. Từ đó, đánh giá lại để có sự liên hệ giữa vấn đề gì làm được và chưa làm được, cần tiếp tục hoàn thiện.
Cũng tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII, Quốc hội tiếp tục ra Nghị quyết về chất vấn và tăng độ giám sát liên quan đến quá trình giám sát của Quốc hội về các lĩnh vực sách giáo khoa, y tế... Điều này thể hiện Quốc hội ngày càng nâng cao vị trí, vị thế và việc thực hiện quyền giám sát tối cao để giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (Ảnh: Xuân Hải)
Trong chương trình nghị sự tại kỳ họp này, Quốc hội đã rút bớt hai dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, để rút ngắn thời gian kỳ họp. Ông có thể cho biết lý do rút hai dự án luật này?
Trong quá trình chuẩn bị, do có một số nội dung của hai dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải nghiên cứu thật thấu đáo, nên Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho lùi hai dự án luật này sang kỳ họp thứ 7 sẽ thảo luận. Quốc hội đã nhất trí và sẽ bàn về hai dự án Luật này vào kỳ họp tiếp theo.
Theo ông, đâu là điểm nhấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII được các ĐBQH tâm đắc nhất?
Theo tôi, tâm đắc nhất là việc Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi năm 1992 với kết quả 97,59 %. Đây là một kết quả ấn tượng, thể hiện rõ ý chí nguyện vọng của nhân dân với ĐBQH là người đại diện, đã thực hiện đúng tâm nguyện của mọi người dân, hợp ý Đảng, lòng dân một cách rất mạnh mẽ.
Thành công của kỳ họp này đã thể hiện điều gì, thưa ông?
Theo tôi, đây là một kỳ họp cuối năm nên các ĐBQH đều rất bận rộn với nhiều công việc. Nhưng phải khẳng định rằng, các ĐBQH đã làm việc với tinh thần tập trung rất cao, đem hết tâm sức của mình để đóng góp cho sự thành công của kỳ họp và thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc. Mỗi vị ĐBQH đều đã đem hết tâm huyết, nhiệt tình của họ để thực hiện trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội đã có Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, nhưng để biến lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành thành hiện thực, cần phải có chế tài như thế nào, thưa ông?
Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn chính là chế tài. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành tại kỳ họp này sẽ được Quốc hội giám sát như thế nào?
Các Bộ trưởng và trưởng ngành đã cam kết một số vấn đề cần thực hiện và những cam kết này được đưa vào Nghị quyết, đồng thời xin ý kiến các ĐBQH để trình ra Quốc hội thông qua và thực hiện giám sát.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Xuân Hải
Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn Trao đổi với báo giới sáng nay 12.11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đã chốt danh sách các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. ảnh minh họa Trước đó, đoàn thư ký kỳ họp đã gửi văn bản xin ý kiến các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về dự kiến danh sách 5 bộ trưởng...