Không có chuyện phong tỏa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
“Thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng tất cả vẫn đang trong tầm kiểm soát” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng mong người dân bình tĩnh, yên tâm, tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ
Mức độ của dịch giờ đã khác, phải có biện pháp mạnh mẽ hơn
Trả lời báo chí về Chỉ thị của Thủ tướng áp dụng từ 0h00 ngày 28-3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chỉ đạo của Thủ tướng nhằm mục tiêu trong 2 tuần tới, phải làm sao ngăn bằng được việc lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng; mỗi người dân phải tự có ý thức để góp phần trong việc này”. Chính phủ đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người khác tại các địa điểm công cộng. “Mức độ của dịch giờ đã khác và cao hơn trước rất nhiều nên phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, trong khi các nước trên thế giới đang tăng rất nhiều ca nhiễm mới, tình hình ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Lượng người ở các nước về hiện nay rất ít vì đã dừng hầu hết chuyến bay quốc tế. Trường hợp nào nhập cảnh đều được áp dụng cách ly tập trung triệt để. “Việt Nam đã có bước đi sớm và thận trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Chính phủ đã có những chỉ đạo rất mạnh mẽ với tinh thần không được chủ quan. Nếu Việt Nam chủ quan, lơ là, tình hình hiện nay đã xấu hơn rất nhiều” – người phát ngôn của Chính phủ nói.
Chỉ dừng hoạt động không cần thiết chứ không phải tất cả
Thủ tướng yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người/phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Vậy những trường hợp tập trung đông người khác như: Phòng làm việc, các bếp ăn tập thể có trên 20 người, các chuyến xe khách, máy bay chở khách trên 20 người… thì được hiểu như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu rõ: “Chỉ đạo này áp dụng với các hoạt động không cần thiết như tụ tập đông người để hội họp, giải trí hay như tổ chức sự kiện, đi chơi đông người… Còn đối với các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính thì vẫn đi làm.
Các cơ quan hành chính ví dụ như ngân hàng là những nơi thực hiện giao dịch thì vẫn làm việc. Tuy nhiên, khi đi làm trong bối cảnh dịch phức tạp, chính các cơ quan, đoàn thể phải tự điều chỉnh. Họp hành thì cắt bớt thành phần đại biểu, chia người tham gia vào nhiều phòng họp trực tuyến khác nhau. Chính phủ khuyến cáo chia nhỏ các bộ phận, hạn chế tiếp xúc và mỗi cơ quan phải tự ý thức hơn trong việc này. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tự sắp xếp sao cho phù hợp để tránh đông hơn 20 người tập trung trong 1 phòng. Các cơ quan, đơn vị nên tích cực chuyển đổi hình thức làm việc sang trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin”.
Video đang HOT
Bộ trưởng cũng cho biết, như Văn phòng Chính phủ hiện đã cắt giảm hết các hội nghị không cần thiết, nếu tổ chức thì hầu hết áp dụng hình thức họp trực tuyến, kết nối đến tận các phòng. Với những cuộc họp như Chính phủ, Thường trực Chính phủ thì chia nhỏ thành phần tham dự ra các phòng khác nhau và chỉ mời đại biểu cần thiết. Ngay cả cuộc họp G20 với sự tham dự của nguyên thủ các nước vào tối 26-3 cũng áp dụng họp trực tuyến. Việc này nhằm nêu tiếng nói mạnh mẽ về giải pháp đoàn kết toàn cầu, chống đại dịch. Đây cũng chính là cơ hội tốt để sắp xếp và thay đổi lại cách làm việc truyền thống.
Dịch phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát
Trước thông tin “hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến các nơi khác trên toàn quốc…”, một số ý kiến đã hiểu là Hà Nội và TP.HCM gần như bị phong tỏa và người dân từ 2 thành phố này cũng như các địa phương có dịch di chuyển đến nơi khác sẽ bị cách ly 14 ngày.
Về vấn đề này Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định: “Thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Việc cần thiết bây giờ là phải siết chặt quản lý các hoạt động, tất cả dịch vụ không cần thiết phải đóng cửa. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp xăng dầu… Thủ tướng cũng yêu cầu áp dụng biện pháp hạn chế việc di chuyển, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, Thủ tướng yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chợ dân sinh nếu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thì không bị tạm dừng hoạt động. Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh và yêu cầu phòng chống, kiểm soát dịch trên địa bàn để quy định cụ thể.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng mong người dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng cũng như các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các bộ, ngành. Trong cuộc chiến chống dịch còn rất gian nan này, Chính phủ mong người dân, doanh nghiệp chung sức, đồng hành và chia sẻ cùng Chính phủ.
ĐH Đại Nam chi 2 tỷ đồng pha chế gel rửa tay sát khuẩn giúp cộng đồng phòng, chống dịch Covid-19
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, nhằm chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi dịch bệnh, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam đã phê duyệt hỗ trợ 2 tỷ đồng.
Để khoa Dược của trường chủ động pha chế gel, dung dịch rửa tay sát khuẩn theo công thức của WHO dùng để phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; trao tặng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên; các khu dân cư; các cơ quan hành chính và các trường THPT có nhu cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chia sẻ về chủ trương này của nhà trường, bà Cao Thị Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam cho biết: "Thông qua hoạt động này, Đại Nam mong muốn lan tỏa tình yêu thương và sự chia sẻ; chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19..."
Theo đó, Trường ĐH Đại Nam đã giao cho Khoa Dược pha chế gel rửa tay sát khuẩn khô với số lượng lớn. Sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt và đáp ứng các tiêu chí nền tảng về vệ sinh dịch tễ của WHO, hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Tính đến thời điểm này, Đại Nam đã pha chế, trao tặng hơn 2.000 lít gel rửa tay cho hơn 500 cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường và hàng nghìn người dân thuộc các khu dân cư, cơ quan hành chính có nhu cầu trên địa bàn TP Hà Nội.
Các đơn vị được trao tặng gel rửa tay, gồm: Văn phòng Bộ GD&ĐT; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh quận Hà Đông; Công an quận Thanh Xuân; phường Trúc Bạch; phường Phú Lãm; phường Phú Lương; phường Thanh Xuân trung; phường Mỗ Lao; báo Đời sống và pháp luật; Ban quản lý chung cư EuroLand; Công ty Cổ phần TSQ; Công ty TNHH VNTRIP OTA...
Văn phòng Bộ GD&ĐT tiếp nhận dung dịch sát khuẩn tay từ Trường ĐH Đại Nam.
Đại diện Văn phòng Bộ GD&ĐT tiếp nhận 400 chai gel sát khuẩn tay khô của ĐH Đại Nam, ông Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH đánh giá cao hoạt động đào tạo gắn liền với thực tiễn, năng lực ứng dụng cũng như trách nhiệm xã hội của ĐH Đại Nam.
"Việc kịp thời pha chế và trao tặng dung dịch sát khuẩn tay tới cộng đồng đã góp phần thể hiện năng lực cũng như trách nhiệm xã hội của nhà trường. Hy vọng trong thời gian tới, ĐH Đại Nam tiếp tục phát huy những lợi thế của mình đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục và các hoạt động vì cộng đồng...", ông Phạm Như Nghệ nói.
ĐH Đại Nam trao tặng lít gel rửa tay sát khuẩn cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Hà Đông.
Phát biểu tại buổi trao tặng gel rửa tay cho người dân quận Hà Đông, bà Lê Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Y tế quận Hà Đông gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường ĐH Đại Nam, đồng thời mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của nhà trường để công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quận đạt được hiệu quả cao nhất.
"Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và khó lường như hiện nay, đây thực sự là món quà rất thiết thực và ý nghĩa. Cảm ơn ĐH Đại Nam đã kịp thời hỗ trợ và chia sẻ với nhân dân quận Hà Đông...", bà Bình nói.
Ông Dương Ngọc Thỏa - Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương - Hà Đông - Hà Nội không giấu được sự xúc động và cảm kích trước sự quan tâm và chia sẻ của trường. "Hà Nội đang là một trong những điểm nóng của dịch Covid-19. Nhu cầu sử dụng gel rửa tay khô của người dân rất lớn. Chúng tôi sẽ thông báo đến toàn thể nhân dân trong phường và chuyển tận tay người dân món quà ý nghĩa này của nhà trường.."
ĐH Đại Nam trao tặng gel rửa tay cho nhân dân phường Phú Lương.
Đại diện phường Phú Lãm tiếp nhận gel rửa tay của ĐH Đại Nam.
Gel rửa tay được đóng chai có dung tích 250ml và 500ml, có vòi nhấn tiện lợi, dễ dàng sử dụng và đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, do khó mua chai lọ vì nguồn cung khan hiếm và để thuận lợi trong việc bảo quản, vận chuyển, tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, Trường ĐH Đại Nam sử dụng các can nhựa dùng nhiều lần để đóng gel rửa tay. Người dân có nhu cầu sử dụng có thể mang chai sạch đến để sang chiết gel và sử dụng. Trường ĐH Đại Nam đang tiếp tục pha chế dung dịch rửa tay với số lượng lớn để phát tặng miễn phí cho người dân, học sinh, sinh viên có nhu cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thi Nga
Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản chủ động phòng chống dịch COVID-19 Đa số du học sinh Việt Nam đều nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân. Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN...