Không có chuyện ‘học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ 3.2′
Ngày 2.2, mạng xã hội tại Đà Nẵng chia sẻ một văn bản cho học sinh nghỉ học để chống dịch, nhưng lại được ký từ… một năm trước đó khiến nhiều người không biết thực hư thế nào.
Văn bản cũ được chia sẻ trên mạng khiến dư luận xôn xao – A.Q
Đó là văn bản thuộc Sở GD-ĐT Đà Nẵng ký ngày 2.2.2020 về việc “Cho học sinh nghỉ học phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra”, có đóng dấu đỏ và chữ kỹ của bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng. Theo văn bản này, thì học sinh, sinh viên các cấp học bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố được nghỉ học từ ngày 3.2.2020 đến hết ngày 9.2.2020.
Khẩn: Tìm người đến quán massage, tiệm thuốc, nhà hàng có liên quan ca Covid-19
Từ sáng sớm nay, văn bản này được chia sẻ trên mạng xã hội khiến phụ huynh nháo nhào vì không đọc rõ, ngỡ tình huống bất ngờ chống dịch. Trong khi trước đó, các phụ huynh đã nhận được thông tin từ trường về lịch nghỉ học Tết Nguyên đán những ngày sắp đến. Việc chia sẻ văn bản cũ khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương diễn biến phức tạp đã gây ra những hiểu lầm không đáng có của phụ huynh.
Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho biết ngành giáo dục tại Đà Nẵng đã thông tin sớm đến phụ huynh trên các phương tiện kết nối, với nội dung ghi rõ học sinh sẽ học hết tuần này (thứ 6 hoặc 7 tùy vào lịch học của các cấp) và bắt đầu lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021. “Mạng xã hội chia sẻ thông tin cũ, đăng văn bản của 2020 về việc cho học sinh nghỉ học từ ngày 3.2 đã tạo dư luận bất ổn. Đề nghị các trường thông tin, ổn định tâm lý, tinh thần, an tâm tổ chức dạy và học”, ông Thành nói.
Một cán bộ ngành giáo dục lý giải, “sự cố” nói trên là do thói quen chia sẻ thông tin mà không đọc, không kiểm chứng, tùy tiện và thiếu trách nhiệm.
“Riêng lý do nghỉ học để chống dịch viêm đường hâp hấp cấp do chủng mới của virus Corona là đã thấy gì đó sai sai rồi, khi cả năm nay, tên gọi chính thức được sử dụng ở các văn bản hành chính, truyền thông là Covid-19. Đây không phải là tin giả, cũng không phải văn bản giả mạo, mà chính là sự hiểu lầm và thiếu kinh nghiệm khi đọc văn bản dẫn đến thông tin sai lệch”, ông Hà Phước Thành (Đà Nẵng) bình luận trên một trang mạng xã hội khi trang này chia sẻ và đính chính thông tin.
Ngậm ngùi trả 27 triệu tiền vé tàu về quê ăn Tết vì sợ Covid-19
Mảnh giấy đáng yêu trên nắp thùng rác
Để gương vỡ trong thùng rác, sợ cô lao công khi dọn dẹp sẽ bị đứt tay, lớp học 10/7 đã có cách xử lý khéo léo khiến nhiều người phải học hỏi.
Bên cạnh việc học tập, tiếp thu kiến thức thì trách nhiệm của các bạn học sinh, sinh viên khi đến lớp còn là dọn dẹp lớp học, giữ gìn vệ sinh chung.
Với các loại rác thải bình thường như vỏ bánh, vỏ kẹo, túi nilon thì chỉ cần gom lại rồi đem bỏ vào thùng rác, nhưng với những loại rác đặc biệt như: mảnh thuỷ tinh vỡ, mảnh sành, mảnh sứ, các bạn sẽ giải quyết như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp bằng bức ảnh dưới đây.
Một lớp học ở trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) vô tình làm vỡ gương và sau đó đem vứt vào thùng rác. Tuy nhiên vì sợ rằng trong quá trình dọn dẹp, cô lao công sẽ không cẩn thận bị mảnh thuỷ tinh làm đứt tay nên các bạn học sinh đã viết một tờ giấy nhớ, dán trên nắp đậy thùng rác với nội dung: "Cô ơi trong thùng rác có gương bể (vỡ), cô cẩn thận đứt tay nha cô. Lớp 10/7 xin lỗi cô ạ!"
Để mảnh vỡ trong thùng rác và sợ cô lao công khi dọn dẹp sẽ bị đứt tay, lớp 10/7 (THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) đã có cách xử lý khéo léo (Nguồn: Trà My - Group Cháo hành miễn phí)
Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng điều đó chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của các bạn học sinh tới công việc của những cô, chú lao công trong trường - một hành động tử tế mà không phải ai cũng làm được.
Trong đời sống hằng ngày, việc làm vỡ bát hay vỡ cốc là không thể tránh khỏi. Có lẽ đa số chúng ta sẽ chọn cách xử lý là mau chóng quét dọn rồi vứt vào thùng rác mà ít khi quan tâm đến những người công nhân vệ sinh môi trường. Trong quá trình làm việc, rất có thể họ sẽ bị những mảnh thuỷ tinh, mảnh sứ này làm đứt tay, chảy máu.
Nếu trong trường hợp bạn không thể để lại mẩu giấy cảnh báo, hãy dùng nhiều lớp giấy báo (hoặc băng dính) bọc các mảnh vỡ lại, sau đó cho vào túi nilon để những người lao công hạn chế tiếp xúc với chúng.
Hành động của các bạn học sinh lớp 10/7 (THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) đã nhận được rất nhiều lời khen của cộng đồng mạng, thậm chí còn thu về hàng nghìn lượt thả tim vì quá đáng yêu.
Tài khoản Q.N bình luận: "Đôi khi những điều đơn giản mà lại dễ thương hết sức vậy nè."
"Tử tế từ trong những hành động nhỏ bé nhất, chắc cô lao công khi đọc được mảnh giấy sẽ vui lắm.", Facebook T.A.A cho biết.
Lớp học "chịu chơi" nhất Việt Nam: Du lịch 3 ngày mà lên hẳn mặt trăng Sau những giờ học tập "căng như dây đàn", cùng nhau đi du lịch cả lớp có lẽ là cách vừa xả stress vừa là dịp ghi lại kỷ niệm bên nhau. Tuy nhiên, làm thế nào để một tập thể vài chục người không vắng mặt ai hay kinh phí chuyến đi phù hợp có lẽ là những điều rất đáng để...