Không có chuyện hèm rượu “giết” được virus dịch tả heo châu Phi
Đến nay, 20 con heo được dùng để kiểm chứng khả năng chữa lành bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) bằng hèm rượu ở Đồng Nai đều đã chết vì dương tính với virus. Điều này khẳng định, không có chuyện hèm rượu có tác dụng “giết” được dịch tả heo châu Phi.
Thời gian qua, thông tin một hộ chăn nuôi ở Đồng Nai cho 15 con heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi ăn hèm rượu khỏi bệnh làm dấy lên nhiều ý kiến bán tín, bán nghi. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các ngành chức năng khẳng định phương pháp này không có cơ sở khoa học lẫn thực tiễn.
Cách phòng trừ DTHCP bằng hèm rượu ở hộ bà Đỗ Thị Nhung (Đồng Nai) gây nhiều bàn tán. Ảnh: Phạm Tùng
Trước đó, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã phối hợp với Chi cục Thú y vùng 6 tiến hành kiểm tra xác minh.
Cơ quan chức năng khẳng định đàn heo 15 con của gia đình bà Đỗ Thị Nhung ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất có 1 con bị nhiễm dịch tả heo châu Phi-DTHCP. Xong, con heo bị nhiễm dịch này có hàm lượng virus rất thấp, sau đó đã tự miễn nhiễm theo cơ chế tự nhiên của động vật.
Tài liệu nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới OIE cho biết, trong tự nhiên, đã có những cá thể heo bị nhiễm DTHCP nhưng sau đó tự khỏi bệnh. Ngoài ra do lượng virus thấp nên không đủ gây lây nhiễm cho những con còn lại.
Để kiểm chứng, cuối tháng 8 vừa qua, ngành chức năng đã đưa đến chuồng nuôi của bà Nhung 20 con heo được lấy từ đàn heo bị nhiễm DTHCP. Đồng thời, cơ quan chức năng đề nghị bà Nhung cho số heo này ăn bã hèm rượu và chăm sóc như cách mà bà đã làm trước đó trên đàn heo của mình.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 9, đàn heo 20 còn này đã chết phân nửa. Đến ngày 6/9, chỉ còn lại 5 con còn sống. Đến nay, toàn bộ đàn heo đã chết sạch vì DTHCP.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Quang khẳng định dùng hèm rươụ chữa dịch bệnh trên heo là không có cơ sở.
Giải thích cụ thể hơn, ông Trần Văn Quang – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh cho biết cách dùng hèm rượu phòng chống DTHCP là không có cở sở lý luận lẫn thực tiễn.
Ngành chức năng đã khảo sát nhanh tại 3 huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom ở 18 hộ nuôi. Các hộ này trước đó cũng có sử dụng hèm để chăn nuôi heo ở các quy mô khác nhau. Tuy nhiên, heo của 18 hộ này đều có nhiễm bệnh và chết vì DTHCP.
Một công bố của Tổ chức Thú y thế giới khi khảo sát về sức đề kháng tự nhiên ở đàn heo nhà nuôi tại một số vùng tại Nam Phi với virus DTHCP cho thấy, ở điều kiện mật độ virus xâm nhiễm thấp thì, heo có xuất hiện triệu chứng bệnh lâm sàng và sau đó sẽ không còn virus. Kết quả khảo sát ở đàn heo của bà Nhung cũng cho thấy đậm độ virus nhiễm trong đàn heo thấp.
Tận dụng hèm rượu làm thức ăn nhưng vẫn triệt để áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học
“Từ những cơ sở này, chúng tôi khẳng định một lần nữa không có chuyện dùng hèm để phòng chống các loại dịch bệnh trên heo nói chung và DTHCP nói riêng”, ông Quang nhấn mạnh.
Cũng theo ông Quang, trong mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, phương thức tận dụng bã hèm rượu để nuôi heo đã có từ lâu đời, được nhiều người áp dụng. Ông Quang đánh giá đây là việc tốt chứ không ảnh hưởng gì.
Nhưng đánh đồng việc dùng hèm để phòng chống dịch bệnh trên heo và DTHCP là hoàn toàn không đúng. “Bên cạnh việc tận dụng hèm làm thức ăn cho heo, bà con nên triệt để áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để phòng chống DTHCP”, đại diệc Chi cục chăn nuôi thú ý Đồng Nai chia sẻ.
Theo Danviet
TP HCM bắt giữ lô heo bị dính tả heo châu Phi dù có giấy kiểm dịch
Một cán bộ thú y tỉnh Đồng Nai đã bị tạm đình chỉ công tác do cấp giấy kiểm dịch vận chuyển cho một lô heo bị nhiễm tả heo châu Phi
Ngày 8-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Đồng Nai, cho biết đã tạm đình chỉ công tác cán bộ thú y Ninh Văn Trường do làm sai quy định trong cấp giấy kiểm dịch.
"Tôi đã giao cho Trạm Chăn nuôi Thú y huyện Long Thành tổ chức họp kiểm điểm cán bộ thú y Ninh Văn Trường và đề xuất hình thức kỷ luật, sau đó hội đồng kỷ luật của Chi cục sẽ họp và xử lý theo quy định." - ông Quang thông tin.
TP HCM kiểm soát chặt các nguồn heo vận chuyển qua TP HCM - Ảnh: QUANG LIÊM
Trước đó, ngày 3-7, Đoàn Kiểm tra Liên ngành phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm TP HCM phát hiện ôtô biển số 84C-04754 chở 14 con heo, trong đó 2 con đã chết có dấu hiệu bệnh dịch tả heo châu Phi.
Đại diện chủ lô hàng là ông Trần Bá Trang xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh số 4519026321 do kiểm dịch viên Ninh Văn Trường - Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Đồng Nai cấp ngày 3-7 từ một hộ chăn nuôi ở ấp 7 (xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) về cơ sở giết mổ Út Mười (tỉnh Vĩnh Long).
Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP HCM đã lấy mẫu lô heo trên gửi Chi cục Thú y vùng 6 để xét nghiệm và có kết quả dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi nên đã gửi thông tin vụ việc cho cơ quan đồng cấp tỉnh Đồng Nai để kiểm tra, xác minh vụ việc.
Theo ông Trần Văn Quang, do lô heo trên xuất phát từ vùng có dịch nên theo quy định muốn cấp giấy kiểm dịch vận chuyển phải có kết quả xét nghiệm lô hàng âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi. Tuy nhiên, cán bộ thú y trên đã cấp giấy kiểm dịch vận chuyển cho lô heo mà không căn cứ vào phiếu xét nghiệm là sai quy trình.
Lô heo trên sau đó đã được cơ quan chức năng tiêu hủy theo quy định. Do lô heo có giấy tờ hợp pháp khi vận chuyển nên chủ hàng không bị phạt tiền mà chỉ phải trả tiền tiêu hủy lô heo nhiễm bệnh.
TP HCM mỗi ngày tiếp nhận khoảng 6.500 con heo sống từ các tỉnh đưa về các cơ sở trên địa bàn giết mổ và hơn 2.100 con heo sống từ các tỉnh được vận chuyển ngang qua TP HCM để đưa về các tỉnh giết mổ mang nhiều nguy cơ về dịch bệnh.
Trước đó, TP HCM phát hiện ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên vào ngày 10-6 tại phường Phú Hữu, quận 9 với 163 con mắc. Tính đến cuối tháng 6, bệnh dịch tả heo châu Phi đã lây lan ra 2 phường của quận 9 và xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, với tổng số heo bị mắc bệnh buộc tiêu hủy là 1.855 con.
Cả nước hiện đã có 62/63 tỉnh thành (trừ Ninh Thuận) có dịch tả heo châu Phi khiến hơn 2,8 triệu con heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy.
Ngọc Ánh
Theo nld.com.vn
Giá heo hơi đảo chiều, DN vẫn ồ ạt nhập 4.000 tấn thịt đông lạnh Theo thống kê của Cục Hải quan TPHCM 6 tháng qua, các doanh nghiệp ở khu vực này đã nhập khoảng 4.000 tấn thịt heo đông lạnh, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm người chăn nuôi lo lắng nhất là khi nguồn cung trong nước đang đáp ứng đủ nhu cầu, giá thịt heo lại đang...