“Không có chuyện bắt dân đóng tiền pháo hoa”
Pháo hoa đón Tết (Ảnh minh họa)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô (Đăk Nông) Ngô Xuân Lộc khẳng định không có chuyện chính quyền huyện bắt buộc người dân nghèo phải đóng tiền để tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
Ngày 16/1, trao đổi với phóng viên về việc một số báo chí thông tin Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) ký công văn huy động đóng góp của người dân nghèo với mức thấp nhất từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/hộ; các thôn buôn phải góp từ 800 ngàn đến hơn 4 triệu đồng/ thôn buôn…, ông Ngô Xuân Lộc khẳng định thông tin này “là không chính xác, chưa đúng với bản chất sự việc, gây dự luận không tốt, làm cho người dân bức xúc”.
Theo ông Ngô Xuân Lộc, trên tinh thần xã hội hóa, Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô có soạn thảo phương án vận động các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân đóng góp để tổ chức bắn pháo hoa phục vụ người nhân dịp tết Nguyên Đán Quý Tỵ năm 2013.
Phương án gửi cho các cơ quan, tổ chức và chính quyền xã góp ý kiến, chứ không có công văn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bắt buộc người dân nghèo phải đóng tiền, có thể chính quyền xã và cán bộ thôn buôn giải thích chưa rõ đã gây hiểu nhầm trong nhân dân.
Trong phương án của Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô nhấn mạnh đây là cuộc vận động đóng góp một cách tự nguyện tùy theo khả năng của mình, chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã và cán bộ công chức, lực lượng vũ trang.
Video đang HOT
Riêng hai đối tượng là người dân cận nghèo và người nghèo không phải đóng bất cứ khoản nào cả bởi đây là những đối tượng chính quyền ưu tiên hỗ trợ để mọi người đều đón Tết vui tươi và no ấm.
Theo 24h
Cuỗm tiền mua gạo của người nghèo
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai, một trong những đại lý của Công ty Hữu Ích phản ảnh vụ việc với PV Thanh Niên - Ảnh: N.L
Sau khi "dụ" các đại lý và hàng ngàn người dân nghèo vùng sâu vùng xa đóng hàng tỉ đồng mua "gạo từ thiện", Công ty cổ phần đầu tư - nghiên cứu thị trường - dịch vụ - thương mại Hữu Ích (TP.HCM) đã mất dạng.
"Phải có sổ hộ nghèo..."
Phản ảnh với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hiền (52 tuổi, ngụ tại tổ 1, thôn 5, xã Sùng Nhơn, H.Đức Linh, Bình Thuận) bức xúc: "Gia đình tôi là một hộ nghèo của xã. Đầu năm nay, nghe cán bộ Công ty cổ phần đầu tư - nghiên cứu thị trường - dịch vụ - thương mại Hữu Ích (sau đây gọi tắt là Công ty Hữu Ích - PV) xuống tận địa phương tuyên truyền bán gạo giá rẻ "Nối vòng tay yêu thương" giúp bà con nghèo, nên tôi đã tham gia làm đại lý". Theo hợp đồng mua gạo, người dân phải đóng tiền 30 ngày trước khi bắt đầu nhận gạo, với mỗi suất 100.000 đồng. Sau đó, lần lượt trong 3 tháng, họ sẽ nhận 21 kg gạo (tức là 7 kg/tháng). Tiếng là vậy, song theo bà Hiền, chỉ sau 1-2 tháng, trong khi chưa cung ứng đủ số gạo theo thỏa thuận thì Công ty Hữu Ích tự động áp "chính sách mới", đó là: thu trước (30 ngày) 200.000 đồng/suất và hứa hẹn cấp tổng cộng 28 kg trong vòng 4 tháng.
Bà Hiền than thở: "Từ tháng 5.2012, doanh nghiệp Hữu Ích viện cớ tình hình tài chính khó khăn nên đề nghị giãn thời hạn trả gạo khoảng 2 tháng. Thế nhưng, suốt hơn nửa năm qua, họ biệt vô âm tín, dù đang thiếu chúng tôi 8.678 suất gạo theo hợp đồng".
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai, hiện là Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam của huyện, chua chát trình bày: Vì tin doanh nghiệp Hữu Ích làm việc thiện giúp dân nghèo nên bà đã tự nguyện tham gia làm đại lý với tư cách cá nhân. Còn người dân, trong đó phần lớn là nạn nhân chất độc màu da cam vì tin bà và những việc từ thiện trước đây bà làm nên đã không ngần ngại đóng tiền mua gạo. Từ tháng 8 đến nay, bà Nguyệt đâm đơn tố cáo và kiện Công ty Hữu Ích khắp nơi để đòi số gạo tương đương 512.820.000 đồng mà công ty đang nợ của bà và người dân địa phương.
Phụ trách mạng lưới rất rộng với trên 100 đại lý của Hữu Ích, ông Phạm Công Quyền (TX.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng bức xúc phản ảnh, doanh nghiệp này đang "ngâm" của đại lý và người dân hơn 10.000 suất gạo theo hợp đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Dũng (đại lý ở tỉnh Bình Phước) tố cáo công ty trên có dấu hiệu lừa lấy tiền của ông và người dân địa phương gần 500 triệu đồng. Còn ông Tống Văn Bình - đại lý ở tỉnh Đắk Nông - chỉ mong sao Hữu Ích trả lại cho người dân số tiền gốc 68 triệu đồng đã đóng cho công ty nhưng chưa nhận được hột gạo nào...
Cao chạy xa bay
Lần theo địa chỉ ghi trên hợp đồng mua bán gạo, chúng tôi tìm đến số 6 Nguyễn Quang Bích, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM - trụ sở giao dịch của Công ty Hữu Ích. Thực tế, tại địa chỉ trên, chẳng còn vết tích nào của doanh nghiệp này. Một số người dân cho hay, mấy tháng nay, Hữu Ích đã không còn thuê mặt bằng ở đây và dọn đi đâu không rõ. Chúng tôi cũng nhiều lần gọi vào số điện thoại 09086158... của ông Trần Minh Thuấn, sinh năm 1987, Giám đốc Công ty Hữu Ích nhưng đều không có tín hiệu.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Xăng - Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, Công an Q.Tân Bình, TP.HCM nhận xét: "Công ty Hữu Ích đóng trên địa bàn Q. Tân Bình nhưng sự thật là nó liên kết, lập công ty con ở một số tỉnh, thành. Các ông trên công ty xuống truyền tin, kêu gọi mua gạo giá rẻ rồi giao dưới đó thu tiền. Trường hợp này tiền bạc giao dịch là nằm ở những địa phương khác nên người nào đòi nợ công ty, cần liên hệ ở dưới địa phương đó.
Được biết, trong vụ việc trên, chỉ có trường hợp duy nhất Đội Cảnh sát kinh tế Công an Q.Tân Bình phải tiếp nhận đơn tố cáo. Đó là đơn của bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (47 tuổi, trú tại thôn 1, xã Bình Trung, H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) được gửi qua đường bưu điện vào ngày 14.9.2012. Trong đơn, bà Mai yêu cầu doanh nghiệp Hữu Ích trả cho đại lý của bà và người dân địa phương số tiền hơn 607 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Xăng thông tin: Từ đơn tố cáo của bà Mai, đơn vị này đã cử người về xác minh nơi cư ngụ của ông Trần Minh Thuấn tại tổ 10, ấp Tân Chánh, xã Tân Tập, H.Cần Giuộc, Long An. Và theo phản hồi của địa phương, ông Thuấn lâu nay không thấy xuất hiện ở quê. Đặc biệt, ông Xăng cho hay, vào ngày 7.7.2012, Công ty Hữu Ích đã gửi đến Chi cục Thuế Q.Tân Bình thông báo tạm ngừng kinh doanh trong 12 tháng.
Có dấu hiệu lừa đảo
Những thông tin trên cho thấy những người liên quan tại Công ty Hữu Ích có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hành vi gian dối đối với người dân tại nhiều địa phương. Hành vi của những người trong công ty này rất nguy hiểm vì có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản số lượng lớn trên diện rộng. Chưa hết, những người có trách nhiệm trong công ty này còn thể hiện sự gian dối ở chỗ, họ đã có văn bản xin ngừng hoạt động nhưng không thông báo cho người dân liên quan biết.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người dân bị thiệt hại nên củng cố lại các biên nhận mà phía Công ty Hữu Ích (kể cả văn phòng đại diện) đã nhận tiền rồi gửi kèm theo đơn thư tố cáo đến cơ quan Công an tỉnh nơi mình sinh sống đồng thời gửi thêm đến Công an Q.Tân Bình, nơi Công ty Hữu Ích đặt trụ sở để các cơ quan này điều tra làm rõ.
Theo TNO
Kỳ 2: Những "đòn" truy thu cười ra nước mắt Phải gánh nhiều khoản đóng góp vô lý, cao ngất, người dân nghèo ở Cẩm Sơn còn khốn khổ, ấm ức với những "trò" vòi tiền, hành dân oái oăm của cán bộ xã. "Đòn lạ": muốn ký phải trình giấy tiêm phòng Chiều 10/9, đang vòng vèo từ xóm này sang xóm khác ở Cẩm Sơn (Hà Tĩnh) để tìm hiểu đời...