Không có cầu tạm, hàng ngàn hộ dân trở nên khốn đốn
Dự án cầu Mỹ Trạch, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vừa được thi công, nhưng trong quá trình thiết kế lại không có cầu tạm để phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nên cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi đây đang trở nên khốn đốn.
Cầu đường sắt Mỹ Trạch bắc qua sông Kiến Giang nằm ở vị trí giáp ranh giữa 3 xã Mỹ Thủy, Mai Thủy và Xuân Thủy. Ngoài mục đích chính là phục vụ nhu cầu vận chuyển đường sắt bắc – nam, cầu còn là nơi đi lại, giao thương cho hàng ngàn hộ dân 3 xã nói trên và những địa phương lân cận.
Theo thời gian, cầu đã biểu hiện sự xuống cấp trầm trọng. Để đảm bảo sự an toàn, tháng 5/2012, cầu Mỹ Trạch đã đầu tư xây mới với khoản kinh phí gần 40 tỉ đồng. Dự án do Tổng Công ty đường sắt Việt Nam là chủ đầu tư, thời gian thực hiện trong vòng 27 tháng. Tuy nhiên, điều đáng nói trong quá trình thiết kế lại không có cầu tạm để phục vụ việc đi lại cho bà con, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều đảo lộn.
Xây cầu mới, không có cầu tạm nên cuộc sống của hàng ngàn hộ dân đang trở nên khốn đốn
Không có cầu tạm, người dân buộc phải đi vòng hàng chục cây số xuống trung tâm huyện hoặc đi vòng lên đường Hồ Chí Minh. “Không hiểu vì sao một dự án lớn như thế này mà lại không thiết kế cầu tạm để cho người dân đi lại.”, nhiều người dân tỏ ra bất bình.
Video đang HOT
Mặc du rất nguy hiểm nhưng hàng ngày nhiều người dân vẫn liều mình đánh đổi với tử thần chạy xe và đi bộ trên lối hẹp chừng 30cm nằm ở giữa đường ray.
“Dù đã có rào chắn và biển cảnh báo nguy hiểm và chúng tôi cũng thường xuyên khuyến cáo, can ngăn nhưng không thể ngăn cản nỗi tình trạng người dân đi qua cầu. Hơn nữa, cầu thì dài 200 mét, trong khi mỗi ca trực lại chỉ có một nhân viên vừa ngăn chặn không cho người đi qua cầu vừa làm tín hiệu cho tàu qua nên chặn được đầu này thì mất đầu kia. Nhiều lúc nói cứng họ lại còn hù dọa đòi đánh đập”, một nhân viên Đội 5 thuộc Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Quảng Bình ngán ngẩm.
Dù đối mặt với tử thần nhưng do phải đi vòng quá xa nên ngày ngày bà con vẫn đi bộ và xe máy qua cầu Mỹ Trạch
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Văn Hoàn, Đội trưởng Đội thi công thuộc Công ty CP cầu Thăng Long cho hay, để đảm bảo an toàn cho người dân chúng tôi đã lắp rào chắn, đặt biển cấm và tháo dỡ một số tấm bê tông lót làm lan can hai bên cầu dành cho người đi bộ và xe 2 bánh để cắt việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, việc người dân ngày ngày vẫn qua lại trên cầu đang thi công, nguy hiểm là điều không thể tránh khỏi.
Theo Dantri
150.000 đồng mua 1 khối nước sạch!
Dù đã có nhiều dự án khảo sát đầu tư công trình nước sạch cho địa phương nhưng đến nay vẫn... biệt tăm...
Cả xã "khát" nước sạch
Là một xã có bước phát triển khá toàn diện, nơi có khu chợ Mỹ Chánh là trung tâm buôn bán của các xã phía nam huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và các xã phụ cận của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên, mấy chục năm qua, bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế thì người dân xã Hải Chánh vẫn ngày ngày phải dùng nguồn nước nhiễm phèn, nước sông để sinh hoạt...
Người dân phải đào giếng bơm rất sâu nhưng vào mùa khô vẫn không đủ nước dùng
Nằm trên tuyến QL 1A, có độ cao hơn 50m so với mực nước biển, lại kinh doanh nhà hàng ăn uống, nên mỗi ngày gia đình ông Nguyễn Thái Sơn ở thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh phải tiêu thụ hàng khối nước sạch. Tuy nhiên, mấy chục năm nay, cũng như hàng trăm hộ dân trong thôn, cứ đến mùa nắng nóng thì gia đình ông Sơn lại thiếu nước sạch để sinh hoạt. Trước tình trạng thiếu nước thường xuyên, cách đây không lâu, gia đình ông Sơn đã đầu tư trên 15 triệu đồng để nhờ thợ khoan 3 giếng nước có độ sâu gần 50m để mong có nguồn nước dùng. Nhưng hiện nay những chiếc giếng này vẫn tỏ ra... vô dụng khi không hề có nước như mong mỏi của gia đình ông. Do thiếu nước, hàng ngày gia đình ông Sơn đã phải bỏ ra số tiền không nhỏ để vào tận huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế mua nước sạch để dùng.
"Thiếu gì cũng được chứ thiếu nước sạch sinh hoạt thì cực khổ lắm. Buôn bán mà thiếu nước sạch thì khách họ không dám đến ăn. Tình trạng thiếu nước sạch diễn ra từ cả mấy chục năm rồi nhưng vẫn không có chuyển biến gì... Chúng tôi phản ánh nhiều lắm rồi nhưng cũng bất lực!", ông Sơn ngán ngẩm nói.
Không chỉ gia đình ông Sơn, ở xã Hải Chánh hiện có trên 80% số hộ đang thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng. Trong đó nhiều hộ đã đầu tư vốn để khoan và đào giếng nhưng vẫn không có hiệu quả. Do "khát" nước sạch nên hàng ngày bà con phải đi mua nước ở các xã lân cận hoặc phải vào tận huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) với giá 150 ngàn đồng/khối. Nhưng việc mua nước sinh hoạt vẫn chưa thể khẳng định đây là nguồn nước bảo đảm chất lượng vệ sinh "vì thiếu nước nên phải liều thôi. Đến đâu hay đến đó chứ giờ chẳng biết làm thế nào...", chị Phan Thị Hiền ở thôn Mỹ Chánh chua chát nói.
Chỉ vào can nước sạch vừa mới mua, chị Hiền nói thêm: "Mỗi ngày gia đình tui mua từ 2-3 khối nước với giá 1 khối 150 ngàn đồng, nhưng cũng không biết nước có đảm bảo vệ sinh không, vì tui không đi mua mà gọi điện họ chở đến. Có bữa họ chở nước gì mà nổi cả mỡ và váng phèn, tui nghi họ lấy từ sông nên nhất quyết không lấy. Gia đình tôi kinh doanh ăn uống, mỗi ngày phải mua 300 ngàn tiền nước, tính sơ qua mỗi tháng mất 9 triệu tiền nước nên buôn bán cũng chẳng có lời lãi gì".
Nguồn nước người dân xã Hải Chánh đang dùng không đảm bảo vệ sinh
Ngoài số hộ gia đình mua nước, còn lại đa phần người dân ở xã Hải Chánh phải dùng nước sông qua lọc thô sơ để dùng hàng ngày, hoặc phải chấp nhận dùng nước nhiễm phèn... Vì thế, số người mắc bệnh tiêu hóa, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa cũng rất lớn... Một nghịch lý ở đây là khi giá nước sạch (nước máy) ở thành thị chỉ bán với giá từ 7 ngàn đến 14 ngàn đồng/khối, thì ở xã Hải Chánh người dân phải mua đến 150 ngàn đồng/khối, nghĩa là cao gấp 15 lần khi mua nước máy? Dù đời sống của người dân nơi đây có phần khấm khá nhưng với ngần ấy tiền bỏ ra để chỉ mua nước dùng hàng ngày thì quả thật khó mà chịu đựng nổi!
Mỏi mòn đợi... nước sạch!
Việc thiếu nước sạch sinh hoạt vào mùa khô của xã Hải Chánh đã diễn ra đã mấy chục năm nay nhưng các ngành chức năng liên quan vẫn chưa có giải pháp cụ thể để giúp người dân. Được biết, qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của huyện, tỉnh và Quốc hội, người dân Hải Chánh đều đề cập đến vấn đề thiếu nước sạch, các đại biểu cũng đã ghi nhận và hứa sẽ trình lên cấp trên giải quyết, rồi nhiều dự án cũng đã đến khảo sát đầu tư...nhưng đến nay vẫn biệt tăm!
Anh Bùi Văn Sinh ở thôn Câu Nhi cho biết, việc thiếu nước sạch ở đây quá trầm trọng, nhưng do lâu năm quá nên bà con xem đó thành thói quen. "Dân bọn tôi chỉ biết chấp nhận sống chung với tình trạng này thôi. Mong ước có nước sạch dùng thì ai cũng mong ước nhưng có thành hiện thực hay không thì cũng chưa biết thế nào. Trước mắt cứ yên tâm bỏ tiền mua nước mà dùng còn nếu không mua được thì múc nước sông mà uống chứ biết làm sao. Chúng tôi chờ đợi quá lâu rồi mà có được gì đâu...!", anh Sinh nói trong chua chát.
Do thiếu nước nên bà con phải mua nước sạch dùng
Ông Hồ Đình Thái, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh cho biết, nhiều năm qua xã đã có tờ trình trình lên cấp trên để xin kinh phí xây dựng hệ thống nước sạch. Năm 2009, dự án JiBic khảo sát, đến năm 2010 có dự án của Ý vào khảo sát để hỗ trợ xây dựng hệ thống nước sạch cho Hải Chánh và đã có quyết định đầu tư của UBND tỉnh Quảng trị, tuy nhiên đến nay mọi thứ vẫn không thấy đâu! Dân vẫn phải dài cổ chờ đợi trong mỏi mòn...
Theo ANTD
Chủ động phương tiện giao thông dịp 2/9 Dịp Quốc khánh 2/9 năm nay thời gian nghỉ lễ ngắn, lại diễn ra vào chủ nhật, nên nhu cầu đi lại của người dân được các nhà ga, bến xe dự báo không tăng đột biến. Dự kiến, lượng khách từ Hà Nội đi các địa phương có thể tăng vào chiều ngày 31/8 và sáng ngày 1/9. Bến xe Giáp Bát...