Không có biển báo vẫn bị xử lý lỗi khi đi sai làn: Đúng hay sai?
Qua ngã ba không có biển báo và đi không đúng làn liệu có bị CSGT xử phạt không?
Theo lá đơn phản ánh của anh Trần Tuấn Linh (SN 1975) ở Thanh Xuân, Hà Nội đến tòa soạn điện tử Báo ANTĐ, chiều ngày 19-3, anh Linh điều khiển xe ô tô 5 chỗ ngồi từ khu đô thị Việt Hưng rẽ trái ra đường Nguyễn Văn Linh. Chiếc xe của anh Linh đi ở làn đường thứ 2 tính từ dải phân cách cứng giữa đường xuôi về hướng cầu Vĩnh Tuy. Đi được khoảng 300 mét, anh Linh bị tổ công tác của Đội CSGT số 5 ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra và xử phạt tạm giữ giấy phép lái xe về lỗi đi sai làn đường. Anh Linh cho rằng bản thân không phạm lỗi vì xe đi từ ngã ba Việt Hưng-Nguyễn Văn Linh và tại đây không có biển báo phân làn. Cũng trong đơn, anh Linh viết: “Sau khi được CSGT giải thích, tôi đã ký vào biên bản vi phạm nhưng vẫn băn khoăn không biết bản thân có vi phạm Luật Giao thông hay không; có được ghi ý kiến cá nhân vào biên bản xử lý vi phạm không?”.
Để làm rõ những thắc mắc của độc giả, chiều 23-3, PV Báo ANTĐ đã làm việc với Trung tá Nguyễn Văn Tòng – Đội trưởng Đội CSGT số 5. Theo Trung tá Tòng, vào 17h30 phút ngày 19-3, anh Trần Tuấn Linh điều khiển xe ô tô BKS 30M-7029 trên đường Nguyễn Văn Linh có vi phạm làn đường. Cụ thể anh Linh điều khiển xe đi làn thứ 2 tính từ dải phân cách cứng ở giữa đường. Làn đường này dành cho xe tải, xe khách. Tổ công tác của Đội CSGT số 5 đã giải thích, lập biên bản đúng lỗi đồng thời tạm giữ giấy phép lái xe của anh Linh theo quy định. Trong biên bản vi phạm hành chính, anh Linh cũng đã ký thừa nhận vi phạm của mình.
Người tham gia giao thông cần đi đúng làn để phòng tránh tai nạn
Video đang HOT
Trước ý kiến của anh Linh cho rằng bản thân không đi sai làn khi điều khiển xe từ trong khu đô thị Việt Hưng ra đường Nguyễn Văn Linh vì tại ngã ba này không có biển báo hướng dẫn. Trung tá Tòng cho biết: Tại đầu đường Nguyễn Văn Linh đã có biển báo quy định cụ thể về tốc độ, làn đường dành cho từng loại phương tiện. Trong Luật Giao thông đã quy định rất rõ, các làn đường dành cho từng phương tiện cụ thể. Dù tại ngã ba này không có biển báo nhắc lại nhưng khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bất cứ ai cũng phải thuộc và chấp hành Luật Giao thông. Hơn nữa, tổ công tác đứng dưới ngã ba Việt Hưng-Nguyễn Văn Linh vài trăm mét nên không thể biết anh Linh có đi từ trong Việt Hưng ra hay không. Và cho dù có đi từ trong ngã ba này ra thì quyết định xử phạt lỗi vi phạm trên của tổ công tác vẫn hoàn toàn đúng.
Cũng theo Trung tá Tòng, trong biên bản vi phạm hành chính có 1 có một dòng ghi “Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm” để dành cho người vi phạm xác nhận lỗi, ký vào đó. “Ngoài việc để cho người vi phạm xác nhận lỗi, chúng tôi cũng rất mong nhận được những đóng góp và cả phản ánh của người tham gia giao thông đối với những bất cập giao thông để đề xuất kiến nghị các cơ quan chức năng khắc phục. Cụ thể tại ngã ba này chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Sở GTVT cắm biển báo hướng dẫn để thuận tiện cho người dân và cả CSGT khi xử lý nhưng chưa được Sở GTVT triển khai” – Trung tá Tòng thẳng thắn.
Đại diện Đội CSGT số 5 cũng lưu ý, người tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm Luật Giao thông không để xảy ra những vụ TNGT đáng tiếc.
Theo ANTD
Vụ hai cháu bé chết đuối: Dân "tố" đơn vị thi công
Người dân và đại diện chính quyền cơ sở đều khẳng định, đơn vị thi công tuyến đường 11 là liên danh LICOGI và CAPTRACO không chỉ "quên" đảm bảo ANTT mà còn thông tin sai sự thật.
Bà Thanh khẳng định công trường không có biển báo nguy hiểm hay hàng rào cấm
Một ngày sau khi ông Vũ Tuấn Dương - đại diện đơn vị thi công khẳng định không dùng máy xúc để đào sâu đoạn mương vừa xảy ra vụ chết đuối thương tâm và việc không có biển báo nguy hiểm tại công trường là do bị kẻ gian lấy cắp thì trưa 20-3, hàng chục người dân trú tại đội 7, thôn 10, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã có mặt tại hiện trường để tiếp tục bày tỏ những bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Thanh, người đến đây lập nghiệp từ khi thôn 10 còn là Nông trường 1A (thuộc Tổng cục hậu cần) cho biết: "Khi dự án khởi công, ngày nào tôi cũng đưa con đi học qua công trường, cả hai đầu làm gì có hàng rào, biển báo nguy hiểm. Lũ trẻ con vào đá bóng cứ đi tuồn tuột như vào bãi đất không". Theo lời bà Thanh, khu vực này trước đây là đất ruộng. Tuy nhiên là nền đất cao, luôn thiếu nước chứ không phải là đầm lầy như báo cáo của đơn vị thi công.
Vết máy xúc vẫn còn nguyên tại khu vực xảy ra vụ tai nạn
Anh Hoàng Duy Tốt (hàng xóm nhà cháu Quân Anh) cũng cho rằng: "Đơn vị thi công cố tình thông tin sai với báo chí nhằm trốn tránh trách nhiệm". Bởi theo người dân địa phương, gia đình anh Tốt thường xuyên phơi sắn tại khu vực này. Nếu có lực lượng bảo vệ hay biển cấm thì không ai có thể đi vào công trường. Về thông tin đơn vị thi công đã dùng điện chiếu sáng để đảm bảo ANTT vào ban đêm, anh Tốt khẳng định: "Đó là đèn thắp sáng của một hộ dân nuôi cá tại hố chứa nước trong công trình. Thực tế tuyến đường đã làm gì có điện. Họ (gia đình nuôi cá) phải mắc nhờ nguồn điện từ một trạm biến áp của thôn".
Trao đổi với ANTĐ, ông Vũ Văn Đơn - Trưởng thôn 10, xã Thạch Hòa cũng cho biết: "Gần tết tôi hay đi qua công trường để vào Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc nên nếu có bảo vệ hay điện chiếu sáng thì tôi phải biết chứ. Còn hàng rào bằng củi thì đã được dựng từ lâu nhưng để chắn đoạn đường bị máy xúc khoét sâu, hoàn toàn không cấm người ra vào".
Người dân dùng sào tre đo độ sâu đoạn mương
Theo ghi nhận của PV ANTĐ, ngoài một góc đồi chè bị xới tung thì tại khu vực xảy ra vụ tai nạn làm chết 2 cháu Đỗ Công Vinh và Lê Quân Anh vẫn còn xuất hiện nhiều vết "răng" máy xúc. Một số người dân đã dùng sào tre để đo độ sâu đoạn mương này. Đoạn mương nước rộng hơn 1m nhưng sâu ngập đầu người. Trong khi đó, ông Mai Duy Hùng - Trưởng CAX Thạch Hòa, huyện Thạch Thất cho biết chưa ghi nhận bất kỳ vụ mất cắp tài sản nào tại công trình xây dựng tuyến đường 11. "Do đây là tuyến đường nội bộ nên đơn vị thi công chỉ chú trọng bảo vệ máy móc, tài sản còn việc lập hàng rào, biển cấm, biển báo nguy hiểm thì gần như không có" - ông Mai Duy Hùng thông tin.
Theo ANTD
Tái khởi động "chiến dịch" xóa quảng cáo rao vặt "Chiến dịch" này do Sở VH-TT&DL Hà Nội phối hợp cùng Sở Thông tin - Truyền thông tổ chức với mục đích kiểm tra, thống kê, và xử lý triệt để đối với các số điện thoại của người làm dịch vụ quảng cáo không đúng với quy định, viết vẽ, gắn quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật...