Không có bến xe chui tại tòa nhà Hapulico Complex
Ông Ngô Quốc Doanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư BĐS Hapulico khẳng định: “Việc cho xe ô tô ra vào, thu phí tại tòa nhà Hapulico Complex đúng với quy định của UBND TP. Hà Nội và đúng trong giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp”.
Gần đây có một số thông tin phản ánh việc Ban quản lý tòa nhà Hapulico Complex (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) lập “bến xe chui” trong khuôn viên tòa nhà, thu phí của lái xe… chúng tôi đã tìm hiểu thực hư vấn đề này.
Đường nội bộ trong tòa nhà Hapulico Complex có cả biển cấm dắt chó đi dạo- khá lạ ở Hà Nội
Trao đổi với p.v, ông Doanh cho hay: “Bãi đỗ xe phục vụ vận chuyển dược phẩm trong khu vực nội bộ của trung tâm thương mại (không liên quan khu dân cư) được thể hiện trong giấy phép xây dựng. Đồng thời, việc thu phí thực hiện đúng theo quy định của UBND TP. Hà Nội nên không thể cố tình nói đó là bến xe. Tất cả các phương tiện vận chuyển chỉ được nhận vận chuyển hàng hóa là: dược phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế. Nghiêm cấm tuyệt đối việc tiếp nhận vận chuyển các loại hàng hóa không thuộc danh mục trên ngay trong khu vực đỗ xe của Trung tâm”.
Theo giấy phép xây dựng do ông Nguyễn Khắc Thọ – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội ký ngày 05/5/2009 cho thấy công trình số 1 của tòa nhà Hapulico Complex là Khu hỗn hợp văn phòng, thương mại, dịch vụ và căn hộ của tòa nhà Hapulico Complex. Phía bên dưới có khu tập kết và vận chuyển hàng hóa của Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hapulico, chỉ thực hiện phục vụ hoạt động riêng cho các hoạt động kinh doanh thương mại của khu Hapulico.
Cũng theo giấy phép xây dựng này, tòa nhà Hapulico Complex có tất cả 7 cổng ra vào, tất cả những cổng này đều nối liền với các đường Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng, Ngụy Như Kon Tum nên phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân.
Giấy phép xây dựng
Ông Doanh cho biết thêm, Ban quản lý tòa nhà còn ra công văn số 328/TB-CTY ký ngày 30/11/2015 quy định, tất cả các phương tiện tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa tại Trung tâm không được trưng biển hiệu thể hiện của bến, bãi xe tập trung. Xe đến đây chỉ được chở hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh của khu văn phòng, thương mại, dịch vụ.
Video đang HOT
Về thông tin mỗi tháng một chủ xe phải đóng cho Ban quản lý tòa nhà khoảng 2 triệu đồng, chưa kể phí ra vào là 25.000 đồng/ lượt, ông Ngô Quốc Doanh cho biết, thực hiện theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký ngày 20/8/2014.
“Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh ở tòa nhà, chúng tôi đã thực hiện thu phí chỉ bằng một nửa so với quy định của UBND TP. Hà Nội. Chúng tôi còn phải bố trí cả một đội ngũ an ninh của công ty có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các chủ phương tiện, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa mang vào dự án ngay từ ngoài cổng” – ông Doanh nói.
Anh Trần Nguyên Đức- một cư dân sinh sống tại tòa nhà Hapulico Complex- nhận xét: Tôi mua nhà về đây ngay từ những ngày đầu dự án hoàn thành. Cho đến giờ phút này rất hài lòng về công tác quản lý chung của ban quản lý. Các anh có thể nhìn thấy, ngay cả đường nội bộ còn có biển cấm người ngoài vào tập thể dục, hay dắt chó đi dạo… lực lượng bảo vệ thường trực khá đông đảo, ở nhiều vị trí để đảm bảo giao thông nội bộ. Về khu vực đỗ xe hàng của trung tâm thương mại, tôi cho rằng đó là điều đương nhiên, vì người ta kinh doanh thì phải có xe ra, xe vào chở hàng. Hơn nữa, khu trung tâm thương mại tách biệt với khu dân cư nên hầu như không ảnh hưởng gì.
Chị Trần Thị Sửu- một hộ kinh doanh tại trung tâm thương mại Hapulico Complex- cho chúng tôi biết: Tôi có một xe tải nhỏ, thường xuyên chở hàng hóa đến quầy tại đây. Tôi hoàn toàn đồng ý với mức thu hỗ trợ của ban quản lý Hapulico Complex . Rõ ràng phải có chi phí cho lực lượng bảo vệ, gác cổng, nhân viên quét dọn… đâu có phục vụ không công được? Còn toàn bộ các xe ở đây chỉ phục vụ các quầy hàng, không phải là xe chợ, nên không thể gọi là bến xe chui.
Theo_An ninh thủ đô
Đập bàn, đập thớt 'đuổi'... thịt heo sạch
Mỗi khi có khách ghé quầy bán thịt heo sạch VietGAP là một số tiểu thương nói xiên nói xỏ, đập bàn đập thớt.
Việc bán thịt heo đạt chứng nhận an toàn VietGAP (nuôi theo không sử dụng chất cấm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi đến người tiêu dùng) đang gặp rất nhiều khó khăn.
Muốn bán heo VietGAP phải... bỏ chữ "sạch"
Từ tháng 10-2015, Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (huyện Củ Chi, TP.HCM) đã đưa ra thị trường hai sạp chuyên bán thịt heo sạch VietGAP tại chợ Hòa Bình (quận 5). Tuy nhiên, bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc công ty, than thở đang phải chịu sức ép rất lớn của các tiểu thương bán thịt heo tại chợ này.
Theo bà Thắm, cùng với sự giúp sức của Sở NN&PTNT TP.HCM cũng như các cơ quan chức năng, người dân mới biết thịt heo sạch VietGAP bán tại chợ Hòa Bình. Thời gian đầu mới ra mắt thịt VietGAP, lượng người mua khá cao.
Thậm chí có ngày không ít người dân từ các quận, huyện xa cũng tới chợ thật sớm mới có thể mua được loại thịt heo này. Giá bán lẻ thịt heo VietGAP bằng với giá thịt heo thông thường.
"Ban đầu công ty có treo một băng rôn quảng bá gắn trên hai quầy, cộng với bảng hiệu và bảng giá được treo rõ ràng cho người tiêu dùng dễ nhận diện. Đáng tiếc là được vài ngày thì tiểu thương ở các quầy thịt bên cạnh phản ứng, yêu cầu công ty phải tháo băng rôn, bảng hiệu phải làm nhỏ lại và không có chữ thịt heo sạch VietGAP. Khi công ty không chịu thì các quầy thịt khác cũng treo bảng hiệu "thịt sạch". Chưa hết, có tiểu thương còn giới thiệu quầy mình cũng bán thịt heo VietGAP"- bà Thắm nói.
Bà Thắm cho biết thêm: Chính kiểu lập lờ thông tin như trên dẫn đến chuyện khách hàng mua thịt thường, đến khi đi tới quầy bán thịt VietGAP của công ty mới biết mình mua nhầm, quay sang giận dỗi, trách móc.
"Một số tiểu thương làm đủ cách để gây áp lực. Ví dụ, mỗi khi có khách ghé quầy thịt của công ty là một số người nói xiên nói xỏ, đập bàn đập thớt. Thậm chí có người sáng sớm lén rải bột hàn the lên mặt bàn trong quầy thịt của công ty" - bà Thắm nói.
Sau đó, Ban Quản lý chợ Hòa Bình nói công ty phải nhường các tiểu thương một bước. "Cuối cùng, ban quản lý chợ tự bỏ tiền làm lại bảng hiệu, bảng giá nhỏ lại như các quầy thịt khác và bảng hiệu chỉ ghi "quầy thịt heo VietGAP", bỏ chữ "sạch". Các quầy thịt khác cũng phải tháo dỡ bảng hiệu có chữ "thịt sạch"" - bà Thắm cho hay.
Sau khi bị tiểu thương phản ứng, quầy thịt heo VietGAP phải tháo băng rôn, bỏ chữ "thịt sạch"... Ảnh: QUANG HUY
"Treo băng rôn thịt sạch là không được"
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc trái khoáy trên, ông Bùi Mạnh Chung, Trưởng ban Quản lý chợ Hòa Bình, giải thích lúc đầu Công ty An Hạ có treo băng rôn cao, kéo dài trên hai sạp.
Sau đó tiểu thương phản ứng vì cho rằng các quầy thịt của họ cũng được kiểm soát từ trang trại đến lò giết mổ, ra chợ và đều được kiểm dịch thú y. Do vậy nếu quầy của Công ty An Hạ ghi "thịt sạch" sẽ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về nguồn gốc thịt của các quầy khác.
"Chợ Hòa Bình hiện có hơn 100 quầy thịt đều của những đơn vị cung cấp uy tín tại TP.HCM như Công ty Vissan, Hợp tác xã quận 5 và một số cá nhân khác. Ban quản lý chợ đã làm việc với Công ty An Hạ, sau đó làm lại bảng hiệu, bảng giá có kích thước như các quầy thịt khác trong chợ" - ông Bùi Mạnh Chung cho hay.
Trong khi đó, một tiểu thương bán thịt tại chợ này lý giải họ phản ứng vì các quầy thịt trong chợ có kích thước bảng biệu, bảng giá đều giống nhau. Trong khi đó quầy thịt heo VietGAP lớn hơn, lại có băng rôn ghi thịt sạch là không công bằng.
"Phân biệt như vậy là cạnh tranh không công bằng, khiến người tiêu dùng hiểu nhầm. Thịt công ty kia là thịt sạch, vậy thịt tôi bán là thịt bẩn sao? Thịt heo của chúng tôi cũng lấy từ những đơn vị cung cấp uy tín, có nguồn gốc, có kiểm dịch vệ sinh an toàn đầy đủ" - một tiểu thương nói.
Loại bỏ thịt bẩn
Bà Nguyễn Hồng Thắm cho hay ngoài chợ Hòa Bình, hiện công ty có quầy thịt heo VietGAP ở chợ Bà Điểm (Hóc Môn), chợ Tân Định (quận 1). Tuy nhiên, công ty đang tính thuê mặt bằng ở phía mặt ngoài chợ Tân Định để bán vì ngại tiểu thương lại phản ứng.
"Dù chi phí tăng do thuê mặt bằng ở ngoài cao hơn trong chợ nhưng chúng tôi có thể đăng bảng hiệu quảng bá thịt heo VietGAP thoải mái, qua đó để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. May mắn là hiện nay nhiều người tiêu dùng đã biết đến thịt heo VietGAP nên lượng hàng bán cũng ổn định" - bà Thắm thông tin.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, cho rằng dù gặp không ít khó khăn khi triển khai nhưng đến nay đã liên kết các khâu thành chuỗi liên kết thịt heo an toàn VietGAP. Sở sẽ phối hợp với ban quản lý các chợ để triển khai đưa thịt heo VietGAP vào các lồng chợ.
Cũng theo ông Trung, thời gian tới các đơn vị trực thuộc Sở sẽ tăng cường kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Từ đó nhằm từng bước loại bỏ thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn ra khỏi thị trường.
Nhiều điểm bán sản phẩm an toàn Để người dân tiếp cận với nguồn thực phẩm an toàn cũng như khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, Sở NN&PTNT TP.HCM đã công bố danh sách 127 đơn vị sản xuất, kinh doanh an toàn. Cụ thể, có 93 đơn vị sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả an toàn. Tiêu biểu như hệ thống các siêu thị Co.opmart, Metro Cash & Carry, Big C, Lotte Mart, Maximark... Bên cạnh đó, có 11 điểm kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, trứng an toàn đã được cấp giấy chứng nhận. Trong đó bao gồm hệ thống các siêu thị trên và các điểm bán hàng của Vissan, Ba Huân, Công ty An Hạ...
Theo_PLO
Cắt ngọn tòa nhà 8B Lê Trực chậm nhất ngày 21/11 Công ty CP may Lê Trực hứa thực hiện việc tháo dỡ phần tum tòa nhà 8B Lê Trực chậm nhất vào ngày 21/11, sau đó sẽ tiếp tục phá dỡ các tầng sai phạm. Chiều 17/11, thông tin từ UBND TP Hà Nội cho biết, trong tuần này thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo đôn đốc xử lý dứt điểm vi...