Không có bằng thạc sĩ, không được chọn làm chồng?
Hạnh phúc hôn nhân không nằm ở những cái mác như vợ hay chồng có học đến thạc sĩ không, thạc sĩ trong hay ngoài nước.
Nhiều phụ nữ ở tuổi như tôi đã có con bồng con bế. Tôi may mắn hơn chúng bạn vì được du học nước ngoài, được đi đây đí đó. Nhưng mấy ai biết rằng tôi chỉ mong có được hạnh phúc gia đình giản đơn như họ?
Tôi sinh ra trong gia đình khá giả, ba là giáo sư một trường đai học lớn, mẹ cũng rất tài giỏi. Nhưng khổ thay, chính vì vậy mà ba mẹđè lên đôi vai tôi nhiều điều, muốn tôi phải thế này thế khác. Tôi như một con robot chỉ cần chạy theo chương trình ba mẹ lập trình sẵn. Nhưng cuộc sống không êm đềm như vậy…
Tôi gặp anh. Chúng tôi phải lòng nhau và yêu nhau say đắm. Song tình cảm này bị gia đình tôi ngăn cản chỉ vì anh ấy chưa có bằng thạc sĩ! Thật lòng mà nói, lẽ nào xã hội chuộng bằng cấp đến thế ư? Đến lấy vợ cũng cần có bằng cấp nữa ư?
Tôi muốn hỏi ba mẹ rằng bằng cấp thật sự có mang lại hạnh phúc cho con không? Thật đau lòng khi ba mẹ là người học rộng hiểu nhiều nhưng cái cốt lõi hạnh phúc thật sự là gì thì ba me lại lờ qua. Những lần tâm sự cùng mẹ, tôi mong mỏi có được sự đồng cảm nhưng tiếc thay, những điều mẹ quan tâm chỉ là gia đình người yêu tôi thế nào, học vấn ra sao, tốt nghiệp trường nào, làm ở đâu… Chưa bao giờ một lần mẹ hỏi tôi rằng anh ấy thương tôi như thế nào, tính tình ra sao…
Học thức và vật chất có đủ làm cho tôi hạnh phúc không? Tôi cũng tốt nghiệp ở nước ngoài, tuy không phải xuất sắc nhưng với năng lực của mình, tôi có thể chăm lo cho mình về mặt vật chất. Cái tôi cần là sự đồng cảm, yêu thương. Chẳng may cái đó lại không phải là tiêu chí của ba mẹ.
Thuyết phục ba mẹ không được, tôi quay sang thuyết phục ban trai: “Anh ơi, vì em, hãy đi học anh nhé!”. Nhưng bạn trai tôi nhất định không chịu. Anh buồn bã và nói với tôi rằng “Anh mong em là cô gái bình thường…”.
Nếu tôi có một xuất thân bình thường có lẽ tôi và anh đã có những đứa con xinh xắn. Xã hội quá chuộng bằng cấp. Tôi từng nghĩ, nếu có thể mua được chúng tôi sẽ mua cho anh 1 tấm bằng thạc sĩ chỉ để anh có thể làm con rể của ba mẹ tôi.
Video đang HOT
Mong những bậc làm cha mẹ hãy nghĩ đến hạnh phúc của con cái mình hơn là thỏa mãn sĩ diện của bản thân. Cha mẹ sẽ nở mặt vì có con dâu xinh đẹp, vì rể học giỏi tài cao; sẽ được chúc tụng “xứng lứa vừa đôi, xứng sui, xứng gia…”. Nhưng hạnh phúc của con mình không phải nằm ở những cái “mác” hàng hiệu đó.
Tôi chỉ cần có chồng và con bên cạnh, còn chồng là thạc sĩ gì mà chẳng được, bằng trong nước ngoài nước thì đã sao?
Tôi là đứa con ngoan đến nhu nhược. Nhưng bây giờ tôi thật sự muốn nổi loạn, muốn làm những điều mà trước đây tôi chưa hề nghĩ tới…
Theo VNE
"Thạc sĩ không bằng cử nhân có chuyên môn"
"Sau một thời gian nhận thạc sĩ vào công ty làm, tôi nhận thấy hiệu quả làm việc của những người này không cao, kỹ năng hoạt động theo đội, nhóm quá yếu nên tôi đành phải cho nghỉ việc", Phó giám đốc một công ty phần mềm tin học chia sẻ.
Đánh giá nhân lực qua hiệu quả công việc
Không quá chú trọng về bằng cấp, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân đánh giá, trả lương nhân viên theo hiệu quả công việc.
Ông Trần Phúc Hồng, Phó giám đốc công ty TMA Solutions (chuyên về phần mềm tin học và dịch vụ) cho biết, để đánh giá một người làm việc có tốt hay không, phải nhìn vào năng suất, hiệu quả làm việc của người đó chứ không phải dựa vào những bằng cấp được trưng ra.
Khi lựa chọn ứng viên để phỏng vấn, công ty xem xét hồ sơ và bằng cấp để thấy sự khác biệt giữa mỗi người để quyết định sẽ chọn ai, bỏ ai. Nhưng công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc người được tuyển dụng phải làm được việc.
"Hiện tại, chúng tôi dựa vào kết quả công việc, năng lực bản thân, tinh thần và thái độ làm việc sẽ quyết định đến mức lương và khả năng thăng tiến của mỗi người chứ không còn chịu sự chi phối của bằng cấp", ông Hồng nói.
Ông Hồng cũng cho biết thêm, trước đây, công ty cũng có một vài người có bằng thạc sĩ đến xin việc làm. "Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy hiệu quả làm việc của những người này không cao, kỹ năng hoạt động theo đội, nhóm quá yếu nên chúng tôi đành phải cho nghỉ việc", ông Hồng kể.
Hiện tại công ty đang có khoảng 100 thạc sĩ và tiến sĩ trong tổng số 1.500 kỹ sư. Trong đó, lao động có trình độ thạc sĩ trở lên chỉ ưu tiên đối với một số vị trí như trưởng phòng, trưởng nhóm kỹ thuật.
Nhiều công ty tư nhân chọn trả lương cho nhân viên theo năng lực chứ không theo bằng cấp, Ảnh website Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Dương, Phó Giám đốc Công ty sản xuất bao bì xuất khẩu ở khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) cho biết, công ty của chị không đề cao chuyện bằng cấp của nhân viên mà cần năng lực và hiệu quả thực sự khi làm việc.
Ví dụ như vị trí trợ lý giám đốc của công ty chị Dương, có người trình độ thạc sĩ nhưng lại thiếu nhanh nhẹn, hoạt bát, giao tiếp tốt. Trong khi yêu cầu của công việc rất đề cao những kỹ năng "mềm" đó, do vậy, vị trí trợ lý Giám đốc hiện tại thuộc về một bạn gái trình độ đại học.
Theo chị Dương đi làm việc ở công ty tư nhân, bên cạnh yếu tố kiến thức, ngoại hình, tác phong, khả năng phối hợp nhóm, hòa đồng...cũng rất quan trọng. Bằng cấp đôi khi không giải quyết được hết những yêu cầu trên.
Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa công ty coi thường bằng cấp, có những vị trí công ty luôn ưu tiên bằng cấp khi tuyển dụng. Ví dụ, vị trí trợ lý giám đốc của công ty yêu cầu có trình độ đại học trở lên.
"Hiện tại, vị trí làm việc cao nhất của chúng tôi chỉ yêu cầu có bằng đại học, nếu được thạc sĩ cũng tốt nhưng chế độ ưu tiên không có gì hơn, quan trọng làm được việc hay không thôi", chị Dương nói.
Cần chuyên môn hơn bằng thạc sĩ
Ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, trên thực tế, nhiều cơ quan nhà nước hiện nay ít có nhu cầu nhận lao động từ trình độ thạc sĩ trở lên, trừ các đơn vị là trường học, viện nghiên cứu...Thậm chí một số cơ quan nhà nước chỉ tuyển dụng lao động có trình độ theo đúng nhu cầu thực tiễn của đơn vị mình, nên tình trạng từ chối thạc sĩ để nhận cử nhân đại học hay cao đẳng không phải là hiếm.
Ông Tuấn cũng cho biết, hiện tại, chưa có quy định gì về việc ưu tiên cho lao động có bằng thạc sĩ trở lên, ngoài việc khi được ký hợp đồng lao động, mức lương khởi điểm của bằng thạc sĩ sẽ cao hơn bằng đại học một bậc theo đúng quy định về hệ số lương của nhà nước.
"Việc tăng lương, thăng chức như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Dù anh có bằng thạc sĩ nhưng không làm được việc thì cũng không thể bằng một anh đại học có năng lực chuyên môn cao".
Anh Bùi Quang Phúc, quản lý một website tìm kiếm việc làm chia sẻ, hiện nay, nhu cầu của các nhà tuyển dụng đối với người có bằng thạc sĩ là rất thấp. Chủ yếu tập trung vào các ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, máy móc kỹ thuật...nhưng số lượng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ở các nước khác, người ta chú trọng vào đào tạo thạc sĩ cho các ngành tự nhiên, kỹ thuật thì chúng ta lại thiên về các ngành xã hội nhiều hơn, trong khi nhu cầu ở những lĩnh vực này gần như đã bão hòa.
PGS-TS Đỗ Quang Huy, Trưởng phòng tổ chức cán bộ trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho hay, trường có gần 300 tiến sĩ, khoảng 170 thạc sĩ. Năm 2012, nhu cầu tuyển dụng thạc sĩ vào trường không nhiều. Bởi việc tuyển dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào vị trí công việc, trong khi đó nhiều vị trí công việc trong trường cũng gần như đủ.
Trong năm tới, trường đang xem xét tuyển dụng theo hướng mới, ở mỗi vị trí công việc cần bao nhiều người và tuyển bấy nhiêu chứ không tuyển theo chỉ tiêu trước.
Theo Đức Nguyễn- Minh Nghĩa (Khampha.vn)
Đi học thạc sĩ vì... không xin được việc Nhiều bạn trẻ có bằng cử nhân thú nhận, ra trường không xin được việc làm nên họ đã nộp hồ sơ đi học thạc sĩ để nâng cao bằng cấp, dễ dàng xin việc hơn trong tương lai. Học thạc sĩ theo "phong trào" Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chuyên ngành Tâm lý với tấm bằng xuất sắc, Nguyễn...