Không có âm đạo, cô gái vẫn mang thai thần kỳ
Trương Khiết đau bụng dữ dội và không có kinh, gia đình đưa tới bệnh viện thăm khám. Tại bệnh viện, các bác sĩ kiểm tra toàn diện và ngạc nhiên khi phát hiện Trương Khiết không có âm đạo. May mắn, cuối cùng cô mang thai thành công.
Theo thông tin đăng tải, cô Trương Khiết, 23 tuổi, người Hàm Ninh, Hồ Bắc, Trung Quốc mắc phải chứng bệnh lạ, không có âm đạo.
Năm lên 14 tuổi, Trương Khiết chậm có kinh nguyệt. Lúc đầu gia đình còn tưởng cô dậy thì muộn, vì vậy không chú ý tới nhiều. Thế nhưng sau đó một thời gian, Trương Khiết đau bụng dữ dội vẫn không có kinh, gia đình nghi ngờ có sự bất thường liền đưa tới bệnh viện thăm khám.
Tại bệnh viện Vũ Hán, các bác sĩ kiểm tra toàn diện và ngạc nhiên khi phát hiện Trương Khiết không có âm đạo.
Cũng bởi vì không có âm đạo, khi kinh nguyệt xảy đến, không thể tống ra ngoài, dẫn đến đau bụng dữ dội.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Sau thời gian hội chẩn, các bác sĩ phụ khoa và sản khoa quyết định thực hiện ca phẫu thuật tạo ra âm đạo nhân tạo cho Trương Khiết, kết nối tử cung và cổ tử cung.
Ca phẫu thuật thành công, cuối cùng Trương Khiết cũng đón kỳ kinh nguyệt đầu tiên và không còn đau bụng, cơ thể hoàn toàn giống như những cô gái khác.
Trưởng thành, Trương Khiết kết hôn những luôn băn khoăn lo sợ, không biết mình có thể mang thai hay không vì bác sĩ đã cảnh báo khả năng mang thai của cô cực thấp.
May mắn thay, cách đây một năm, cô đã mang thai thành công và mới đây đã sinh hạ thuận lợi một bé gái.
Các bác sĩ đã từng phẫu thuật tạo âm đạo giả cho Trương Khiết sau khi biết tin đã vui vẻ chúc mừng, cho rằng trường hợp của Trương Khiết là trường hợp đặc biệt hiếm thấy, thực sự rất may mắn.
Kiều Dụ
Theo CNT/kienthuc.net
Những loại vắc-xin cần tiêm phòng trước khi mang thai để khỏe cả con lẫn mẹ
Việc tiêm phòng trước khi chuẩn bị có em bé cũng vô cùng quan trọng mà các mẹ nên nhớ.
Việc tiêm chủng từ lâu đã là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi những dịch bệnh bên ngoài. Đặc biệt các mẹ khi mang thai cũng đừng nên chủ quan lơ là điều này, bởi khi mang thai chẳng may mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chính vì thế khi đang chuẩn bị có ý định mang bầu, các mẹ nên đi tiêm ngừa những loại vắc-xin sau vì an toàn cho cả mẹ và con:
Sởi, quai bị, Rubella:
Đây là các bệnh dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai. Nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non... Vì vậy khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella, tốt nhất nên tiêm trước 3-6 tháng trước khi mang bầu.
Cúm:
Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bệnh lây truyền nhanh và thường thành dịch. Phụ nữ mang thai nhiễm cúm nặng có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và có thể có biến chứng nghiêm trọng về phổi, đặc biệt ở những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hay tiểu đường.Phòng lây nhiễm bằng vacxin phòng cúm có hiệu lực bảo vệ từ 70-80%. Cảm cúm là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bước vào thai kỳ. Riêng vắc xin cúm thường nên nhắc lại hằng năm, đặc biệt với những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hay tiểu đường.
Tiêm phòng trước khi mang thai là điều các mẹ nên làm
Thuỷ đậu:
Nên hoàn thiện lịch tiêm cơ bản văcxin thuỷ đậu cho những người chưa tiêm đủ hoặc một liều nhắc lại nếu đã tiêm đủ để phòng bệnh cho những phụ nữ trước khi có thai. Điều này cũng nhằm mục đích miễn dịch phòng bệnh cho mẹ, đồng thời truyền kháng thể thụ động cho con để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu khi sinh ra.
Viêm gan siêu vi B:
Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể (như khi quan hệ giao hợp) nên việc tiêm phòng là trước khi kết hôn là cần thiết. Vaccine này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.
HPV:
Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc xin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.
Theo Helino
Đừng để con trẻ mù lòa vì bệnh lý võng mạc Ngày càng nhiều trẻ sinh non được phát hiện mắc bệnh lý võng mạc đối mặt với nguy cơ mù vĩnh viễn. Tầm soát để phát hiện sớm, kiên trì theo dõi điều trị sẽ giúp con trẻ giữ được ánh sáng cả cuộc đời. Tháng 7/2018 chị Đ.T.K. (38 tuổi, ngụ tại Hậu Giang) đang mang thai ở tuần 25 phải đến...