Không có 20 triệu phẫu thuật gãy tay, cậu bé 17 tuổi nguy kịch tính mạng
Ca mổ của em được bác sĩ cho biết hết khoảng 20 triệu đồng nhưng gia đình cũng không thể lo được.
Trở vào thăm em, cậu bé dễ dàng được nhận ra bởi thân hình bé nhỏ, lọt thỏm giữa những bệnh nhân đang chạy thận. Gương mặt đầy mệt mỏi và đau đớn, nhưng Tuần không dám kêu, em chỉ khe khẽ ngước đôi mắt lên nhìn bác sĩ rồi lại vội vàng đóng cụp lại. Nhìn em, có nét gì tồi tội, trẻ con như với 1 học sinh tiểu học chứ không phải là chàng trai đã 17 tuổi.
Tuần đã 17 tuổi nhưng em mang thân hình của 1 học sinh tiểu học với 20 kg, cao 1,2m.
Tuần rất đau đớn nhưng em không dám nói vì thương bố.
“Ở nhà cháu đang được mẹ chở đi thì 1 chiếc xe đâm vào làm gãy tay luôn. Cháu đau đớn đến ngất đi, gia đình đưa cháu vào bệnh viện Hà Tĩnh thì được các bác sĩ chuyển gấp lên trên này để can thiệp cô ạ”- Anh Đinh Văn Quyết vừa hớt hải chạy từ bên ngoài vào vì con đau, vừa kể nguyên do gãy tay của con bằng gương mặt đầy lo lắng.
Tuần là con đầu của gia đình, ngày bé em bụ bẫm đáng yêu và khỏe mạnh khiến ai cũng mừng. Nào ngờ khi cậu bé mới lên 4 tuổi đã có những dấu hiệu sưng đau, đi khám thì cả nhà mới tá hỏa khi bác sĩ cho biết con bị bệnh thận phải vào điều trị ngay. Đau đớn và hoang mang, cũng kể từ đó anh Quyết ròng rã những tháng ngày đưa con đi viện để duy trì sự sống… Thấm thoắt cũng đã 13 năm với bao nước mắt, ngậm ngùi và cả sự đói nghèo không lối thoát.
Video đang HOT
Em bị gãy bên tay chạy cầu thận.
“Con bị bệnh thì biết làm thế nào được em? Nó đau đớn, nó chỉ có bố có mẹ để bấu víu vào thôi nên anh cứ trường kì mang con đi viện như thế. Ở nhà có gì bán được là anh bán, chỗ nào vay được là anh vay để chữa cho con, giờ anh còn nợ ngân hàng lên đến hàng trăm triệu đồng nữa mà không biết đến bao giờ mới có tiền trả. Lần này lên đây, các bác sĩ bảo ca mổ tay của con hết khoảng hơn 20 triệu nhưng thật lòng thì anh cũng chưa có đồng nào cả” – Anh Quyết nghẹn ngào tiếp tục tâm sự trong cái bế tắc như rơi vào ngõ cụt của mình.
Thương xót cho bố con anh, các bác sĩ ở khoa ai cũng sốt ruột và hơn hết là sự lo lắng cho ca mổ tay sắp tới của Tuần bởi có nhiều vấn đề phức tạp. Bác sĩ Trần Văn Trung – Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, bệnh viện Bạch Mai tâm sự: “Em Tuần là bệnh nhân đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn mà khoa, phòng đang quan tâm và tha thiết mong muốn được các cơ quan giúp đỡ. Em bị gãy cả 2 xương cẳng tay mà tay gãy lại đúng là cầu tay chạy thận nên khi can thiệp sẽ kéo theo nhiều vấn đề. Việc đầu tiên, để duy trì sự sống em phải chạy thận liên tục 3 lần/ tuần, mà cái tay lại đang phải xử lí nên rất khó.
Ca mổ gãy tay hết khoảng 20 triệu đồng, gia đình không lo được.
Tiếp nữa vì em đã có thâm niên 13 năm chạy thận nên các chức năng tim, gan, và hầu hết các cơ quan đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể nhịp tim của em là 140 nhịp/phút – 160 nhịp/phút (hơn gấp đôi người bình thường). Mật độ xương cũng rất kém nên việc liền xương là khó khăn. Với những yếu tố đó thì việc mổ tay cho em phải được hội chẩn rất kĩ giữa các khoa Gây mê, khoa Hồi sức, khoa Chạy thận nhân tạo… Và chi phí cũng sẽ tốn kém và kéo dài thời gian điều trị”.
Bố nghèo đứng nhìn con đau đớn mà bất lực.
Không biết được những hiểm nguy đang rình rập lấy mình, Tuần chỉ đơn giản hiểu em đang rất đau đớn nhưng lại không dám mở lời bởi em thương bố, thương cả gia đình nghèo khó đã vì em mà lao đao đến cái ăn cũng phải đi chạy vạy từng bữa. Bệnh tật, yếu đau khiến Tuần chỉ biết cúi mặt, tủi thân và chỉ khóc khi có một mình với chiếc máy chạy thận vô tình chỉ biết quay đều tích tắc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Theo Dân trí
Ngày càng gia tăng bệnh nhân cần can thiệp tim mạch, 33 ca can thiệp mỗi ngày
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch (BV Bạch Mai) co biết, trung bình mỗi năm số bệnh nhân phải can thiệp tim mạch tăng khoảng 15%. Năm 2017 có trên 10.000 ca can thiệp, năm 2018, ước tính tổng số lượng bệnh nhân can thiệp lên tới 12.000 ca một năm.
Sáng 27/11, tại lễ khai trương phòng máy chụp mạch can thiệp tim mạch và bệnh phòng điều trị can thiệp Q1 trong khối nhà Q - 21 tầng của bệnh viện Bạch Mai, PGS Hùng cho biết, con số bệnh nhân phải can thiệp tim mạch ngày càng gia tăng.
Dự kiến trong năm 2018 số bệnh nhân phải can thiệp tim mạch tại Viện lên tới 12 nghìn. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 33 bệnh nhân cần can thiệp mạch là một áp lực rất lớn cho các bác sĩ.
Đặc biệt, Viện Tim Mạch - BV Bạch mai là nơi tin tưởng và tuyến cuối về chuyên môn nên số lượng những bệnh nhân phức tạp, những ca khó cần can thiệp cũng tăng nhiều. Dù BV luôn áp dụng những kĩ thuật mới, tổ chức hàng trăm lượt các học viên học chuyên sâu về TMCT, chưa kể có nhiều lớp ngắn hạn đạo tạo các kỹ thuật... nhưng lượng bệnh nhân vẫn rất đông.
Việc ra đời thêm một phòng chụp mạch can thiệp và điều trị can thiệp cấp cứu sẽ hỗ trợ được rất nhiều các ca cần can thiệp tim mạch cấp cứu.
Được sự ủng hộ và trợ giúp toàn diện và hiệu quả của ban lãnh đạo bệnh viện Bạch mai, Viện Tim mạch đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, nâng dần số lượng và hiện đại hóa chất lượng của 4 máy chụp mạch, song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và nhu cầu học tập của các bác sĩ từ các tuyến trong cả nước.
Chiếc máy chụp mạch được khai trương hôm nay là máy chụp mạch 1 bình diện thế hệ mới nhất, nâng tổng số máy chụp mạch lên 5 chiếc với mục đích để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và đào tạo chuyển giao công nghệ của Viện Tim mạch bệnh viện Bạch Mai.
Ngoài ra các trang thiết bị tim mạch can thiệp hiện đại như máy siêu âm trong lòng mạch vành, hệ thống khoan cắt vôi mảng xơ vữa, hệ thống máy hút huyết khối hiện đại... với tổng trị giá gói trang thiết bị kể cả máy chụp mạch lên tới 23 tỷ đồng (1 triệu đô la Mỹ).. sẽ góp phần giải quyết đáng kể nhu cầu khám chữa bệnh tim mạch với những ca phức tạp và khó như tổn thương động mạch vành bị vôi hóa, tổn thương chỗ chia nhánh phức tạp, huyết khối nhiều trong ĐMV... những tổn thương mà trước đây khó khăn cho cả can thiệp hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, việc khảo sát rõ hình ảnh trong lòng động mạch vành (bằng siêu âm trong long mạch - IVUS) sẽ giúp thầy thuốc có quyết định chính xác hơn, nâng cao chất lượng điều trị đáng kể.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2016 bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca tử vong. Theo các chuyên gia, ngày càng có sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có tim mạch, huyết áp, đái tháo đường do chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động của người Việt.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bão số 9 đã qua, câu chuyện về TTTM mở cửa cho người trú mưa ngủ qua đêm vẫn còn gây xúc động Trong thời điểm khó khăn, chính những hành động ấm áp đầy tính nhân văn là thứ thắp lên trong tim mỗi người một niềm tin sâu sắc vào sự đồng cảm và lòng tương thân. Cơn bão số 9 Usagi vừa đổ bộ vào phía Nam nước ta, gây nên những hậu quả nặng nề và thành phố Hồ Chí Minh là...