Không chủ quan với bệnh nhân tái dương tính SARS-CoV-2
Sáng 28/4, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam bước sang ngày thứ 12 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tính đến nay Việt Nam có 270 người nhiễm SARS- CoV-2. Trong đó điều trị khỏi bệnh/ra viện 222 trường hợp, còn lại 48 người bệnh đang điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia, hiện Việt Nam có 8 bệnh nhân COVID-19 tái dương tính sau khi khỏi bệnh. PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho biết về lý thuyết, bệnh nhân dương tính có thể lây bệnh cho người khác.
Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa phát hiện ra những ca lây nhiễm từ những bệnh nhân tái dương tính này. Điều này cũng phù hợp với thực tế và nghiên cứu tại Hàn Quốc, nơi đã có hơn 160 ca tái dương tính.
“Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không nên chủ quan do virus SARS-CoV-2 rất mới, “rất biến ảo”, khó lường”, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Trước đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Tiểu ban Điều trị đã có Công văn số 507/KCB-QLCT&CĐT ngày 15-4 yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19 theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh COVID-19 đã ra viện. Cụ thể, tiếp tục có các biện pháp chỉ đạo mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn để kiểm tra, quản lý, theo dõi tình trạng sức khoẻ của người mắc COVID -19 sau khi ra viện.
Video đang HOT
Khi kết thúc 14 ngày cách ly tại nhà của người bệnh COVID -19 kể từ ngày ra viện, bệnh viện đã điều trị người bệnh phối hợp với trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và đơn vị liên quan nơi người bệnh cư trú tiến hành xét nghiệm lại cho người bệnh (bằng kỹ thuật RT-PCR).
Trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính COVID-19 là xét nghiệm tìm gen virus ( phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh). PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ). Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Nhưng, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót. Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện PCR và xét nghiệm xét nghiệm nhanh sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.
Thái Hà
WHO đang điều tra vì sao các trường hợp âm tính SARS-CoV-2 rồi lại dương tính
Ngày 14/4, Hàn Quốc báo cáo có ít nhất 116 trường hợp ở nước này đã khỏi bệnh lại có kết quả xét nghiệm dương tính. Tình trạng này đã từng xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản và đang có xu hướng phổ biến khiến Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải tiến hành điều tra.
Các chuyên gia cho rằng, những người đã từng nhiễm COVID-19 sẽ có kháng thể bảo vệ.
Theo báo cáo mới nhất của Hàn Quốc, nước này đã có ít nhất 116 người được cho là đã hồi phục COVID-19 nhưng sau đó xét nghiệm lại thì có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tuần trước, Hàn Quốc cho biết, hàng chục bệnh nhân ở nước này đã khỏi bệnh COVID-19, chuẩn bị được ra viện thì lại có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS- CoV-2. Giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng dịch bệnh của Hàn Quốc Jeoung Eun-kyeong cho biết, hơn cả tái nhiễm, bệnh nhân có thể đã bị loại virus này kích hoạt trở lại.
Bà cho biết: " Trong khi chúng tôi đang nghiêng nhiều về khả năng kích hoạt trở lại là nguyên nhân chính, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu toàn diện về vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng một bệnh nhận trong quá trình điều trị COVID-19, có ngày cho kết quả âm tính nhưng ngày khác lại có kết quả dương tính ".
Hôm thứ 7 vừa qua, WHO đã khẳng định rằng, họ đang tiến hành điều tra các vụ việc như thế này khi nhận được báo cáo về các trường hợp âm tính, rồi lại dương tính từ phía Hàn Quốc.
Đại diện của WHO cho biết, họ đã biết các báo cáo về các trường hợp xét nghiệm âm tính đối với COVID-19 bằng phương pháp xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase), rồi sau một vài ngày lại có kết quả dương tính trở lại.
Đại diện này nói: "Chúng tôi đã liên lạc chặt chẽ với các chuyên gia y tế và nỗ lực làm việc để có được thông tin từ các trường hợp cá biệt này. Điều quan trọng là phải đảm bảo các mẫu xét nghiệm đối với các bệnh nhân nghi nhiễm phải được tuân thủ đúng thủ tục".
Tương tự, WHO cũng nhận được các báo cáo từ Trung Quốc, nơi xuất hiện chủng virus SARS-CoV-2 hồi cuối năm ngoái. Ngoài ra, Nhật Bản hồi tháng 2 vừa qua cũng có báo cáo một phụ nữ có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 ở lần thứ 2.
Ông Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về dịch tế học và thành viên chủ chốt trong ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Nhà Trắng cho biết, những người hồi phục COVID-19 có thể sẽ miễn dịch với bệnh này nếu làn sóng thứ 2 tấn công nước Mỹ vào mùa thu này.
Trả lời Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ, ông Fauci cho biết: " Thông thường, những người đã nhiễm bệnh này thì sau một thời gian nhất định, cơ thể bạn sẽ sinh ra kháng thể như là chất để bảo vệ bạn".
Ông Fauci cho biết thêm: "Nếu bạn nhiễm COVID-19 vào tháng 2 và tháng 3 năm nay và hồi phục, thì đến tháng 9 và tháng 10 tới, nếu bạn lại nhiễm, tôi tin rằng, cơ thể bạn sẽ được bảo vệ".
Tính đến nay, hơn 1,8 triệu người trên khắp thế giới đã nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 116.000 người tử vong.
Hà Thu
Dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, cảnh giác với người người bị sốt, ho PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho rằng người nào có biểu hiện sốt, ho cũng cần khai báo y tế để được xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. Theo phân tích khoảng 80% bệnh nhân mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường là có...