Không chủ quan với bệnh lây qua đường tình dục ở trẻ
Theo thống kê của Bệnh viện (BV) da liễu TP HCM, trong nhiều năm qua, số lượng trẻ mắc các bệnh lây qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng.
Bác sĩ khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện da liễu TPHCM trao đổi với người nhà bệnh nhi.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2015 BV Da liễu TPHCM điều trị cho 28 trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường tình dục, năm 2018 là 85 trường hợp thì trong 11 tháng của năm 2019 có 146 trường hợp. BSCK 2 Nguyễn Thị Thanh Thơ – Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, BV da liễu TPHCM nhận định, đây là con số đáng báo động vì xu hướng trẻ bị bệnh lây qua đường tình dục đang ngày càng gia tăng.
Ngoài các đối tượng trẻ em bị bệnh lây qua đường tình dục do lây truyền từ mẹ sang con do trong quá trình vệ sinh hay do bị xâm hại, không hề thiếu những trường hợp các bé mắc bệnh do tự nguyện quan hệ tình dục.
BS Nguyễn Thị Thanh Thùy – Trưởng khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, BV da liễu trung ương cho biết, khoa vừa điều trị cho trường hợp bệnh nhi 13 tuổi ở Hà Nội mắc giang mai. Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc bệnh giang mai nhưng cậu bé khẳng định chưa từng quan hệ tình dục. Chỉ đến khi phụ huynh được “mời” ra ngoài phòng bệnh, bác sĩ gặng hỏi nhiều lần, cậu bé mới thừa nhận đã quan hệ đồng tính trước đó gần 1 năm và bị lạm dụng tình dục nhiều lần. Theo BS Thùy, đây không phải là trường hợp cá biệt bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khi tuổi còn nhỏ. Tại khoa cũng từng điều trị cho những trường hợp 14-15 tuổi mắc bệnh lậu, sùi mào gà…
TS.BS Phạm Thị Minh Phương – Trưởng khoa Khám bệnh, BV da liễu trung ương cho rằng, tình trạng trẻ em mắc các bệnh lây qua đường tình dục là điều không lạ. Trẻ sơ sinh hoặc dưới một tuổi có thể lây bệnh từ mẹ trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Trẻ lớn hơn có thể mắc một số bệnh lây qua tiếp xúc người trông trẻ, bố mẹ, bảo mẫu có bệnh. Tuy nhiên, phần lớn trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi mắc các bệnh tình dục do có hiện tượng quan hệ sớm khi chưa biết cách phòng tránh và chưa có biện pháp tình dục an toàn.
Để bảo vệ trẻ trước các bệnh lây qua đường tình dục, BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh Thơ khuyến cáo, đối với phụ nữ, nếu đã lên kế hoạch có con, cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục. Khi có thai, nên có chế độ khám thai và làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ. Người lớn trước khi vệ sinh cho trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh truyền virus qua cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cha mẹ cần dạy bé các kỹ năng như giữ khoảng cách với người lạ, tránh xa nơi vắng vẻ, không được để người lạ đụng chạm vào cơ thể. Đặc biệt với vùng kín thì chỉ có mẹ, bà, bác sĩ khám bệnh mới được đụng vào.
Video đang HOT
Đối với trẻ lớn hơn, TS.BS Phạm Thị Minh Phương chia sẻ, không nhiều bố mẹ hiểu biết về căn bệnh lây truyền qua đường tình dục và thường chủ quan nghĩ rằng con mình không bao giờ mắc. Để phòng bệnh tốt nhất, phụ huynh nên tự trang bị kiến thức, từ đó chia sẻ với con. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên đưa kiến thức này vào các chương trình giáo dục giới tính để các con biết phòng tránh.
Đức Trân
Theo daidoanket
Bé trai 15 tuổi mắc giang mai vì quan hệ với người quen qua mạng
Trong những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc các bệnh lây qua đường tình dục ngày càng gia tăng. Ngoài bị lây nhiễm trong quá trình sinh hoạt, nhiều bé mắc bệnh do tự nguyện quan hệ tình dục.
Nhiều năm khám bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD), bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh Thơ - Phó trưởng khoa Lâm sàng 3 - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM không khỏi xót xa khi khám cho những em bé bị nhiễm các BLQĐTD, đặc biệt có những bé có dấu hiệu bị xâm hại tình dục dẫn đến nhiễm bệnh.
Bé gái N.T.Q.N. (6 tuổi ở Bình Phước) được người thân đưa đến khoa Lâm sàng 3 - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt kèm theo những đợt sốt cao, vùng kín có nhiều huyết trắng... kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị bệnh lậu.
Bé trai L.G.B. (18 tháng tuổi ở quận 7) được bố mẹ đưa đến khám khi thấy hậu môn xuất hiện các nốt sần. Qua thăm khám, bác sĩ nhận định bé mắc bệnh sùi mào gà. Khai thác bệnh sử được biết bố của bé có bị sùi mào gà, trong quá trình vệ sinh cho bé vô tình đã truyền virus qua cho con.
Một trường hợp trẻ em bị sùi màu gà
Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị BLQĐTD được các Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2... chuyển qua. Các bé này bị lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
Ngoài các đối tượng trẻ em bị BLQĐTD do lây truyền mẹ con, do trong quá trình vệ sinh, do bị xâm hại, bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp các bé mắc bệnh do tự nguyện quan hệ tình dục.
Bệnh nhân nam N.T.T. (15 tuổi ở Đồng Tháp) được người thân đưa đến bệnh viện khám khi thấy bàn tay và hậu môn xuất hiện các vết loét. Kết quả xét nghiệm T bị bệnh giang mai. Trong quá trình trò chuyện, T thú nhận có quan hệ tình dục đồng tính với một bạn trai quen trên mạng mà không dùng bất cứ biện pháp an toàn nào.
Theo BS Nguyễn Thị Thanh Thơ, ở trẻ em, con đường mắc BLQĐTD có thể khác nhau tùy theo lứa tuổi. Ở trẻ dưới 2 tuổi, con đường lây truyền có thể gặp từ trong quá trình mang thai, sinh nở, lây truyền trong quá trình chăm sóc của người thân do không vệ sinh kỹ trước khi chăm sóc bé. Ở trẻ từ 2-10 tuổi, lạm dụng tình dục có thể xem là đường lây truyền chính. Ở trẻ trong độ tuổi dậy thì, hoạt động tình dục tự nguyện và lạm dụng tình dục là con đường lây truyền chính.
Số lượng trẻ mắc các bệnh lây qua đường tình dục ngày một gia tăng.
BLQĐTD ngày càng phổ biến ở trẻ vị thành niên. Trưởng thành tình dục sớm, tăng hành vi quan hệ tình dục và tội phạm tình dục cũng là nguyên nhân gia tăng số lượng trẻ bị nhiễm bệnh. "Hiện nay, trẻ em dậy thì sớm hơn, bên cạnh đó sự phát triển của mạng xã hội và internet, trẻ tiếp cận với những video "người lớn" ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ lây nhiễm BLQĐTD và khi nhiễm bệnh thường không nhận biết được hoặc dấu gia đình đến điều trị tại các cơ sở thiếu uy tín dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị." BS Thanh Thơ nói.
Theo thống kê của BV Da Liễu TP.HCM, năm 2015 bệnh viện điều trị cho 28 trường hợp trẻ bị BLQĐTD, năm 2018 là 85 trường hợp thì trong 11 tháng của năm 2019 có 146 trường hợp trẻ bị BLQĐTD được bệnh viện điều trị. Đây là con số đáng báo động vì xu hướng trẻ bị BLQĐTD đang ngày càng gia tăng.
Để bảo vệ trẻ em trước các BLQĐTD, bác sĩ Thanh Thơ khuyến cáo:
- Đối với phụ nữ, nếu đã lên kế hoạch có con, cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, BLQĐTD. Khi có thai, nên có chế độ khám thai và làm xét nghiệm tầm soát các BLQĐTD định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ;
- Người lớn trước khi vệ sinh cho trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh truyền virus qua cho trẻ;
- Đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cha mẹ cần dạy bé các kỹ năng như giữ khoảng cách với người lạ, tránh xa nơi vắng vẻ, không được để người lạ đụng chạm vào cơ thể, đặc biệt với vùng kín thì chỉ có mẹ, bà, bác sĩ khám bệnh mới được đụng vào;
- Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ và nhà trường nên trang bị kiến thức về giới tính để trẻ tự bảo vệ chính mình
Yến Nhi
Theo khampha
Tuổi ẩm ương và nỗi buồn 'bệnh xã hội' Thiếu hiểu biết, lo sợ bố mẹ biết chuyện sẽ trách mắng nên khi có biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục, một bé gái 14 tuổi đã tự ý tìm đến một phòng khám tư nhân tuyến huyện đề điều trị bệnh lậu. Sau một thời gian, bệnh của bé gái này càng trở nên trầm trọng. TS. BS Phạm...