Không chủ quan với bệnh ho gà
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300.000 người bị tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vaccine phòng bệnh ho gà được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh do không tiêm vaccine phòng bệnh; thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp.
Cũng theo Cục Y tế dự phòng, mặc dù dịch bệnh ho gà đã được khống chế, nhưng căn bệnh này vẫn chưa được thanh toán hoặc loại trừ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nên nguy cơ có thể có những ổ dịch nếu không làm tốt công tác phòng ngừa như duy trì tiêm vaccine đạt tỉ lệ cao (đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống …), không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Theo các chuyên gia y tế, ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Ho gà ở trẻ sơ sinh thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Thời kỳ nung bệnh của bệnh ho gà là từ 2-30 ngày (trung bình 5-12 ngày). Thời kỳ khởi phát thường từ 3-14 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ, từ từ tăng dần, kèm theo đó là các triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn. Thời kỳ toàn phát thường kéo dài 1-2 tuần: Xuất hiện những cơn ho gà điển hình, xảy ra bất chợt, vô cớ, cả ngày và đêm, ho nhiều về đêm. Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: Ho, thở rít vào và khạc đờm.
Khi đó bệnh nhân thường ho rũ rượi, thành cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Kèm theo đó là thở rít vào, thường xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít. Khi trẻ khạc đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho. Trong đờm có trực khuẩn ho gà.
Video đang HOT
Sau mỗi cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng sau: Sốt nhẹ hoặc hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi, nghe phổi trong cơn ho có thể thấy một số ran phế quản (ran rít, ngáy).
Bệnh ho gà thường gây ra các biến chứng như viêm phế quản, dãn phế quản, viêm phổi-phế quản; biến chứng thần kinh, trong đó viêm não là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao…
Để chủ động phòng chống căn bệnh này, Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch. Lịch tiêm chủng ho gà cho trẻ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng như sau: Trẻ sơ sinh tiêm vaccine ho gà vào 3 thời điểm 2, 4 và 6 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại sau 1 năm, 3 năm và 5 năm.
Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh, người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Đồng thời thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, cách ly và điều trị.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng. Biểu hiện của bệnh: Sốt, ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính.
Tiết lộ mùi cơ thể cho biết về sức khỏe của bạn
Mùi cơ thể có thể là dấu hiệu của những điều đáng nói hơn là vệ sinh cơ thể của bạn.
Mùi tanh: Nếu cơ thể bạn có mùi tanh như cá, có thể bạn đang mắc một chứng rối loạn trao đổi chất có tên là hội chứng mùi cá. Đây là tình trạng cơ thể không thể phân rã một số hợp chất có trong các thực phẩm giàu protein, khiến mồ hôi, hơi thở và nước tiểu có mùi tanh như cá.
Mùi phân: Nếu cơ thể bạn có mùi như phân, có thể bạn đang bị táo bón nghiêm trọng. Khi đường tiêu hóa của bạn có vấn đề, các hóa chất gây mùi trong đường ruột sẽ khiến phân của bạn rất nặng mùi. Các chất này thậm chí còn có thể thấm vào mồ hôi, khiến mồ hôi của bạn trở nên khó ngửi.
Mùi hôi đi kèm với tình trạng vã mồ hôi: Nếu cơ thể bạn có mùi hôi, cộng với tình trạng đổ mồ hôi không kiểm soát mà không rõ nguyên nhân, có thể bạn đã mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi.
Mùi đắng: Mùi cơ thể đắng có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Các triệu chứng tổn thương gan khác bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và thay đổi bất thường trong quy trình trao đổi chất béo.
Mùi cơ thể sau khi bốc hỏa: Nếu cơ thể bạn có mùi hôi sau khi bốc hỏa, có thể bạn đang mang thai hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Cả hai giai đoạn sinh lý này đều gây những thay đổi lớn về nội tiết, khiến bạn bỗng dưng thấy nóng hừng hực, sau đó vã mồ hôi.
Mùi trứng ung: Mùi cơ thể giống như mùi trứng ung có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều thịt đỏ. Ăn quá nhiều thịt đỏ trong khi hệ tiêu hóa không tốt có thể khiến cơ thể bạn có mùi lưu huỳnh giống như trứng ung, do trong thịt đỏ có các amino axit chứa lưu huỳnh.
Mùi nhẹ: Nếu mùi cơ thể của bạn ngày càng trở nên nhạt nhòa, đó là dấu hiệu của quá trình lão hóa. Một nghiên cứu đã cho thấy người trung niên và người lớn tuổi có mùi cơ thể nhẹ và ít khó chịu hơn mùi cơ thể của người trẻ tuổi.
Mùi cồn: Cơ thể nặc mùi cồn rõ ràng là dấu hiệu cho thấy bạn đã "say sưa" hơi quá trớn. Khi bạn uống quá nhiều rượu bia, gan không thể xử lý hết lượng cồn đã nạp vào và lượng cồn thừa có thể được thải ra qua lỗ chân lông, khiến bạn có mùi y như những thứ bạn đã uống vào./.
Người phụ nữ trẻ tụt huyết áp, hạ đường huyết vì..... 'yêu' 4 lần một đêm Đêm đầu sau tuần chồng đi công tác, hai vợ chồng chị Hoa (25 tuổi) làm chuyện ấy tới... 4 lần. Tàn cuộc yêu, chị Hoa đi không vững, chân tay bủn rủn, người vã mồ hôi. BS cho rằng nguyên nhân là do tụt huyết áp, hạ đường huyết Run lẩy bẩy, vã mồ hôi sau 'yêu' có nguy hiểm? Tối đầu...