Không chủ quan với bệnh cúm mùa biến chứng
Tập đoàn dược phẩm Sanofi vừa tổ chức chuỗi hội thảo khoa học quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều thông tin về bệnh cúm mùa và tầm quan trọng của tiêm phòng cúm mùa.
Hội thảo tầm quan trọng của tiêm ngừa Cúm mùa của Sanofi
Đây là chuỗi hội thảo tập trung chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu đến từ tổ chức Global Influenza Initiative (GII) và các tổ chức nghiên cứu quốc tế khác, bao gồm hội thảo trực tuyến với chủ đề “Tiêm ngừa cúm và giá trị bảo vệ sức khỏe người trưởng thành”, cùng hội nghị chuyên biệt dành cho chuyên gia Việt Nam, hợp tác với Hội Lão khoa Việt Nam để cập nhật kiến thức về cúm mùa và tiêm ngừa.
Sự kiện được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hơn 400 chuyên gia y tế từ Việt Nam và quốc tế để cập nhật, trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia về cúm mùa tại Việt Nam và toàn cầu về tác động của cúm đối với người cao tuổi và tầm quan trọng của tiêm phòng cúm mùa đối với nhóm đối tượng này. Sự kiện tập trung vào gánh nặng bệnh tật do cúm mùa và tầm quan trọng của tiêm ngừa, đặc biệt với người cao tuổi, nhóm đối tượng dễ chịu ảnh hưởng từ các biến chứng nguy hiểm.
Tại Hội thảo, bác sĩ Kuharaj Mahenthiran – Giám đốc Y khoa Sanofi Việt Nam cho biết: ” Việc tiêm ngừa cúm mùa đóng vai trò cốt lõi trong bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như viêm phổi, đau tim và đột quỵ. Sanofi cam kết tiếp tục đồng hành cùng chuyên gia y tế trong nỗ lực phòng ngừa cúm mùa và cải thiện sức khỏe cộng đồng” .
Ngoài các chuyên gia y tế của Việt Nam còn sự tham gia của các chuyên gia đến từ Thái Lan, Singapore, Malaysia, các chuyên gia quốc tế đến từ gặp gỡ-ISN (Mạng lưới hoạt động liên quan đến Cúm mùa ở Trung Đông, Âu-Á và Châu Phi), RAISE (Tổ chức Nâng cao nhận thức cúm mùa ở Châu Âu)…
Theo ý kiến các chuyên gia, cúm mùa không phải là bệnh cảm thông thường, mà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao tuổi và những người có bệnh lý nền mãn tính.
Virus cúm mùa có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tim mạch.
Video đang HOT
Đối với người cao tuổi, khi nhiễm cúm mùa, cơ thể có thể gánh chịu những hậu quả nặng nề, như nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần, nguy cơ viêm phổi tăng gấp 8 lần, nguy cơ gặp các biến cố bất thường liên quan đến đường huyết tăng 74%…
Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam đã đưa người cao tuổi/người có bệnh lý nền vào danh sách đối tượng ưu tiên hàng đầu cần tiêm phòng cúm mùa hàng năm.
Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khỏi cúm mùa và các biến chứng do cúm mùa gây ra đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển biến thất thường. Đây được coi là một trong những nỗ lực cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên. Nhiều người cho rằng cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
Tại Việt Nam, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng dịch cúm mùa có xu hướng cao điểm vào mùa đông và mùa xuân, cụ thể bệnh lan rộng thường vào tháng 3-4 hoặc 9-10 hàng năm và có thể tạm lắng vào mùa hè. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm theo mùa phát triển và lây lan.
Người dân cần hết sức cảnh giác với các biến chứng nguy hiểm, nếu bị cúm mùa, cần theo dõi thường xuyên để bảo vệ sức khỏe khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh nhân ở Bình Định tử vong do cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh
Sau khi bệnh nhân ở Bình Định tử vong do cúm A/H1pdm, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế lưu ý người dân cảnh giác với bệnh cúm mùa, vì hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển.
Tử vong vì virus cúm pandemic
Tối 22/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định đã báo cáo với Viện Pasteur Nha Trang về trường hợp một nam bệnh nhân 51 tuổi tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm.
Hôm nay, 23/10, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết đây không phải là chủng cúm mới, mà là cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm).
Theo CDC Bình Định, nam bệnh nhân T.V.T được đưa vào TTYT huyện Vĩnh Thạnh đêm 13/10 với chẩn đoán loét dạ dày/rối loạn tiền đình, viêm phế quản. Ngày 17/10, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và phải thở máy, co giật từng cơn và hôn mê sâu. Bệnh nhân tử vong tại nhà tối 17/10.
Tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng để phòng cúm mùa
Ngày 17/10, CDC tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Pasteur Nha Trang làm xét nghiệm xác định. Kết quả, bệnh nhân dương tính với cúm A/H1pdm và kết luận ông T. tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.
Trước ca bệnh này, Cục Y tế Dự phòng lưu ý người dân cảnh giác với bệnh cúm mùa, vì hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa.
Bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng. Ngoài chủng virus cúm A/H1N1, các chủng virus cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A/H3N2, cúm B và cúm C.
Tại Việt Nam, hàng năm vẫn ghi nhận từ 600.000-1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A/H1N1.
Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai; bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
6 biện pháp phòng chống cúm mùa
Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo mọi người chủ động phòng chống cúm mùa với các biện pháp:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
2. Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
3. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
4. Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh.
5. Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Cúm mùa tấn công, phòng bệnh thế nào? Những ngày gần đây, thời tiết Hà Nội 'đỏng đảnh', khiến nhiều bệnh qua đường hô hấp như cúm mùa tăng rất cao. Điều lo ngại, nhiều người tự mua kháng sinh về dùng, bệnh không khỏi lại thêm mệt mỏi. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ở thời điểm hiện tại số bệnh nhi mắc cúm A và điều trị tăng gấp...