Không chủ quan nếu bị ho ra máu
Ho ra máu liên tiếp trong gần 10 ngày với số lượng lớn, một người đàn ông được phát hiện bệnh lý vỡ phình động mạch phổi.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp người đàn ông 61 tuổi nhập viện cách đây 10 ngày trong tình trạng ngứa cổ, ho ra máu số lượng lớn 500ml. Trong chín ngày điều trị vừa qua, người bệnh tiếp tục ho ra máu thêm bốn lần với số lượng lên tới 300-500ml. Được biết, người bệnh không có tiền sử bệnh đặc biệt.
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chụp cắt lớp vi tính phát hiện tổn thương tổ chức kẽ lan tỏa hai phế trường phổi, giả phình nhánh động mạch thùy dưới phổi trái. Người bệnh đã được hội chẩn bởi các y bác sĩ và được lựa chọn phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu – can thiệp nội mạch làm tắc nhánh mạch phình.
TS Lê Thanh Dũng, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trước khi tiến hành can thiệp nút mạch điều trị, người bệnh vẫn tiếp tục ho ra máu với số lượng lớn 500ml, máu đỏ tươi, mạch nhanh, huyết áp tụt. Ngay lập tức, người đàn ông được hồi sức cấp cứu tại phòng can thiệp mạch và tiến hành chụp cấp cứu động mạch phổi hai bên và phát hiện ổ giả phình nhánh động mạch thùy dưới phổi bên phải kích thước 6×10mm đang ra máu.
Các bác sĩ đã tiến hành nút chọn lọc nhánh động mạch giả phình bằng các cuộn kim loại (coils). Sau thời gian can thiệp 30 phút, người bệnh đã tắc hoàn toàn ổ giả phình, tình trạng mạch huyết động tạm thời ổn định, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị sát.
Theo BS Dũng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho ra máu thường gặp là: Do loét, vỡ mạch máu trong lao: Vỡ phình mạch Ramussen, giãn phế quản, vỡ mạch ở đoạn dừng lại Von-Hayek, ung thư phổi; Do tăng áp lực mạch máu: Phù phổi huyết động, tăng tính thấm của mạch máu trong phù phổi tổn thương. Người bệnh có thể tổn thương màng phế nang mao mạch: Hội chứng Good Pasture hoặc rối loạn đông máu, xuất huyết, nhất là khi có bệnh phổi kèm theo.
Các chuyên gia của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo người dân cần nhận biết phân loại mức độ nguy hiểm khi ho ra máu. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể ho hơn 200 ml máu/lần hoặc 600 ml/48 giờ, tổn thương phổi nhiều, suy hô hấp, truỵ tim mạch. Nếu rơi vào tình trạng ho máu sét đánh với việc xuất hiện đột ngột cơn ho, máu chảy khối lượng lớn, ồ ạt tràn ngập hai phổi sẽ gây ngạt thở và tử vong.
Video đang HOT
LÂM TRẦN
Theo Nhân dân
Chuyên gia khẳng định loại cây giống nhân sâm mọi người đổ xô trồng có thể gây tử vong
Nhiều người dân đổ xô trồng loại cây cực độc có hình dáng giống hệt củ nhân sâm mà không hề hay biết đây là loại cây cực độc, có thể tử vong khi dùng quá liều.
Người dân đổ xô trồng thương lục vì nghĩ là sâm thật
Mới đây, nhiều người dân tại Hà Tĩnh đổ xô trồng giống cây cứ ngỡ là nhân sâm bổ nhưng thực tế lại cực độc. Cụ thể như, gia đình ông Nguyễn Quang Liệu ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) được người con trai biếu một ít hạt nói là giống cây sâm Hàn Quốc quý, có thể ngâm rượu để uống hoặc ăn rất tốt cho sức khỏe.
Đặc điểm của cây thương lục khá giống với nhân sâm.
Thấy con trai nói vậy, ông Liệu liền lấy hạt ươm mầm. Vài tháng sau, ông Liệu đã có một vườn cây được cho là "nhân sâm". Tuy nhiên, qua tìm hiểu, ông Liệu biết rằng đây là giống cây thương lục, không có những đặc tính quý của sâm Hàn Quốc. Vì vậy, hiện nay, gia đình đã chặt bỏ vườn cây này.
Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Đông Y Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trên thực tế cây thương lục cho loại củ giống hệt cây nhân sâm Hàn Quốc khiến nhiều người lầm tưởng.
Thương lục, còn gọi bạch mẫu kê, sơn la bạc, kim thất nương, dã la bạc, trưởng bất lão, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb.
Cây thương lục là loại cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1,5m. Thân hình trụ có màu xanh lục, nhẵn, ít phân nhánh. Lá cây thương lục mọc so le, dài 12 - 25cm, rộng 5 - 10cm.
Hoa của cây thương lục mọc đối diện với lá nhưng không gắn trước lá. Cây có quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu tía đen, hạt đen. Bộ phận từ lá, thân, rễ, củ đều rất độc gây co giật, đầu óc choáng váng, hay nôn ói, xây xẩm mặt mày.
Cây thương lục cho quả tím đen.
Dùng quá liều có thể tử vong
Cây thương lục cũng được dùng trong đông y như một vị thuốc nhưng được xếp vào nhóm thuốc có độc. Thương lục có tác dụng tiêu đờm nhưng không giảm ho suyễn; chữa trị một số bệnh ngoài da, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể...
Ngoài ra, cây thương lục còn là một vị thuốc có công dụng công hạ (tẩy xổ) mạnh, có thể gây sảy thai. Những người trẻ, khỏe dùng nhiều trong thời gian dài sẽ bị tổn thương gân cốt và hại thận.
Trước đây đã có nhiều người dân tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai hay tại các tỉnh Nam Bộ cũng đổ xô trồng giống cây này mà không hề biết rằng đây là loại cây chứa chất có tên là phytolaccatoxin - chất độc gây co giật và kích thích tuần hoàn.
Cây thương lục trồng khoảng nửa năm là có thể cho củ to và có hình dạng giống củ nhân sâm, thậm chí mùi của loại củ này cũng không khác biệt mấy so với nhân sâm thật.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thương lục có tác dụng giảm ho, bình suyễn, hóa đàm, chống viêm,... Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin (chất này có tác dụng diệt tinh trùng); có sách nêu có axit esculentic.
Thương lục có độc nên dùng quá liều trên người gây ngộ độc sau 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm.
Ngộ độc nặng thì gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó, huyết áp tụt, tim ngừng đập gây tử vong. Trong dân gian có kinh nghiệm dùng cam thảo sống, đậu xanh giã dập nấu nước uống giải độc thương lục, nhưng tốt nhất nên đưa ngay người bệnh cấp cứu ở cơ sở y tế hiện đại.
Theo khuyến cáo của lương y Nguyễn Minh Phúc, tốt nhất là không nên trồng giống cây chứa chất cực độc này. Mức độ ngộ độc của cây thương lục cực kỳ nguy hiểm, vì vậy, người dân cần cẩn trọng phân biệt giữa cây thương lục và nhân sâm để tránh nhầm lẫn. Để đảm bảo an toàn, khi mua các sản phẩm sâm, rễ cây về sử dụng, cần hỏi các chuyên gia đông y để nhận biết chính xác.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chờ đẻ, sản phụ gặp biến chứng nặng rồi tử vong Sản phụ Lê T.N. (34 tuổi) mang thai 40 tuần, tới Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) để chờ sinh. Tuy nhiên, đứa trẻ chưa kịp chào đời, chị N. đã gặp biến chứng rồi tử vong. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), nơi xảy ra...