Không chủ quan, lơ là với thời tiết rét đậm, rét hại
Do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại (từ ngày 17-12), số bệnh nhân phải nhập viện điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và các huyện tăng cao.
Trong đó chủ yếu là người già và trẻ em, những người có bệnh mãn tính về hô hấp, xương khớp.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng hơn so với những ngày trước đó. Các bệnh chủ yếu liên quan đến sự thay đổi thời tiết như: Sốt, cảm cúm, viêm phổi, đau nhức xương khớp… Bác sỹ Trịnh Thị Huyền, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, trong những ngày qua, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 700 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị phần lớn là người già và trẻ nhỏ. Số bệnh nhân đến điều trị tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Nhi tăng lên khá nhiều.
Gia tăng bệnh nhân nhi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Bắc trong những ngày rét đậm.
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong những ngày này duy trì điều trị cho trên 180 bệnh nhân nhi, tăng so với trước từ 25 đến 30 bệnh nhân. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu do suy hô hấp, tiêu chảy, viêm phổi, viêm phế quản. Có con đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chị Nguyễn Thị Hồng Yến, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) cho biết, thời tiết đang nóng, đột ngột chuyển sang rét trong những ngày qua khiến con chị bị viêm họng, sốt cao. Sau khi đưa con đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sỹ chẩn đoán con chị bị viên phổi nặng phải nhập viện để điều trị.
Tại huyện Na Hang và Lâm Bình thời tiết những ngày này xuống thấp, có nơi nhiệt độ xuống dưới 10độC. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những ngày qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lâm Bình và Na Hang đã chủ động các biện pháp phòng chống rét cho người già và trẻ em. Tại xã Hồng Thái khu vực được dự báo có nhiệt độ xuống thấp nhất cũng đã chủ động nắm bắt tình hình thời tiết và căn cứ điều kiện tại địa phương thường xuyên tuyên truyền đến các thôn bản, tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già và trẻ nhỏ.
Đồng chí Trần Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (Na Hang) cho biết: Đến nay, toàn xã đã đảm bảo các biện pháp phòng tránh rét cho người già và trẻ em. Trong đó, cán bộ y tế của xã đã phối hợp với các đồng chí trưởng thôn đến từng hộ tuyên truyền và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại. Cùng với đó, việc thông tin tình hình thời tiết được thông báo thường xuyên trên loa truyền thanh của xã, thôn vào 6h và 18h hàng ngày.
Video đang HOT
Gia tăng bệnh nhân nhập viện bị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong những ngày rét đậm.
Theo dự báo, trong những ngày tới, thời tiết rét đậm, rét hại còn tiếp tục kéo dài. Bên cạnh việc người dân cần chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, tỉnh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bảo vệ người già, trẻ em.
Trong đó, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kết hợp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, tránh nguy cơ nhiễm khí độc khi sưởi ấm trong phòng kín.
Để phòng ngừa bệnh tật cho người già, trẻ nhỏ trong những ngày lạnh, các bác sỹ khuyến cáo phải luôn giữ ấm cơ thể và không thay đổi nhiệt độ đột ngột. Rất nhiều trường hợp người già đột ngột ra khỏi nhà khi trời lạnh, không mặc áo ấm đã bị nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não dẫn đến hôn mê.
Bên cạnh đó, cần ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao do huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não.
Với người bị bệnh tiểu đường cũng là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Do đó, ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Trong chế độ ăn, cần chú ý giảm chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều rau xanh, hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, rời xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… Riêng với trẻ nhỏ, cần chú ý tẩy giun sán định kỳ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng độ tuổi. Với trẻ 6- 24 tháng cần đặc biệt lưu tâm việc trẻ mọc răng để có sự quan tâm, xử lý kịp thời.
Gia tăng bệnh nhi viêm đường hô hấp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam
Tính đến cuối tháng 11, tổng số ca nhập viện điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ em tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang gia tăng.
Hiện tổng số ca tử vong là 166 ca.
Ca nhập viện và tử vong tăng
Sở Y tế TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thu dung, điều trị bệnh viêm đường hô hấp (VHH) ở trẻ em tại TP.HCM.
Theo đó, tính từ ngày 1 - 30/11 tại 4 bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng Thành phố, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tình hình thu dung, điều trị bệnh VHH ở trẻ em đều đang gia tăng. Đặc biệt, tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi đã tiếp nhận nhiều trường hợp do các bệnh viện tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chuyển về.
Cụ thể, tổng số ca khám ngoại trú VHH ở trẻ em là 394.477 ca, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2022 (404.838 ca). Trong đó, trẻ em có địa chỉ tại TP.HCM là 147.390 ca (chiếm 37,4%), trẻ em có địa chỉ tại các tỉnh là 247.447 ca (chiếm 62,7%).
Tuy nhiên, tổng số ca nhập viện điều trị VHH ở trẻ em là 44.471 ca, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022 (32.585 ca). Trong đó, trẻ em có địa chỉ tại TP.HCM là 14.130 ca (chiếm 31,8%), trẻ em có địa chỉ tại các tỉnh là 30.341 ca (chiếm 68,2%).
Ngoài ra, tổng số ca tử vong ở trẻ nhập viện điều trị VHH là 166 ca (tỷ lệ phần trăm tử vong là 0,37%). Trong đó, trẻ em có địa chỉ tại TP.HCM là 24 ca (chiếm 14,5%), trẻ em có địa chỉ tại các tỉnh là 142 (chiếm 85,5%). Đa phần các trường hợp tử vong là những bệnh nhi có kèm bệnh nền như: Dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bại não, hội chứng Down, bệnh phổi mạn, bệnh chuyển hóa, lupus đỏ hệ thống...
Đặc biệt, 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có tỷ lệ chuyển tuyến cao nhất đến 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị VHH trẻ em gồm: Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.
Tổng số ca nhập viện và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp, Sở Y tế TP.HCM đưa ra nhiều khuyến cáo.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo
Nhằm chủ động tăng cường các giải pháp phòng ngừa, nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế bùng phát dịch bệnh, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động của các khoa, đơn vị điều trị bệnh lý hô hấp nhi, dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế... nhằm đảm bảo kịp thời tiếp nhận điều trị người bệnh.
Ngoài ra, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần lưu ý các triệu chứng chẩn đoán sớm và các dấu hiệu cảnh báo nặng. Đặc biệt là trên nhóm đối tượng trẻ em có bệnh lý nền cần phải hội chẩn với chuyên gia hô hấp nhi của Sở Y tế để có phương án điều trị phù hợp hoặc chuyển người bệnh đến 3 bệnh viện chuyên khoa nhỉ để tiếp tục điều trị.
Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố cần tăng cường vai trò chỉ đạo tuyến, tổ chức giao ban định kỳ và hội chẩn từ xa về các ca bệnh nặng để nâng cao năng lực điều trị cho các cơ sở khám, chữa bệnh của TP.HCM và khu vực phía Nam, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của các tỉnh, đảm bảo người bệnh được điều trị sớm và kịp thời tại địa phương. Đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố hạn chế tối đa tình trạng chuyển viện không an toàn, đặc biệt đối với người bệnh nặng diễn biến nhanh, nguy kịch.
Song song đó, Sở Y tế giao các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối của TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp với OUCRU nghiên cứu, phân tích về tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nhằm củng cố các bằng chứng y khoa phục vụ trong công tác điều trị và dự phòng bệnh. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh VHH ở trẻ em áp dụng chung tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.
Với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống cúm mùa và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Khuyến cáo về công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh VHH cho đối tượng trẻ em và người có nguy cơ cao. Đồng thời đẩy mạnh giám sát viêm phổi nặng do vi rút, các chùm ca bệnh cúm tại cộng đồng, kịp thời tham mưu cho Sở Y tế các biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.
Rét đậm rét hại, cẩn trọng với đột quỵ não Trong những ngày mùa đông rét đậm, số bệnh nhân đột quỵ có thể tăng 15 - 20%, trẻ nhỏ thường gia tăng bệnh đường hô hấp và tiêu chảy. Đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội), cho biết: "Năm 2022...