Không chống đỡ nổi đại dịch, AirAsia Nhật Bản đệ đơn phá sản
Hãng hàng không giá rẻ AirAsia chi nhánh Nhật Bản nộp đơn xin phá sản do ảnh hưởng đại dịch đối với nhu cầu đi lại của khách hàng.
Tổng tiền nợ phải trả của hãng này lên tới 21,7 tỷ yên (208 triệu USD).
Tamotsu Ueno, luật sư được tòa án chỉ định bảo vệ AirAsia Nhật Bản khỏi các chủ nợ cho biết, hãng không thể hoàn tiền khoảng 23.000 vé máy bay có trị giá 520 triệu yên.
AirAsia Nhật Bản cũng là hãng bay đầu tiên hoạt động tại Nhật Bản đệ đơn xin phá sản vì đại dịch.
AirAsia chi nhánh Nhật Bản đệ đơn phá sản. (Ảnh: Bloomberg)
Video đang HOT
Theo ông Ueno, AirAsia Nhật Bản sẽ yêu cầu các cổ đông, bao gồm công ty thương mại điện tử Rakuten Inc. hỗ trợ để thanh toán tiền nợ.
Vị luật sư nói thêm rằng khách hàng có thể nhận được ưu đãi từ các chuyến bay khác do AirAsia khai thác thay vì được hoàn lại tiền mặt.
Hồi tháng 4, AirAsia Nhật Bản phải ngừng khai thác tất cả các chuyến bay do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tới tháng 8, hãng nối lại các chuyến bay nội địa. Nhưng lượng hành khách quá thấp khiến tất cả các dịch vụ của hãng bị đình chỉ vào tháng 10.
Không chỉ ở Nhật Bản, nhiều chi nhánh của AirAsia đang gặp rất nhiều khó khăn khi dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới.
Japan Times mới đây đưa tin AirAsia đang xem xét lại việc bơm thêm tiền vào chi nhánh Ấn Độ.
“Các doanh nghiệp của chúng tôi ở Nhật Bản và Ấn Độ đã rút tiền mặt khiến tập đoàn khá căng thẳng về tài chính” , Ông Bo Lingam, chủ tịch Air Asia Group cho hay.
Trung, Nhật, Hàn cùng nhấn mạnh hợp tác đa phương
Lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương, coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 lần thứ 23 với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương, coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác và hòa bình tại khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị chiều 14/11. Ảnh: Báo Chính phủ .
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ủng hộ thúc đẩy liên kết và khôi phục kinh tế, cho rằng tương trợ lẫn nhau giữa các nước trong ứng phó Covid-19 là biểu hiện rõ nhất của tình đoàn kết và hữu nghị.
Tổng thống Hàn Quốc mong muốn ASEAN 3 tăng cường hợp tác vì hoà bình và thịnh vượng, nâng cao tự cường kinh tế và tạo điều kiện phát triển kinh tế. Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi thúc đẩy hợp tác giữa các nước để vượt qua thách thức từ đại dịch, đánh giá cao khởi động thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (AC-PHEED).
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đóng góp một triệu USD mỗi nước, cùng đóng góp 300.000 USD từ Quỹ Hợp tác ASEAN 3 cho Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước ASEAN 3 tiếp tục giữ đà hợp tác, từng bước đẩy lùi Covid-19, giảm thiểu tác động của dịch bệnh, duy trì ổn định nền tảng kinh tế tài chính vĩ mô, thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững.
Các lãnh đạo cũng ghi nhận kết quả tích cực trong hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và 5 nước (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) đã ký hiệp định thương mại tư do. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng sớm ký kết RCEP để thúc đẩy thương mại đa phương và nỗ lực liên kết kinh tế khu vực.
Thủ tướng cho rằng ưu tiên hàng đầu hiện nay là tập trung kiểm soát và đẩy lùi Covid-19, từng bước khắc phục hậu quả và thúc đẩy phục hồi bền vững. Ông đề nghị Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu dịch tễ và dự phòng các tình huống y tế công cộng, hỗ trợ triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN.
Thủ tướng khẳng định lập trường chung của ASEAN về xây dựng Biển Đông hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, ủng hộ đối thoại và hợp tác hướng đến hòa bình bền vững, phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 nằm trong chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam chủ trì. Đây là hội nghị quan trọng nhất trong năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam, được tổ chức từ 12/11 đến 15/11 theo hình thức trực tuyến.
Tình hình dịch bệnh COVID - 19 ngày 12/11 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 12/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 52.612.254 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.292.258 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 36.784.614 người. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...