‘Không chống dịch và tiêm chủng tốt, bạch hầu có thể bùng phát’
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nếu Việt Nam không chống dịch và thực hiện tiêm chủng tốt, dịch bạch hầu có thể bùng phát, nhất là trong điều kiện giao lưu thuận lợi như hiện nay.
Dịch bạch hầu đang được ghi nhận ở Đắk Nông với 12 ca mắc, một trẻ tử vong; Kon Tum 8 ca mắc, một người lành mang trùng, thậm chí TP.HCM cũng ghi nhận trường hợp mắc căn bệnh này. Điều đó khiến người dân lo lắng, nhất là trong bối cảnh đang có đại dịch.
Là chuyên gia lâu năm trong ngành y học dự phòng và trải qua nhiều dịch bạch hầu, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đã có trao đổi với Zing về tình hình diễn biến của dịch bệnh này.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: Hà Quyên.
Không bất thường nhưng cần chống dịch tốt
- Nhiều thông tin về các ca mắc bạch hầu gần đây khiến người dân lo ngại. Dịch bạch hầu năm nay có phải đang diễn biến bất thường?
- Không phải bất thường. Như chúng ta thấy, bạch hầu đang được ghi nhận ở vùng Tây Nguyên. Những năm trước, bệnh vẫn lưu hành tại khu vực này, ở một số tỉnh như Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Lý do là những nơi này có tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến bạch hầu vẫn lưu hành, các ca ghi nhận rải rác. Vào tháng 9 năm ngoái, tôi vẫn đi chống dịch bạch hầu ở Đắk Lắk. Chúng ta cần hiểu dịch bạch hầu năm nay không có gì bất thường và những vùng tiêm chủng kém mới ghi nhận. Số bệnh nhân vừa được ghi nhận đa số ở lứa tuổi mà cách đây 7-9 năm không tiêm chủng. Tức vào thời điểm 7-9 năm trước, họ phải tiêm vaccine bạch hầu từ lúc 2-3 tháng tuổi, nhắc lại khi gần 2 tuổi nhưng không tiêm hoặc tiêm không đủ.
- TP.HCM cũng ghi nhận một ca mắc. Nguyên nhân cũng là tiêm chủng kém?
Video đang HOT
- Không phải tiêm ngừa vaccine bạch hầu là có thể ngừa bệnh 100%. Một số trường hợp tiêm trong thời gian quá lâu, cơ thể chưa tạo ra đủ kháng thể để kháng lại vi khuẩn gây bệnh cũng có thể mắc.
- Theo ông, dịch bạch hầu năm nay có đáng lo ngại?
- Bạch hầu lây qua đường hô hấp với số mắc và tử vong rất cao. Trước đây, bệnh có ở tất cả địa phương trong cả nước, sau khi có chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 trở lại đây, bạch hầu giảm đi rất nhiều. Nhiều năm, không xảy ra dịch trong phạm vi cả nước, tuy nhiên, vài năm gần đây, dịch bạch hầu quay trở lại, đặc biệt ở miền Trung như tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Tây Nguyên mà gần đây nhất là ở Đắk Nông, Kon Tum. Nếu chúng ta không chống dịch tốt, không thực hiện tiêm chủng tốt, tình hình dịch có thể bùng phát, đặc biệt trong điều kiện giao lưu đi lại các nơi thuận tiện như hiện nay.
Bạch hầu không lây mạnh như virus
- Có lẽ người dân lo lắng bởi dịch bạch hầu được ghi nhận trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến khó lường. Có mối liên hệ nào giữa hai dịch bệnh này không?
- Bạch hầu không có liên hệ với dịch Covid-19. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh.
Bạch hầu do vi khuẩn gây ra, lây theo đường hô hấp nhưng không mạnh như virus, chúng ta cũng dễ khoanh vùng người có tiếp xúc với bệnh nhân hơn Covid-19. Đặc biệt, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc dự phòng và vaccine phòng bệnh. Những người được khoanh vùng, người lành mang trùng sẽ được uống thuốc dự phòng bạch hầu, có nhạy cảm rất tốt. Còn tiêm vaccine thì sau 15 ngày sẽ có miễn dịch.
- Người dân cần làm gì để phòng bệnh?
- Để tránh lây lan, người mắc bạch hầu không đi tiếp xúc với người khác, người trong vùng dịch cũng cần thực hiện tránh tiếp xúc người khác.
Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh phòng bệnh như khử khuẩn, rửa tay xà phòng là rất cần thiết. Người dân cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt, tổ chức tiêm phòng vẫn là hữu hiệu nhất để phòng chống bạch hầu. Cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Tất cả biện pháp trên phải được làm triệt để thì chúng ta mới có thể khống chế được dịch bạch hầu.
TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng Quốc gia nhận định trong năm nay, các ca bệnh bạch hầu lẻ tẻ sẽ tiếp tục được ghi nhận ở các địa phương.
Hầu hết người mắc bệnh là trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Đa phần ca mắc là những trường hợp không tiêm hoặc tiêm không đủ mũi vaccine phòng bệnh; trong đó có những trường hợp đã tiêm 3-4 mũi những vẫn mắc bệnh. Lý do là các trường hợp này sau một thời gian, miễn dịch đã giảm xuống.
Thời gian gần đây, bệnh bạch đã có dấu hiệu tăng lên. Năm 2019, Việt Nam đã ghi nhận 50 trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở 7 tỉnh, thành.
“Năm 2019, tỷ lệ tiêm chủng vaccine 5 trong 1 (có chứa thành phần bạch hầu) bị ảnh hưởng và nhóm người ở độ tuổi lớn có thể chưa tiêm vaccine trước đây hoặc đã tiêm nhưng quá lâu nên khả năng miễn dịch đã giảm xuống. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn đang có dấu hiệu tăng lên”, TS Huyền lý giải.
Trước tình hình bệnh có dấu hiệu đang tăng và dịch chuyển sang đối tượng trẻ lớn và người lớn, từ năm 2019, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có định hướng triển khai tiêm nhắc vaccine bạch hầu, vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ lớn và người lớn để mở rộng hàng rào miễn dịch cộng đồng.
Hiện Việt Nam có vaccine uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td) phòng bệnh bạch hầu, tiêm cho trẻ lớn vào lúc 7 tuổi có thể giúp tăng đối tượng tiêm nhắc lại phòng bệnh.
Tây Nguyên loay hoay với bạch hầu bùng phát
Từ một ổ dịch bạch hầu, sau đó bùng phát thêm 2 điểm mới ở tỉnh Đắk Nông khiến 1 người tử vong, 1 người đang trong tình trạng nguy kịch... Tây Nguyên dường như loay hoay với bạch hầu trong bối cảnh bệnh còn xuất hiện thêm điểm mới ở TP Hồ Chí Minh, Kon Tum...
Nhiều người Mông sống bên trong ổ dịch xã Quảng Hòa
Vai trò Bộ Y tế ở đâu?
Ngày 26/6 Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo Sở Y tế triển khai công tác kiểm soát dịch bệnh tại các ổ dịch bạch hầu, tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, ổ dịch mới phát sinh, cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài...
Điều đáng nói, công văn chỉ đạo của Bộ Y tế đưa ra sau gần 1 tháng dịch bệnh bùng phát ở tỉnh Đắk Nông. Ngành y tế địa phương đang loay hoay chưa xác định được nguồn lây thì đã ghi nhận có 12 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu; 1 ca tử vong; 1 ổ dịch ở huyện Krông Nô được khoanh vùng, khống chế; 2 ổ dịch còn lại ở xã Đắk R'măng, xã Quảng Hòa, cùng huyện Đăk Glong.
Nhiều câu hỏi được đặt ra với chính quyền và cơ quan chức năng địa phương khi số lượng bệnh nhân tăng nhanh. Thậm chí một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông còn có ý đổ lỗi do người dân không đi tiêm chủng.
Kon Tum khống chế 5 ổ dịch
Ngày 26/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết, trên địa bàn hiện đã có 5 ổ dịch bạch hầu tại TP Kon Tum, huyện Đắk Hà, huyện Sa Thầy và huyện Đắk Tô (2 ổ dịch). Các ổ dịch trên xuất hiện từ cuối tháng 1/2020 đến giữa tháng 6/2020. Tổng cộng 6 trường hợp mắc bệnh, những người này đều có triệu chứng ban đầu là sốt, viêm họng, viêm Amydal, họng nhiều giả mạc. Ngay khi phát hiện, các ca bệnh đều được điều tra tiền sử tiêm chủng và tiến hành cách ly, điều trị tích cực. Tất cả ca bệnh đã hoàn toàn bình phục và xuất viện.
Ngành y tế tỉnh Kon Tum tiếp tục điều tra, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh để điều trị dự phòng và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Đối với vùng dịch, ngành y tế tỉnh Kon Tum đã triển khai các biện pháp phòng chống như hạn chế đi lại, cho uống kháng sinh điều trị dự phòng, vệ sinh môi trường; truyền thông theo nhóm về tác dụng và lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Ngoài ra, địa phương này tổ chức rà soát, tiêm vét vắc-xin DPT-VGB-Hib cho trẻ em từ 2 đến 18 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc chưa đủ mũi và tiêm nhắc vắc-xin DPT4 cho các đối tượng 18 đến 48 tháng tuổi chưa được tiêm.
Bệnh viện Quân y 175-Bộ Quốc phòng (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đơn vị này đang điều trị cho một bệnh nhân với các biểu hiện sốt, đau họng, khó thở, vùng hàm sưng to... Kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xác định bệnh nhân mắc bạch hầu. Nhiều nhân viên y tế và các bệnh nhân tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh trên đã được cách ly.
Ba nguyên mẫu vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga có hiệu quả cao RIA trích dẫn thông báo của Tổng Giám đốc Trung tâm khoa học "Vektor", ông Rinat Maksyutov cho biết, ba nguyên mẫu vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga đã vượt qua thử nghiệm thành công về khả năng hình thành đáp ứng miễn dịch. Trước đó, hôm 18/6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đã tiêm thử nghiệm vắc-xin phòng chống Covid-19 cho 18...