Không cho phép kẻ mạnh bắt nạt
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao Á – Phi 2015 vào hôm qua 22.4, Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo đánh giá: “ Thế giới mà chúng ta thừa hưởng ngày nay vẫn còn đầy bất công mang tính toàn cầu, sự bất bình đẳng và bạo lực. Giấc mơ chung của chúng ta về một nền văn minh thế giới mới dựa trên công bằng xã hội, bình đẳng, hài hòa và thịnh vượng, vẫn chưa trở thành hiện thực”.
Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao Á – Phi 2015 – Ảnh: AFP
Tổng thống Indonesia thẳng thắn phê phán rằng việc một nhóm các quốc gia giàu cho rằng có thể thay đổi thế giới bằng cách sử dụng vũ lực. Theo ông, việc sử dụng vũ lực đơn phương ngoài yêu cầu của LHQ đã làm suy yếu sự tồn tại của “cơ thể thế giới” và chỉ đem lại sự khốn cùng.
Ông Widodo kêu gọi các quốc gia Á, Phi hợp tác chặt chẽ để xóa đói giảm nghèo, cải thiện dịch vụ giáo dục và y tế, thúc đẩy khoa học – công nghệ và cung cấp việc làm cho mọi người dân. Bên cạnh đó là thúc đẩy đoàn kết, cùng phát triển, mở rộng hợp tác thương mại – đầu tư…
Video đang HOT
Tổng thống Indonesia nhấn mạnh đến sự ổn định bên trong và bên ngoài của mỗi quốc gia cũng như vấn đề tôn trọng nhân quyền. Ông cũng đề nghị các quốc gia Á, Phi hợp tác để đảm bảo rằng các đại dương và vùng biển an toàn cho thương mại quốc tế. “Chúng tôi hy vọng rằng không có xung đột giữa các quốc gia hoặc giải quyết tranh chấp bằng vũ lực”, ông Widodo nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhìn nhận các quốc gia Á, Phi hiện đang chia sẻ nhiều nguy cơ hơn so với thời điểm 60 năm trước. Tuy nhiên ông Abe đã khẳng định quyết tâm của Nhật trong đảm bảo hòa bình, thịnh vượng theo những nguyên tắc được đưa ra tại Hội nghị Á – Phi lần thứ nhất (Bandung 1955).
Nhắc lại các nguyên tắc “Không có hành động xâm lược, đe dọa xâm lược hoặc sử dụng vũ lực đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”, “giải quyết tất cả các cuộc xung đột quốc tế bằng các biện pháp hòa bình” của Hội nghị Bandung 1955, Thủ tướng Abe khẳng định “không bao giờ cho phép, việc sử dụng, mà không bị ngăn chặn, sức mạnh của kẻ mạnh hơn để ép buộc kẻ yếu hơn”. Ông Abe đã nhắc lại “sự thông thái của các vị tiền bối” tại Hội nghị Bandung 1955 đó là nguyên tắc luật pháp cần phải “bảo vệ phẩm giá của các quốc gia có chủ quyền dù là nước lớn hay nước nhỏ”.
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Việt Nam kêu gọi hợp tác ứng phó với đe dọa an ninh hàng hải
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã kêu gọi các nước Á - Phi cùng hợp tác để ứng phó với các thách thức ở các khu vực, trong đó có Biển Đông, như đe doạ đối với an ninh hàng hải, các hành động tôn tạo trái phép... làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Ngày 21/4/2015, tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, đã diễn ra cuộc Toạ đàm cấp Bộ trưởng bên lề Hội nghị cấp cao Á-Phi với chủ đề "Chính sách, kinh nghiệm và thách thức trong quản lý biển và đại dương nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững". Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng và Trưởng đoàn các nước Á-Phi có biển ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương tham gia sự kiện này.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tại cuộc tọa đàm (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Biển và đại dương có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, đặc biệt là các nước ven biển và hải đảo. Chính vì vậy, một trong những Mục tiêu phát triển bền vững dự kiến được Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 là Bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các tài nguyên vì phát triển bền vững.
Tham gia thảo luận, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng các nước Á-Phi cần tích cực tham gia xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau 2015, trong đó có Mục tiêu về biển và đại dương, tăng cường hợp tác sử dụng bền vững các tài nguyên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải.
Nhằm bảo vệ biển và đại dương cho các thế hệ mai sau, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc kêu gọi các nước cùng hợp tác để ứng phó hiệu quả với các thách thức ở các khu vực, trong đó có Biển Đông, như đe doạ đối với an toàn và an ninh hàng hải, các hành động tôn tạo trái với luật pháp quốc tế, thay đổi hiện trạng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Các đại biểu nhất trí cho rằng để thực hiện Mục tiêu này cần quản lý hiệu quả các hoạt động đánh bắt, phòng chống ô nhiêm môi trường biển và tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Các nước cũng nhấn mạnh cần cùng nhau xử lý tốt các thách thức như biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt bừa bãi, cướp biển, tranh chấp biển đảo.
Trong đó, Indonesia, Timor Leste, Morocco, Madagascar... nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là nền tảng cho hợp tác về biển, đại dương.
Philippines cho rằng các hoạt động tôn tạo đang gây hại nghiêm trọng cho các dải san hô và tài nguyên sinh vật biển, môi trường biển và đại dương.
PV
Theo Dantri
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị Cấp cao Á Phi từ 22-23/4 Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi tại thủ đô Jakarta từ ngày 22-23/4. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Sau đó, Chủ tịch nước sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955...