Không cho phép hoạt động xe buýt mini ở TP HCM
Ngày 6/8, nguồn tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết, đơn vị này đã bác bỏ đề xuất cho phép mở các tuyến xe buýt mini (dưới 17 chỗ ngồi) hoạt động trên địa bàn TP HCM.
Trước đó, lãnh đạo TP HCM đưa ra ý tưởng mở nhiều tuyến xe buýt cỡ nhỏ, sức chứa 17 người/xe có thể đặt trực tuyến để thu hút người đi cũng như “giảm ùn tắc, kẹt xe”. Loạt xe buýt này sẽ hoạt động độc lập, không nhận tiền trợ giá của thành phố và do doanh nghiệp tự đầu tư phương tiện, bắt khách. Mức giá ban đầu được đưa ra là từ 30 đến 40 ngàn đồng/người/lượt.
Theo Bộ GTVT, hiện nay Nghị định 10/2020 quy định các phương tiện xe buýt công cộng phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên và có chỗ ngồi, chỗ đứng dành cho hành khách. Do đó, Bộ này yêu cầu chính quyền TP HCM tạm thời chưa thực hiện chủ trương trên.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng cho rằng, đơn vị thực hiện đề xuất trên là Công ty TNHH Busgo không phù hợp với một số quy định về pháp luật và Nghị định sẵn có về vận tải hành khách công cộng ở đô thị.
Bác đề xuất mở tuyến buýt mini của TP Hồ Chí Minh
Bộ GTVT cho rằng đề xuất mở tuyến xe buýt mini có ứng dụng công nghệ của Sở GTVT Hồ Chí Minh là chưa phù hợp.
Bộ GTVT khẳng định đề xuất mở 6 tuyến buýt mini loại 17 ghế ngồi phục vụ người dân ở các tuyến đường nhỏ, hẻm của TP Hồ Chí Minh chưa phù hợp với Luật GTĐB 2008 - Ảnh minh họa
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đề xuất của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh về đề án cung cấp dịch vụ vận chuyển xe buýt có sức chứa nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ trên địa bàn thành phố.
Trước đó, Sở này đã báo cáo đề xuất của Công ty TNHH Busgo mở 6 tuyến buýt mini loại 17 ghế ngồi kết nối giữa Quận 1 với các Quận 2, 7 và 9, phục vụ người dân ở các tuyến đường nhỏ, hẻm.
Phương tiện sử dụng là loại ô tô có sức chứa nhỏ dưới 17 chỗ (không có chỗ đứng) để vận chuyển hành khách kết nối giữa các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông...trên địa bàn thành phố, kết nối với các tuyến vận tải khối lượng lớn, kết nối với các phương thức vận tải theo tuyến đường. Giá vé 30.000 - 40.000 đồng trong giờ cao điểm và 10.000 - 30.000 đồng giờ thấp điểm.
Để mua vé, người dân tải phần mềm Godee để chọn giờ và đặt ghế ngồi; nhận thông tin về dịch vụ; chọn tuyến đường phù hợp; thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt; thông báo biển số, lộ trình cho hành khách. Phương tiện loại hình này chỉ di chuyển dựa trên các thông tin đặt chỗ trước qua ứng dụng, không dừng ở những trạm không có khách đặt xe.
"Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho rằng đề xuất của Công ty TNHH Busgo với các nội dung nêu trên là phù hợp đồng thời đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận cho thành phố sử dụng phương tiện có sức chứa dưới 17 chỗ và không bố trí chỗ đứng để tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có sức chứa nhỏ trên địa bàn", Bộ GTVT cho biết.
Trả lời đề xuất này, Bộ GTVT khẳng định, đề xuất của Công ty TNHH Busgo không phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Thông tư số 12/2020 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT TP Hồ Chí Minh hướng dẫn không thực hiện đối với đề xuất nêu trên.
"Đối với đề xuất về phương tiện có sức chứa dưới 17 chỗ và không bố trí chỗ đứng, yêu cầu Sở GTVT TP Hồ Chí Minh tham mưu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô", Bộ GTVT yêu cầu.
Chậm triển khai ETC, doanh nghiệp BOT sẽ buộc tạm dừng thu phí Đây là nội dung tiếp tục được nhấn mạnh tại Thông tư 15/2020/TT-BGTVT vừa được Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Bị nhắc nhở 2 lần, doanh nghiệp BOT sẽ buộc tạm dừng thu phí. Ảnh minh hoạ. Về lý do bị tạm dừng thu phí, Thông tư mới của Bộ GTVT cũng nêu rõ, các doanh nghiệp dự án, nhà đầu...