Không cho gia đình gặp người bị tạm giam có đúng không?
Nơi tạm giữ, tạm giam chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Hỏi: Công an bắt tạm giam chồng tôi vì tội cố ý gây thương tích đến nay là ngày thứ 24, nhưng phía Công an không cho tôi vào thăm, gặp gỡ chồng tôi. Cho tôi được hỏi công an không cho người thân vào thăm người bị bắt tạm giam có đúng hay không?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong tố tụng hình nhằm để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền. Bên cạnh đó, tại Điều 89 cũng quy định về chế độ tạm giữ, tạm giam, theo đó nơi tạm giữ, tạm giam chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 20 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BCA có hiệu lực ngày 07/04/2014 có quy định:”Việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự hoặc có văn bản của cơ quan hoặc trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây:
- Khi có quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án phạt tù đến trại giam;
Video đang HOT
- Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
- Khi có quyết định của cơ quan thụ lý vụ án chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;
- Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ.
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1 Điều 21của Văn bản này có quy định Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ trong trường hợp cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác. Quy chế chỉ rõ, trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện lệnh trích xuất giao đầy đủ các văn bản hợp pháp để xem xét, kiểm tra nhằm bảo đảm trích xuất đúng người và lập thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người đó.
Cũng tại Khoản 2, Điều 22 Văn bản này quy định:” Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Căn cứ vào quy định trên, thì việc gặp người thân đối với người bị tạm, tạm giữ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án. Do đó, nếu việc gặp người thân có ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án thì cơ quan công an có quyền không cho người bị tạm giam tiếp xúc với người thân. Như vậy, gia đình, thân nhân muốn được thăm nom người thân của mình đang bị tam giam, tạm giữ cần làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn xét xử. Việc có được gặp hay không là hoàn toàn do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định, chỉ khi được cơ quan thụ lý đồng ý thì gia đình bạn mới được vào thăm người bị tạm giam. Vì vậy việc cơ quan công an không cho người thân vào thăm người bị bắt tạm giam là có căn cứ và không trái với quy định pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam
Dự án luật tạm giam, tạm giữ được đánh giá có nhiều ưu điểm thể hiện đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam, tạm giữ.
Dự án luật Thi hành Tạm giữ tạm giam được kỳ vọng sẽ bảo đảm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn công tác tạm giữ, tạm giam, nhất là tình trạng bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người.
Tuy nhiên để đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi, nhiều ý kiến chuyên gia đề nghị Dự thảo Luật cần có những quy định rõ ràng minh bạch hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của người bị giữ bị giam.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia khẳng định, mọi hành vi vi phạm và tội phạm đều phải xử lý nghiêm minh, công bằng trước pháp luật. Tuy nhiên, những người bị bắt, bị tạm giam giữ, bị can, bị cáo, bị tình nghi buộc tội cũng là con người và đây là số người yếu thế. Cần phải đảm bảo quyền con người, quyền công dân của những người này. Đây là một trong những nội dung đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận, bổn phận những đạo luật sau Hiến pháp phải thể hiện được tinh thần mới của Hiến pháp.
Điểm tiến bộ là Dự thảo luật Thi hành tạm giữ tạm giam có thêm các quy định về phân loại tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, đồng thời khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Hồng Bách, đoàn Luật sư Hà Nội, Dự thảo luật cần quy định rõ ràng hơn, đặc biệt là đảm bảo các quyền lợi của người bị tạm giữ tạm giam chứ không chỉ là quy định chung "có thể" như trong Dự thảo:
"Nếu chúng ta không có quy định chặt chẽ sẽ dẫn tới việc lạm dụng của một số cán bộ trong khi làm nhiệm vụ hoặc một số người có liên quan tới công tác điều tra. Cần phải có những quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn, trong trường hợp nào thì được phép tạm giam, tạm giữ hoặc quyền của người được phép tạm giam tạm giữ, trình tự thủ tục để từ đó người bị bắt tạm giam, tạm giữ biết được quyền của mình và người ta thực hiện quyền của mình. Một trong những quyền đó là được yêu cầu mời luật sư để tránh trường hợp oan sai", luật sư Nguyễn Hồng Bách đề nghị.
Việc đảm bảo quyền con người, trong đó có đảm bảo các quyền lợi về bảo vệ sức khỏe, thân thể, tính mạng và ngăn chặn dịch bệnh với những nhóm đối tượng cụ thể khác cần được thể hiện rõ hơn trong dự thảo Luật.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến: "Trong giai đoạn tạm giữ tạm giam, người bị tạm giữ, tạm giam chưa bị kết tội theo bản án có hiệu lực của pháp luật do tòa án tuyên, chỉ trong trường hợp thật cần thiết là kèm theo lý do luật thì mới áp dụng biện pháp tạm giữ tạm giam, dự thảo cần quy định rõ trách nhiệm đảm bảo tính mạng, danh dự của người bị tạm giam tạm giữ, cho chủ thể thực hiện quản lý. Chúng ta cũng nên quy định biện pháp chế tài vì nếu có chế tài thì những người thực hiện chức năng nhiệm vụ công vụ mới làm tốt công việc của mình".
Nghe âm thanh tại đây:
Mô hình quản lý nhà tạm giữ, tạm giam cần có sự tách bạch độc lập về mặt tổ chức giữa cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan điều tra. Các chuyên gia cũng nêu thực tế, mặc dù trại tạm giam, nhà tạm giữ ở các tỉnh, huyện đang do cơ quan quản lý thi hành án và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, cấp huyện quản lý, về cơ bản đã tách khỏi hệ thống cơ quan điều tra cùng cấp, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng nơi tạm giam, tạm giữ để thực hiện bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra của các cá nhân tại cơ quan điều tra cùng cấp. Do vậy, nhất trí với việc giữ nguyên mô hình quản lý nhà tạm giữ, tạm giam như hiện nay nhưng ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề nghị cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà tạm giữ, tạm giam để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền trong giai đoạn điều tra trước khi khởi tố.
"Người tạm giữ tạm giam với các vị trí khác nhau trong tố tụng, họ có thể là bị cáo, nhân chứng cho vụ án, cũng có thể là người liên quan, vì vậy cần phải tính toán cụ thể để đảm bảo được quyền con người trong thực hiện chế độ tạm giữ tạm giam. Làm sao đảm bảo độc lập tương đối giữa công tác điều tra với quản lý tạm giữ tạm giam, khắc phục và hạn chế vi phạm đặc biệt nhục hình, phù hợp với những đối tượng và tính chất mức độ của các bên trong tham gia hoạt động tố tụng", ông Khánh phân tích.
Theo xu hướng tiến bộ của các nền tư pháp văn minh, các chuyên gia cũng đề nghị Dự thảo Luật thi hành tạm giữ tạm giam cần quy định rút ngắn thời hạn tạm giam, tạm giữ. Việc rút ngắn thời hạn này sẽ làm các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ trong giải quyết vụ án, hạn chế tình trạng căng thẳng của bị can bị cáo./.
Thu Hiền
Theo_VOV
Những tình huống vụ phạm nhân thụ án trong trại giam, chết tại nhà Hiện các cơ quan CA Tỉnh Hải Dương vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về việc vì sao phạm nhân thụ án trong trại giam, chết tại nhà. Đang trong thời gian thụ án, phạm nhân Nguyễn Văn Định (41 tuổi, trú tại 14/156 Điện Biên Phủ, phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương) đã treo cổ chết tại nhà riêng. Về...