Không cho CSGT trưng dụng xe sẽ bị phạt thế nào?
Tôi nghe nói cảnh sát giao thông được trưng dụng phương tiện người dân khi có tình huống khẩn cấp như cấp cứu nạn nhân, truy bắt tội phạm… Nếu vì nhiều lý do cá nhân, tôi không cho cảnh sát trưng dụng tài sản của mình sẽ bị xử lý như thế nào? (Hải Tuấn)
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân có quyền được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
Khoản 15 Điều 15 Luật Công an nhân dân cũng quy định lực lượng công an nhân dân có quyền huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
Video đang HOT
Điều 24 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản quy định: Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản là nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Như vậy, khi có quyết định của Bộ trưởng Công an, cảnh sát giao thông có quyền được trưng dụng các loại phương tiện giao thông trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
Điều 31 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản có quy định trong trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
Trường hợp có quyết định cưỡng chế thi hành đúng theo quy định mà chủ tài sản dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 257 của Bộ luật Hình sự.
Luật sư Đỗ Trọng Linh (Công ty Luật Bảo An, Hà Nội)
Theo_Dân việt
Lái xe gây tai nạn bỏ chạy xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trong trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, cảnh sát giao thông có thể căn cứ vào dấu vết để lại trên phương tiện để truy bắt...
Theo quy định tại dự thảo này, trong trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ chạy, lực lượng Cảnh sát giao thông được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông mà người gây tai nạn bỏ chạy phải nhanh chóng đến hiện trường thu thập các dấu vết, vật chứng tại hiện trường; ghi lời khai của những người biết việc, người bị nạn; hỏi kỹ về đặc điểm người gây tai nạn bỏ chạy; hỏi rõ loại xe, màu sơn, biển số..., đặc biệt là vị trí của những phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy. Đối chiếu, xác định những dấu vết có thể hình thành trong quá trình va chạm.
Ảnh minh họa.
Căn cứ đặc điểm phương tiện bỏ chạy, các dấu vết có thể để lại trên phương tiện để tổ chức truy tìm người, phương tiện gây tai nạn, đồng thời thông báo cho các Đội, Trạm Cảnh sát giao thông trên tuyến phối hợp truy bắt.
Tổ chức điều tra, giải quyết theo quy định tại Chương II Thông tư này. Quá trình điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm, thì báo cáo lãnh đạo để chuyển giao hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để điều tra, giải quyết theo quy định; đồng thời, tiếp tục phối hợp truy tìm. Cũng tại dự thảo Thông tư này, còn quy định việc xử lý tình huống trong trường hợp người bị nạn từ chối, không đi cấp cứu.
Theo đó, trong trường hợp này, cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông hoặc nhân viên y tế có mặt đưa người bị nạn đi cấp cứu mà người bị nạn từ chối thì cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải lập biên bản ghi nhận việc người bị nạn từ chối đi cấp cứu, có sự xác nhận của nhân viên y tế, người chứng kiến.
Nếu chỉ có cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đưa người bị nạn đi cấp cứu mà người bị nạn từ chối thì phải lập biên bản ghi nhận việc người bị nạn từ chối đi cấp cứu, có người chứng kiến xác nhận.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Nữ CN nhặt vàng ở Cà Mau: Không có căn cứ để trả lại đơn kiện Việc TAND TP. Cà Mau không thụ lý vụ án, mà trả lại đơn kiện cho bà Mai là trái với các quy định của Luật Tố tụng hành chính hiện hành. Vừa qua, TAND TP. Cà Mau có thông báo trả lại đơn kiện của bà Phạm Tuyết Mai (36 tuổi, ngụ xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), người...