Không cho “anh” thành “chị”: Máy móc!
Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng, nếu UBND tỉnh Bình Phước thu hồi Quyêt định xác định lại giới tính cho anh Phạm Văn Hiêp thành chị Phạm Lê Quỳnh Trâm thì đây là việc làm thể hiện tư duy pháp lý máy móc, không thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.
Trả lời chúng tôi, Luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho rằng, nếu UBND tỉnh Bình Phước đề nghị thu hồi Quyêt định xác định lại giới tính cho “cô” Phạm Lê Quỳnh Trâm là không thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.
Trước hết, Luật sư Phạm Thanh Bình khẳng định, xác định lại giới tính là một quyền của công dân. Điều 36 BLDS có quy định về quyền xác định lại giới tính. Theo đó cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính có khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học.
Luật sư Bình thừa nhận, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, UBND tỉnh Bình Phước có quyền thu hồi quyết định công nhận xác định lại giới tính đối với “cô Trâm”.
Bởi Nghị định 88/2008/NĐ-CP cũng như một số Nghị định khác đã quy định về vấn đề này. Trong đó Nghị định 88 là quy định cụ thể nhất.
Theo Luật sư Bình, Nghị định 88 quy định chỉ xác định lại giới tính trong trường hợp có sự can thiệp tại cơ sở y tế của Việt Nam, được Bộ Y tế cho phép và đủ khả năng làm việc này. Như vậy, pháp luật chưa có quy định xác định lại giới tính cho trường hợp chuyển đổi giới tính ở nước ngoài.
Luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội)
Hơn nữa, Nghị định 88 quy định chỉ 2 trường hợp được xác định lại giới tính. Thứ nhất có khuyết tật bẩm sinh về giới tính. Thứ hai chưa được định hình giới tính chính xác (tức chưa phân biệt được nam hay nữ về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thê).
“Tôi không rõ anh Phạm Văn Hiệp chuyển thành cô Phạm Lê Quỳnh Trâm, trước đó được xác định rõ giới tính hay chưa? Nhưng nếu đã xác định là nam từ trước đó, thì anh Hiệp không thuộc 2 trường hợp quy định trong Nghị định 88″ – Vị giám đốc Công ty luật Bảo Ngọc cho hay.
Luật sư cho rằng, nếu theo thông tin báo chí, trước khi phẫu thuật, anh Phạm Văn Hiệp đã là nam giới hoàn chỉnh. “Anh rể của Hiệp cho biết, khi học cấp 3 Hiệp vẫn là chàng trai bình thường, từ hình thức bên ngoài lẫn nhận thức bên trong. Hiệp có lông ngực, lông chân tay, râu quai nón…” – Luật sư viện dẫn thông tin báo chí.
Tuy nhiên, ông cho rằng điều này chứng tỏ sự thiếu sót của pháp luật khi chưa có quy định việc giải phẫu giới tính ở nước ngoài.
Video đang HOT
Mặt khác, quy định về các trường hợp được xác định lại giới tính cũng chưa đầy đủ. Bởi nếu một người có đầy đủ yếu tố xác định giới tính chẳng dại gì bỗng dưng lại bỏ rất nhiều tiền để phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Có thể đến một giai đoạn nào đó, trong con người là đàn ông xuất hiện gen nữ hoặc ngược lại.
Hơn nữa, Điều 12 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định: “Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ thẩm quyền (quy định tại Điều 8 Nghị định 88) để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế”.
Vậy riêng Phạm Lê Quỳnh Trâm, theo thông tin được công bố, cô đến Thái Lan từ năm 2006, đến cuối tháng 4/2008, Trâm đã thực hiện xong cuộc phẫu thuật. Nghĩa là cô đã thực hiện chuyển đổi giới tính trước ngày 20/8/2008 khi Nghị định 88 (ký ngày 5/8/2008, có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng công báo). Như vậy, Quỳnh Trâm phải áp dụng quy định tại Điều 12 Nghị định 88 đối với trường hợp của Quỳnh Trâm mới đúng.
Như vậy, theo LS Bình, việc thu hồi quyết định xác định lại giới tính cho Phạm Lê Quỳnh Trâm thể hiện một tư duy pháp lý quá máy móc, cứng nhắc, không xem xét hoàn cảnh thực tế, không thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.
Ông Bình lý giải thêm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước đã xác định người này đúng thực tế đã có các bộ phận sinh dục của phụ nữ. Vậy chẳng có lý do gì mà lại không cho phép người ta được mang giới tính nữ.
Việc UBND huyện Chơn Thành đã cấp các giấy tờ công nhận giới tính cho cô Quỳnh Trâm là phù hợp với thực tế, không có lý do gì cứ phải vin vào quy định cứng nhắc để bắt người ta phải làm một người đàn ông, mang họ tên đàn ông trong khi cơ thể người ta hoàn toàn là một phụ nữ. Việc xác định lại giới tính đó không xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của công dân nào cả. Người ta là anh Phạm Văn Hiệp hay cô Phạm Lê Quỳnh Trâm cũng không ảnh hưởng gì đến ai.
“Công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm. Mặc dù luật pháp quy định chỉ những trường hợp như trên thì mới được xác định lại giới tính nhưng cũng không thể coi những việc luật pháp chưa quy định là không hợp pháp. Pháp luật đâu có quy định cấm hoặc không thừa nhận trường hợp người ta chuyển đổi giới tính ở nước ngoài và không thuộc những trường hợp được quy định trước?!” – Vị Luật sư nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với Ls. Bình, Luật sư Trịnh Anh Dũng (Trưởng VP Luật sư Trịnh, Hà Nội) ủng hộ việc công nhận xác định lại giới tính cho anh Phạm Văn Hiệp thành chị Phạm Lê Quỳnh Trâm nói riêng và cho những người chuyển giới nói chung.
Ngày càng có nhiều người công khai chuyện chuyển giới như Hương Giang (Thí sinh VN Idol 2012)
Vị Luật sư thừa nhận, hiện nay chúng ta chưa có nền tảng pháp lý về việc công nhận xác định lại giới tính đối với trường hợp người chuyển giới. Việc phẫu thuật chuyển giới chưa được pháp luật cho phép.
Ngoài quy định về 2 đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nói trên, Nghị định 88 còn cho phép sự can thiệp của cơ sở y tế. Sau khi đã can thiệp y tế xác định lại giới tính, cơ sở đó được cấp giấy chứng nhận y tế xác định lại giới tính cho người ta nhưng chỉ đối với 2 trường hợp nêu trên chứ không có trường hợp người chuyển giới. Trường hợp chuyển giới, trước đó bộ phận sinh dục đã định hình là nam hay nữ rồi nên không thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 88.
Cho nên, nếu trước đó đã định hình rõ giới tính thì việc can thiệp y tế chuyển đổi giới tính cũng là trái pháp luật.
Nhưng Ls. Trịnh Anh Dũng cho rằng, chuyển giới hay hôn nhân đồng giới đều thể hiện cảm xúc bình thường của con người. Người ta chỉ hạnh phúc khi được sống đúng là chính mình. Tại sao chúng ta phải ngăn cản người ta trong khi mọi con người đều có quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Luật sư Dũng viện dẫn: “Hiến pháp từ năm 1946 đã nói rõ, tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật.”
Trong khi đó, TS. Lê Quang Bình (Giám đốc Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – iSEE) dẫn ý kiến của một cán bộ pháp lý thuộc Trung tâm ICS, tổ chức của những người LGBT (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) tại Việt Nam. Cán bộ này cho rằng, việc hủy bỏ quyết định công nhận cũng không làm bất kỳ điều gì tốt hơn. Cô Quỳnh Trâm đã là một người phụ nữ, với hình hài, cơ thể và nhận dạng là một người phụ nữ. Nếu hủy bỏ các giấy tờ hiện tại, cô Quỳnh Trâm sẽ không thể tiếp tục cuộc sống bình thường được.
Theo 24h
CSGT không đeo thẻ cũng tham gia xử phạt
Dù quy định chỉ CSGT đeo "thẻ xanh" mới được dừng xe xử lý vi phạm nhưng theo ghi nhận của PV ngày 19/1, tại một số chốt tuần tra kiểm soát giao thông trên địa bàn TP.HCM, các cán bộ, chiến sĩ xử lý vi phạm có người đeo thẻ, người không.
Khoảng 9h sáng, trên quốc lộ 1 khu vực ngã ba 621 (Q.Thủ Đức), hai chiến sĩ Đội cảnh sát giao thông (CSGT) Rạch Chiếc lập chốt xử lý các phương tiện vi phạm. Theo quan sát, chỉ một chiến sĩ đeo "thẻ xanh" theo đúng quy định, còn một chiến sĩ không đeo thẻ nhưng vẫn tham gia yêu cầu người đi đường dừng xe để xử lý vi phạm. Trao đổi về nguyên nhân không đeo "thẻ xanh", chiến sĩ này cho biết do khi cấp thẻ in sai tên, họ nên đang chờ in lại.
Cảnh sát trật tự thổi phạt vi phạm giao thông trên đường Pasteur, Q.1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Chỗ đeo thẻ, chỗ không
Gọi đường dây nóng phản ảnh vi phạm của CSGT
Lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM cho biết nếu người dân phát hiện CSGT không đeo "thẻ xanh" theo quy định mà vẫn chặn xe xử lý vi phạm, có thể gọi tới đường dây nóng của PC67 phản ảnh. Số điện thoại đường dây nóng là: 08.38387521. Người dân cũng có thể phản ảnh trực tiếp tới đội CSGT nơi cán bộ vi phạm công tác hoặc Phòng PC67. Với các quận huyện, người dân có thể phản ảnh tới lãnh đạo công an các quận huyện để đơn vị đó xử lý.
Gần 10h, tại chốt dưới dạ cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh), hai chiến sĩ Đội CSGT Hàng Xanh cũng lập chốt xử lý phương tiện vi phạm. Trong hai chiến sĩ có một người không đeo "thẻ xanh" theo quy định nhưng vẫn yêu cầu người đi đường dừng xe. Chiến sĩ này cho biết sở dĩ chưa mang "thẻ xanh" vì chưa đủ thẻ để cấp hết cho cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm giao thông.
Cùng ngày, chúng tôi có mặt tại nhiều chốt giao thông như Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận), vòng xoay Phú Lâm (Q.6), giao lộ Ngô Quyền - Hùng Vương (Q.5), giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu (Q.3) thì các chiến sĩ ở đây đều đeo "thẻ xanh" nghiêm túc theo đúng quy định khi tuần tra, kiểm soát giao thông. Một chiến sĩ cho biết từ khi có quy định đeo "thẻ xanh" trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, nhiều người dân tỏ ra rất quan tâm, chú ý.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP.HCM cho biết, hiện còn một số trường hợp cán bộ, chiến sĩ chưa có "thẻ xanh" có nguyên nhân do Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) làm chưa kịp hoặc do trong khâu in ấn thẻ nhầm lẫn tên, họ... và sai sót này đang được khắc phục.
Để thuận lợi trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, cán bộ, chiến sĩ chưa có "thẻ xanh" sẽ tạm thời không đảm trách việc dừng phương tiện vi phạm mà chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ có "thẻ xanh" xử lý vi phạm giao thông.
Cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất (Công an TP.HCM) đeo "thẻ xanh" xử lý vi phạm - Ảnh: Gia Bảo
Phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
Rạng sáng 18/1, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc tổ công tác đặc biệt Công an TP.HCM ra quân xử lý vi phạm trên đường Võ Văn Kiệt ở địa bàn các quận 5, 6, Bình Tân, huyện Bình Chánh. Tổ công tác đặc biệt gồm các lực lượng CSGT, cảnh sát 113, cảnh sát trật tự phản ứng nhanh, cảnh sát hình sự đặc nhiệm, cảnh sát cơ động và lực lượng thanh niên xung phong được phân chia nhiệm vụ rõ ràng.
Trong đêm ra quân tổng lực này, tổ công tác đã xử lý vi phạm 117 trường hợp, trong đó tạm giữ 105 phương tiện, 35 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, lập biên bản tạm giữ 66 giấy phép lái xe và 19 trường hợp vi phạm khác.
Thượng tá Trần Thanh Trà, phó PC67 Công an TP.HCM, cho biết tổ công tác đặc biệt được thành lập nhằm mục đích phối hợp tổng lực các lực lượng trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Một chiến sĩ Đội CSGT Rạch Chiếc (Công an TP.HCM) chưa được cấp "thẻ xanh" do sai họ tên vẫn yêu cầu người vi phạm dừng xe xử lý sáng 19/1 - Ảnh: Gia Bảo
Nhiệm vụ của các lực lượng phối hợp được phân công cụ thể. Trong đó, lực lượng CSGT đảm trách việc tuần tra, kiểm soát xử lý các phương tiện vi phạm giao thông, kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy đăng ký xe, bằng lái và đo nồng độ cồn để lập biên bản xử lý vi phạm.
Cảnh sát hình sự đặc nhiệm kiểm tra các phương tiện, đối tượng tàng trữ hung khí, các chất ma túy và lập biên bản xác minh đối tượng. Còn cảnh sát trật tự phản ứng nhanh, cảnh sát 113, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ bảo vệ lực lượng CSGT khi xuất hiện các đối tượng có hành vi côn đồ, gây rối trật tự công cộng, đồng thời lực lượng này sẽ phối hợp với công an các quận, huyện trực tiếp trấn áp, bắt giữ các đối tượng để xử lý theo pháp luật. Lực lượng thanh niên xung phong sẽ hỗ trợ CSGT trong việc vận chuyển phương tiện vi phạm về kho xử lý.
Theo thượng tá Trà, lực lượng CSGT đeo "thẻ xanh" là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông. Các lực lượng khác trong quá trình đảm bảo an ninh trật tự nếu phát hiện đối tượng vi phạm trật tự giao thông như chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, gây rối trật tự công cộng, lưu thông vào đường cấm... có quyền lập biên bản xử lý vi phạm theo đúng quy định của nghị định 34, nghị định 71 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
(Theo nghị định 34/2010 của Chính phủ, ban hành ngày 2/4/2010)
"Không được dừng xe nếu không đeo thẻ"
Đó là khẳng định của trung tướng Tô Thường, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an, về những trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) không đeo "thẻ xanh" tham gia tuần tra xử lý giao thông trên đường. Ông Thường nói:
- Theo quy định thì phải có thẻ tuần tra kiểm soát mới được dừng xe xử lý. CSGT nào vi phạm thì giám đốc công an tỉnh, TP đó có trách nhiệm xử lý. Nếu người dân phát hiện những trường hợp CSGT vi phạm, không có thẻ mà vẫn dừng xe xử lý thì có thể phản ảnh tới nơi cán bộ đó công tác hoặc báo công an địa phương để xử lý.
* Hiện nay cảnh sát cơ động, trật tự, phản ứng nhanh, thậm chí là công an phường, xã cũng ra đường chặn xe xử lý vi phạm. Việc này có đúng không?
- Các lực lượng này được tăng cường để đảm bảo công tác trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông và phòng chống cướp chứ không phải đi phạt xe. Các lực lượng này chỉ hỗ trợ cho CSGT. Nếu họ cũng thực hiện chức năng dừng xe xử lý vi phạm thì quy định mới về việc chỉ những CSGT được cấp thẻ tuần tra kiểm soát mới được dừng xe xử lý đâu còn giá trị gì nữa. Thông tư của Bộ Công an (thông tư 45/2012, có hiệu lực từ ngày 1-1-2013) đã nói rõ chỉ những người có "thẻ xanh" mới được dừng xe vi phạm, các lực lượng khác không được phép.
* Theo nghị định 34/2010 và nghị định 27/2010, các lực lượng như cảnh sát cơ động, trật tự, phản ứng nhanh, công an xã, phường cũng được quyền xử lý một số vi phạm cụ thể. Nếu không chặn xe, làm sao xử lý những vi phạm này?
- Cái này có quy định. Nhưng những lực lượng này chỉ được huy động, có kế hoạch cụ thể phối hợp với CSGT chứ không phải tự ra làm.
* Vừa qua Bộ Công an mới công bố quyết định thành lập 14 đoàn kiểm tra, nhiệm vụ cụ thể của các đoàn này là gì?
- 14 đoàn kiểm tra này làm theo chức năng nhiệm vụ hằng năm được lãnh đạo Bộ Công an giao. Các đoàn sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định, chỉ đạo của Bộ Công an ở từng địa phương, từ cấp phòng tới đội, trạm CSGT như thế nào để báo cáo lãnh đạo bộ.
Theo 24h
Báo cáo Công an TP vụ "CSGT cãi nhau" Đội CSGT đã báo cáo vụ việc trong video "CSGT và tài xế cãi nhau gây hỗn loạn" lên Công an huyện Gia Lâm và Công an huyện đang báo cáo Công an thành phố Hà Nội. Liên quan đến vụ video "CSGT và tài xế cãi nhau gây hỗn loạn", chúng tôi đã có cuộc làm việc với Đội CSGT (Công an...