Không chịu “lì xì”, du khách bị đánh gãy tay
Trưa 2/2 (mùng 3 Tết), chị Trịnh Thị Lan (31 tuổi, ngụ huyện Ý Yên, Nam Định) bức xúc cho biết mẹ chị (hơn 60 tuổi) bị chủ đò và nhiều người dân xung quanh đánh hội đồng chỉ vì chủ đò đòi lì xì 5.000 đồng nhưng bà không chịu.
Hình ảnh do chị Trịnh Thị Lan gửi cho thấy mẹ chị với cánh tay bị bó bột
Theo lời kể của chị Lan, sáng mùng 3 Tết, gia đình chị gồm 12 người đi du lịch ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình).
Giá vé người lớn là 80.000 đồng/người, chưa kể thêm 100.000 đồng tiền thuê mỗi đò. Cả nhà chị thuê 3 đò. Hai trẻ 3 tuổi không phải mua vé nhưng phải đưa cho chủ đò 15.000 đồng/bé.
“Mẹ tôi đi thuyền khác. Bà đưa cho chủ đò 20.000 đồng trả tiền vé cho một bé và bảo chủ đò thối lại 5.000 đồng. Chủ đò không trả tiền mà còn chửi bà keo kiệt, bủn xỉn. Mẹ tôi là nông dân ở quê, không biết tiền boa là gì. Lần đầu tiên bà đi du lịch. Với bà, 5.000 đồng là lớn. Bà đòi lại thì chủ đò xông vào đánh.
Không những thế những người dân khác xung quanh cũng xúm lại đánh hội đồng. Tôi lao sang can thì cũng bị đánh trầy xước mặt. Do họ quá đông, người nhà tôi không thể can thiệp.
Mẹ tôi bị đánh gãy tay, phải bó bột tại Bệnh viện Ninh Bình. Khi xảy ra chuyện, tôi có gọi cho bảo vệ ban quản lý nhờ họ gọi công an xuống nhưng chờ cả tiếng không thấy công an trong khi mẹ tôi bị gãy tay, không thể chờ, tôi phải đưa mẹ đến bệnh viện. Bảo vệ cũng nói tôi đừng quay lại, công an cũng chưa chắc đã xuống nên coi chừng bị người dân đánh.
Tại sao một khu du lịch nổi tiếng mà không có lực lượng bảo vệ du khách và có những người làm du lịch côn đồ như vậy? Khi xảy ra chuyện thì công an ở đâu?”, chị Lan kể lại.
Video đang HOT
Chúng tôi đã liên hệ vào số điện thoại của ban quản lý khu du lịch nhiều lần tuy nhiên không có ai bắt máy.
Tuổi trẻ
Theo_VnMedia
Những phạm nhân ngóng chờ Tết qua nhanh
Trong những ngày đầu năm mới, khi chúng tôi hỏi: "Nếu được làm lại cuộc đời, em sẽ thực hiện như thế nào?". Liễu rưng rưng xúc động bày tỏ: " Giờ được làm lại, em muốn đi học vì em đã mất đi một thời học sinh trong trắng..."
1. Tại phân trại số 5, trại giam Tân Lập - Phú Thọ, phạm nhân Nguyễn Thị Hồng Liễu (SN 1990 quê Phong Châu - Phú Ninh - Phú Thọ) luôn sống trong sự hối hận đối với bản thân và bố mẹ cũng như người thân của mình đã ngót nghét hơn 5 năm qua.
Khi còn là học sinh, Liễu là một trong những cô gái ngoan hiền. Lớn lên trong vòng tay và đùm bọc của bố mẹ nhưng cuộc sống đã đưa đẩy Liễu va chạm đời sống "du mục" với xã hội quá sớm, để rồi sa chân vào con đường đen tối.
Theo chân, đua đòi với bạn bè, từ thời còn ngồi học trên ghế nhà trường, Liễu đã có những cuộc vui chơi, thác loạn quá đà. Liễu đã sử dụng thuốc lắc, không chỉ một lần mà là rất nhiều lần khiến nữ phạm nhân này không đếm nổi khi ngồi đối diện với chúng tôi.
Sau khi "ăn quen bén mùi", Liễu đã không còn ý thức được việc làm trái pháp luật sẽ có ngày nhận sự trừng trị của pháp luật. Hậu quả, Liễu bị các trinh sát điều tra bắt giữ khi đang cùng một số người thác loạn ầm ĩ.
Phạm nhân Nguyễn Thị Hồng Liễu, đón tết trong tù ở độ tuổi 24, mong ước sớm đoàn tụ gia đình sau khi chấp hành tốt án tù giam.
Sau khi bị truy tố, xét xử, từ trong trại giam, Liễu đã nhận ra được việc làm hư hỏng thời vụng dại. "Em mong muốn cải tạo tốt, muốn những cái Tết đến nhanh và qua đi thật nhanh để được sớm về nhà đoàn tụ với gia đình, hoà nhập vào xã hội lương thiện, giúp em trở thành người công dân có ích" - mong mỏi đến tột cùng của một cô gái trông bề ngoài còn rất non trẻ.
Những phấn đấu của nữ phạm nhân trẻ tuổi được các cán bộ, ban ngành liên quan tin tưởng và ghi nhận, đồng thời Liễu cùng được Ban quản lý trại giao nhiệm vụ trên cương vị "đội trưởng" để quản lý, giám sát mấy chục phạm nhân khác cùng trại.
Trong những ngày đầu năm mới, khi chúng tôi hỏi: " Nếu được làm lại cuộc đời, em sẽ thực hiện như thế nào?". Liễu rưng rưng xúc động bày tỏ: " Giờ được làm lại, em muốn đi học vì em đã mất đi một thời học sinh trong trắng. Việc thứ 2 là em sẽ cố gắng để bố mẹ tin tưởng !"
2. Vài ngày trước Tết, chị Bùi Thị Huệ (30 tuổi, ở huyện Phú Lương, Thái Nguyên) dậy sớm hơn những ngày thường chuẩn bị đồ ăn và những vật dụng cần thiết để mang vào trại giam cho chồng. Cũng là con người, cũng có những mong muốn khát khao như cuộc sống đời thường, chị Huệ đã may mắn được các cán bộ trại giam tạo điều kiện cho 2 vợ chống chị được gặp nhau tại "Căn phòng hạnh phúc".
Nói là "căn phòng hạnh phúc" nhưng nó là một căn phòng nhỏ, khoảng hơn 10 m2, có chiếc giường gỗ được trải nệm và ga màu trắng, có thêm cả các vật dụng sinh hoạt thường thấy như tivi, tủ lạnh...
Với chị Huệ, cảm giác hạnh phúc được chị lấy làm nguồn cảm hứng và sự phấn đấu chờ đợi chồng ngày về đoàn viên. Gặp chúng tôi sau khi bước ra từ "căn phòng hạnh phúc với người chồng tù phạm, chị Huệ cảm động chia sẻ ngay: " Nếu không có chính sách nhân đạo này chắc vợ chồng em khó có thể vượt qua được những khó khăn và hy vọng chờ đợi chồng thi hành xong án tù".
Tiếp lời, chị Huệ cũng đã bộc bạch về án tù giam mà chồng chị đang phải thi hành trong trại giam Phú Sơn: "Chồng em tên là Vũ Đình Hiển (31 tuổi ở Ý Yên, Nam Định) đang thi hành bản án 20 năm về tội "Hiếp dâm trẻ em".
Huệ nói, lên thăm lần này cũng như nhiều lần trước, chị vẫn động viên chồng trong cuộc đời khó ai tránh khỏi sai lầm. Điều quan trọng là người đó biết sửa chữa và chuộc lỗi lầm ra sao để sớm về đoàn tụ cùng gia đình.
" Dù cuộc sống có vất vả và khó khăn hơn xưa gấp nhiều lần nhưng em vẫn tin chồng em sẽ vượt qua để sớm tái hoà nhập cuộc sống đời thường. Em muốn chồng em cố gắng nhiều trong dịp tết, cũng mong tết sẽ qua nhanh không chỉ với em mà với cả chồng vài năm nữa để anh ấy thực hiện xong án phạt tù, trở về sum họp gia đình" - chị Huệ mong mỏi.
3. Phạm nhân Đồng Xuân Long (48 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) thì vào những ngày giáp Tết lại tất bật hơn ngày thường. Ngoài việc giúp ban giám thị trại giam theo dõi nội quy, tác phong của các phạm nhân khác để chấm thi đua, anh còn "chạy đi chạy lại" đôn đáo các phạm nhân khác dọn dẹp khuôn viên phân trại để chuẩn bị chào đón năm mới.
Phạm nhân Đồng Xuân Long đang thụ án tù giam tại trại giam Phú Sơn 4 - Bộ Công an.
Không ngần ngại về bản thân, Đồng Xuân Long kể với chúng tôi về quá khứ tội lỗi, phạm nhân nói: "Đây là lần thứ 3 em bị dính án tù. Hai lần trước em bị dính án tù về tội chống người thi hành công vụ và cưỡng đoạt tài sản; tội cướp tài sản. Lần thứ 3 em bị tù về tội Chống người thi hành công vụ. Em hy vọng đây là lần cuối. Em đang phấn đấu cải taọ, chấp hành án để sớm trở lại với gia đình, hoà nhập xã hội".
Nói về công tác chuẩn bị đón mừng năm mới trong trại, nam phạm nhân tuổi Bính Ngọ đã chia sẻ: "Mọi người cứ nghĩ năm tuổi sẽ gặp vận hạn hoặc đen đủi nhưng Long nghĩ mình cứ sống thật, cố gắng chấp hành án để sớm có cơ hội quay trở lại tại hoà nhập với xã hội bên ngoài. Như thế thì tâm bản thân mình sẽ thanh thản hơn".
Trung tá Đinh Văn Khôi - Tổ trưởng giáo dục phân trại 1 (Trại giam Phú Sơn 4 - Bộ công an) cho biết, trong tù phạm nhân Long được phân về đội sản xuất gạch, chấp hành tốt các nội quy trại. Nhờ tích cực tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và đạt loại khá trong các kỳ phân loại nên anh ta được các phạm nhân khác tin tưởng giới thiệu vào Ban thư ký hội đồng tự quản của phân trại.
Quốc Đô
Theo Dantri
Chuyện "người cõi âm cảnh báo": Tự đày ải mình vì "những đối thủ vô hình" Sở Xây dựng Hà Nội tái đề xuất kiến nghị tiếp tục đầu tư 14 nhà vệ sinh bằng thép - bất chấp chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, khi yêu cầu việc xây dựng phải đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch, tiết kiệm và tránh lãng phí. Đặc biệt phải ưu tiên xã hội hóa....