Không chịu lệ thuộc vào Mỹ, Philippines chấm dứt thỏa thuận quân sự với Washington
Manila xác nhận gửi thông báo đến Đại sứ quán Mỹ về quyết định rút khỏi thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ đồn trú luân phiên tại Philippines.
Reuters đưa tin, trong cuộc họp báo hôm 11/02 tại Manila, người phát ngôn của Tổng thống Philippines – ông Salvador Panelo, xác nhận sự việc, cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte nhấn mạnh rằng đã tới lúc Philippines cần phải độc lập về quân sự và không lệ thuộc vào Mỹ.
“Chúng tôi sẽ dựa vào chính mình, chúng tôi sẽ củng cố phòng thủ của chính mình và không dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác”, người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho hay.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã đưa ra quyết định chấm dứt thỏa thuận quân sự với Mỹ sau khi chỉ huy hàng đầu của cuộc chiến chống ma túy, cựu cảnh sát trưởng Ronald dela Rosa, bị Mỹ hủy visa vì vai trò trong các chiến dịch trấn áp ma túy ở Philippines. Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa là đồng minh thân cận của ông Duterte.
Mối quan hệ quốc phòng giữa Philippines và Mỹ được điều chỉnh bởi Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) được ký vào năm 1951 cùng với Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) đạt được dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)
VFA, được ký vào năm 1998, cho phép hàng nghìn binh sĩ Mỹ được đồn trú, luân chuyển ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và hỗ trợ nhân đạo diễn ra hàng năm.
Đây là lần đầu tiên ông Duterte hủy bỏ một thỏa thuận với Mỹ.
Động thái của ông Duterte diễn ra sau một phiên điều trần của Thượng viện Philippines vào tuần trước, trong đó các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Philippines đều ủng hộ VFA, đồng thời lưu ý đến lợi ích mà thỏa thuận này mang lại cho Philippines.
Ông Duterte cho biết ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng muốn ông thay đổi quyết định. “Ông Trump và những người khác đang cố gắng cứu Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA). Tôi nói, tôi không muốn”, ông Duterte cho hay.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin trên Twitter xác nhận rằng Đại sứ quán Mỹ tại Manila đã nhận được thông báo. Việc chấm dứt có hiệu lực sau 180 ngày từ thời điểm một trong hai bêna đưa ra thông báo.
KÔNG ANH (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Duterte dừng một loạt dự án do Trung Quốc tài trợ
Với thay đổi mới về chính sách, tổng thống Philippines muốn giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài, bao gồm từ Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy các dự án hợp tác công tư.
Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte đã tạm gác các dự án cơ sở hạ tầng mà họ cho là không khả thi, bao gồm ít nhất hai thỏa thuận lớn do Trung Quốc tài trợ.
Đây là đợt cải tổ chính sách lớn để hoàn thành các dự án trước khi nhiệm kỳ ông Duterte kết thúc vào năm 2022.
Ông Duterte chịu áp lực hoàn thành lời hứa của chính phủ về việc mở ra "kỷ nguyên vàng của cơ sở hạ tầng". Việc này đã được thực hiện một phần thông qua các khoản vay lãi suất thấp từ Nhật Bản và Trung Quốc.
Chính phủ cũng đang thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng được đề xuất bởi các công ty tư nhân theo mô hình hợp tác công tư (PPP), theo Nikkei Asian Review.
Dừng dự án dùng tiền Trung Quốc
Với chưa đầy ba năm tại vị, chính quyền ông Duterte đang điều chỉnh lại danh sách các dự án ưu tiên "quan trọng nhất", theo Vince Dizon, người gần đây được bổ nhiệm làm cố vấn tổng thống về các chương trình và dự án lớn.
Danh sách mới có 100 dự án (cũ là 75), bao gồm sân bay, đường sắt, đập và đường bộ, chiếm một nửa trong số 8-9 nghìn tỷ peso (158-178 tỷ USD) chi tiêu dự kiến dành cho chương trình "Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng" của ông Duterte. Dự kiến ít nhất 54 dự án (cũ là 21) sẽ được hoàn thành vào năm 2022.
Danh sách mới bao gồm các dự án nhỏ hơn nhưng có thể dễ dàng hoàn thành vào năm 2022, giúp ông Duterte, người được biết đến với chiến dịch chống ma túy đẫm máu, "đánh bóng" hồ sơ về xây dựng cơ sở hạ tầng của vị tổng thống.
"Tổng thống là một người rất thiếu kiên nhẫn", ông Dizon nói. "Ông ấy muốn tăng tốc mọi thứ và làm mọi thứ nhanh hơn".
Điều này cũng có nghĩa là các dự án "được xem là không khả thi" sẽ bị hoãn lại, chẳng hạn như các cây cầu liên đảo, do chính phủ và Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ, và hai dự án do Trung Quốc tài trợ: tuyến xe buýt nhanh dài 11 km kết nối khu Bonifacio Global City và sân bay Manila, cũng như giai đoạn thứ hai và thứ ba của dự án đường sắt trị giá hàng tỷ dollar ở Mindanao, vẫn chưa bắt đầu xây dựng.
Các dự án bị tạm dừng có thể được khởi động lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai, ông Dizon nói.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: Getty.
Chi tiêu cơ sở hạ tầng đã được cải thiện trong nhiệm kỳ của Duterte, nhưng một số người đã đặt câu hỏi về tiến triển của các dự án đầy tham vọng được công bố vài năm trước, bao gồm tuyến đường sắt 175 tỷ peso do Trung Quốc tài trợ nối giữa Manila và phía nam Luzon, và dự án tàu điện ngầm 357 tỷ peso do Nhật Bản tài trợ ở thủ đô Philippines.
"Thật buồn khi nói rằng chương trình 'Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng' của chính quyền là thất bại nặng nề", Thượng nghị sĩ Franklin Drillon của phe đối lập được truyền thông địa phương dẫn lời trong tuần này. "Chúng ta chỉ còn hai năm rưỡi với chính quyền này. Tôi không nghĩ chương trình này sẽ đạt được bất kỳ tiến triển thực chất nào".
Phát ngôn viên của ông Duterte, Salvador Panelo, cho biết những bình luận như vậy là "vô căn cứ".
Thúc đẩy hợp tác công tư
Trong khi đó, danh sách mới của chính phủ hiện bao gồm hơn 20 dự án hợp tác công tư, một số dự án đã được triển khai hoặc được phê duyệt trong chính quyền trước đây của Tổng thống Benigno Aquino.
Chính phủ tiền nhiệm đã sử dụng mô hình PPP, mời các công ty tư nhân tham gia đấu thầu để xây dựng và vận hành, chẳng hạn như dự án sân bay Mactan-Cebu 17,5 tỷ peso đã thuộc về liên doanh giữa tập đoàn GMR của Ấn Độ và Megawide, một công ty xây dựng địa phương.
Số này cũng bao gồm dự án sân bay quốc tế New Manila trị giá 15 tỷ USD mới được đề xuất bởi tập đoàn San Miguel, một nhà sản xuất bia đã chuyển sang phát triển cơ sở hạ tầng.
Chính quyền Duterte ban đầu không coi trọng PPP do sự chậm trễ thường xuyên xay ra khi các nhà thầu yêu cầu thêm thời gian để chuẩn bị đấu thầu. Nhiều dự án PPP thời Aquino đang được tài trợ thông qua các khoản vay, như dự án đập Kaliwa 12,2 tỷ peso, sẽ do Trung Quốc rót vốn.
"Chính phủ không chống lại PPP", ông Dizon nói.
Ông Duterte muốn tập trung vào các dự án nhỏ hơn nhưng có khả năng hoàn thành vào năm 2022, trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Ảnh: Văn phòng Thông tin Tổng thống Philippines.
Ông Dizon nói rằng chính phủ phản đối mô hình PPP cho phép các nhà thầu trúng thầu quyền tự động tăng phí đi đường, các điều khoản không cạnh tranh. "Chúng tôi không thể thỏa hiệp lợi ích của người dân", ông Dizon nói.
Trong khi đó, Ruben Carlo Asuncion, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Liên minh Philippines, tỏ ra hoài nghi.
"Chương trình cơ sở hạ tầng sửa đổi vẫn sẽ được thực hiện trong cùng môi trường triển khai chính sách với những vật cản như cũ, vì vậy tôi nghi ngờ nó tạo ra được khác biệt lớn ở điểm này hay không", ông nói.
Song ông Dizon cho biết danh sách này cũng vạch ra lộ trình về cơ sở hạ tầng cho các chính quyền trong tương lai.
"Đây không phải chỉ là chương trình của chính quyền Duterte", ông nói. "Nó được xác định là chương trình của Cộng hòa Philippines".
Đông Phong
Theo news.zing.vn
TT Duterte bất ngờ thăm TQ giữa căng thẳng về Biển Đông Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ một lần nữa đến thăm Trung Quốc vào tháng 8 này. Đây là chuyến đi thứ năm của ông tới siêu cường châu Á kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2016. "Chuyến thăm đã được xác nhận vào tháng 8 nhưng chưa có ngày cụ thể", người phát ngôn tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, cho...