Không chính danh vẫn có tác động
Thủ tướng Hungary Viktor Orban lại một lần nữa làm cho giới lãnh đạo EU bực bội khi tới Georgia ngay sau cuộc bầu cử quốc hội ở nước này.
Hungary hiện là chủ tịch luân phiên đương nhiệm của EU còn Georgia đã được EU dành cho quy chế và tư cách là nước ứng cử viên gia nhập liên minh.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu bên cạnh Thủ tướng Georgia Irakli Kobakhidze. ẢNH: REUTERS
Nếu chỉ với hai điều này thì việc ông Orban tới Georgia là chuyện hết sức bình thường, thậm chí còn có thể cần thiết nữa. Nhưng EU không hài lòng bởi ông Orban “tự xử” chứ không được EU ủy thác.
Giống như lần tới Nga và Ukraine ngay sau khi Hungary bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU, ông Orban không trao đổi hay tham vấn trước với giới chức lãnh đạo EU. Cho nên ngay sau khi ông Orban khởi hành đi Georgia, giới chức lãnh đạo EU đã lập tức tuyên bố ông Orban không có quyền đại diện cho liên minh và mọi phát ngôn của ông ở Georgia, như trước đó ở Nga và Ukraine, đều không nhân danh EU, không phải là phát ngôn thay cho EU và không thể hiện quan điểm của EU.
Video đang HOT
EU bực bội còn vì ông Orban đi Georgia khi đảng “Giấc mơ Georgia” cầm quyền giành được gần 54% số phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội vừa rồi và như vậy có thể tiếp tục kéo dài thời kỳ cầm quyền liên tục từ năm 2014 đến nay nhưng kết quả bầu cử này không được EU công nhận. Đảng này bị EU nhìn nhận là thân Nga và không hướng về EU. Ông Orban đã chúc mừng đảng này thắng cử khi kết quả còn chưa được chính thức công bố. Qua đó, ông Orban không những thể hiện không cùng quan điểm với EU về Georgia và Nga mà còn cả về Ukraine. Động thái của ông Orban vừa làm sâu đậm thêm sự phân rẽ nội bộ EU về Nga, trong khi vẫn duy trì quan hệ với Nga.
Hungary: Georgia đã tránh được nguy cơ trở thành Ukraine thứ 2
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng, quốc gia Liên Xô cũ Georgia đã tránh được mối nguy trở thành Ukraine thứ 2.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (Ảnh: Reuters).
Trong chuyến thăm Tbilisi với tư cách Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu, ông Orban cho rằng người dân Georgia đã đưa ra lựa chọn đúng đắn khi ngăn đất nước họ trở thành một Ukraine thứ 2.
"Người dân Georgia đã đưa ra quyết định: Họ bỏ phiếu cho hòa bình. Họ không cho phép đất nước mình trở thành Ukraine thứ hai. Chúng tôi sẽ ủng hộ những nỗ lực hội nhập châu Âu của Georgia và sự phát triển của quan hệ Hungary- Georgia", ông nhận định.
Trước đó, tại một cuộc họp báo ở Tbilisi, sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Georgia Irakli Kobakhidze, ông Orban đã chúc mừng đảng cầm quyền Georgia Dream đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 26/10. Ông Orban cũng đán.h giá cao lập trường trung lập của Georgia đối với cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili đã bác bỏ kết quả cuộc bầu cử quốc hội nước này và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình. Bà cáo buộc rằng quá trình bỏ phiếu đã bị thao túng nhằm mang lại lợi ích cho đảng Georgia Dream cầm quyền. Bà Zourabichvili là chính trị gia có quan điểm thân phương Tây.
Vào ngày 28/10, hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Georgia tại Tbilisi vào thứ Hai sau khi đảng cầm quyền giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Theo kết quả chính thức, Georgian Dream giành được 54% số phiếu bầu, trong khi các đảng đối lập nhận được từ 3-11%. Với kết quả này, Georgia Dream có thể thành lập chính phủ mà không cần liên minh với các đảng khác.
Mặt khác, Nga cáo buộc phương Tây cố gắng tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử ở Georgia. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác cáo buộc của bà Zourabichvili rằng Nga đã hỗ trợ Georgia Dream thắng cử.
Cả EU và Mỹ đều phát đi thông điệp bày tỏ lo ngại với những thông tin rằng có gian lận bầu cử ở Georgia và kêu gọi điều tra. EU cũng tuyên bố ông Orban "không đại diện cho EU" trong chuyến thăm tới Georgia.
Trước đó, Thủ tướng Georgia Irakli Kobakhidze đã cảnh báo rằng phe đối lập thân phương Tây ở nước này sẽ mở ra một "mặt trận thứ 2" chống lại Nga ngoài cuộc xung đột ở Ukraine nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội.
Trong thời gian qua, chính phủ Georgia dưới sự lãnh đạo của Georgia Dream đã có những bước đi nhằm làm dịu căng thẳng với nước láng giềng Nga, 16 năm sau khi 2 nước nổ ra cuộc chiến liên quan tới 2 vùng ly khai.
Nga gần đây tuyên bố họ cởi mở với việc thương lượng liên quan tới khả năng rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, 2 vùng ly khai của Georgia.
Luật yêu cầu các cá nhân và tổ chức, trong đó có các hãng truyền thông, nhận trên 20% tài trợ nước ngoài phải đăng ký là "bên chịu ảnh hưởng từ nước ngoài". Người ủng hộ nói dự luật làm tăng tính minh bạch của truyền thông, trong khi những người chỉ trích so sánh nó với một đạo luật tương tự của Nga.
Mặt khác, căng thẳng giữa Georgia và phương Tây không ngừng leo thang, đặc biệt sau khi quốc gia Liên Xô cũ thông qua luật "đặc vụ nước ngoài" bất chấp những quan ngại từ phía Mỹ và châu Âu. Phương Tây khi đó cảnh báo Georgia sẽ đối mặt với hậu quả nếu luật được thông qua.
Khẩu chiến hiếm thấy ở Nghị viện Châu Âu Từ trước tới nay, Nghị viện Châu Âu (EP) chưa từng chứng kiến hình ảnh không khác gì đấu trường thư hùng giữa chủ tịch luân phiên Liên minh Châu Âu (EU) và chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC). Hai nhân vật chính là Thủ tướng Hungary Viktor Orban trên cương vị chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối năm 2024...