Không chỉ xuống đường mới là thể hiện lòng yêu nước
Tình yêu nước luôn là một truyền thống tốt đẹp và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, và tình yêu nước ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn mỗi khi chủ quyền thiêng liêng và vận mệnh quốc gia bị đe dọa.
Trong những ngày qua, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông thì tinh thần ấy lại được đại đa số người Việt Nam, từ các nhà lãnh đạo đến những người dân bình dị, thể hiện một cách mạnh mẽ, kiên quyết và đúng pháp luật. Nhưng tiếc thay, cũng trong tuần qua, các hoạt động quá khích của một số người tại các khu công nghiệp đã làm xấu đi hình ảnh của một đất nước Việt Nam thân thiện và yêu chuộng hòa bình.
Một buổi míttinh phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou -981 trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Các cuộc biểu tình tự phát của công nhân tại một số địa phương đã bị một số đối tượng kích động trở nên mất kiểm soát, tạo điều kiện cho những đối tượng xấu này lợi dụng đám đông để gây thương vong và hủy hoại tài sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các hành động trên chắc chắn không thể được gọi là “yêu nước” mà là những hành động phá hoại làm cho đất nước đang trong thời điểm khó khăn, trở nên khó khăn hơn, làm cho quốc tế hiểu sai về Việt Nam, nhìn Việt Nam với con mắt nghi ngại. Chắc chắn rằng những hành động vi phạm pháp luật trong những ngày qua sẽ không được dung túng và bị xét xử theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.
Mỗi người dân chúng ta cần hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, thể hiện lòng yêu nước đúng cách. Bởi những kẻ cơ hội chính trị muốn làm cho uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế suy giảm, muốn tình hình đất nước trở nên rối ren nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cho đây là thời điểm thuận lợi để hiện thực hóa mưu đồ đen tối của chúng. Và rằng yêu nước là phải làm cho quốc gia hưng cường, yên bình, phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.
Mỗi người chúng ta bằng hành động thiết thực đều có thể góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngư dân bám biển, bám ngư trường; lực lượng chấp pháp kiên trì, khôn khéo yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam; các nhà ngoại giao giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, đấu tranh trên bàn đàm phán; các chiến sĩ vững tay súng nơi biên cương hải đảo; các bạn trẻ tích cực học tập, rèn luyện, sáng tạo và lao động,… chính là thể hiện tình yêu nước thiết thực và đúng cách. Tham gia các hoạt động phản đối vi phạm chủ quyền theo đúng quy định của pháp luật cũng là một cách để thể hiện lòng yêu nước. Nhưng biểu tình, tuần hành trái pháp luật là hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội, và nguy hiểm hơn tạo cơ hội cho các thế lực thù địch gây rối.
Tuần qua, phát biểu bế mạc Hội nghị 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.”
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar ngày 11/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cực lực phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của Việt Nam. Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.”
Kiên trì thực hiện phương châm và tuyên bố của lãnh đạo Đảng và Nhà nước chính là cách phù hợp nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Theo Vietnam
"Biểu tình phạm pháp là gây rối trật tự"
Trung tướng Hoàng Kông Tư khẳng định: Biểu tình vi phạm pháp luật là gây rối trật tự, ảnh hưởng đến đời sống an toàn xã hội. Ai vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Vào 17h chiều nay 17/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo quốc tế về tình hình an ninh trật tự tại Bình Dương, Hà Tĩnh. Chủ trì cuộc họp báo có: ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Đỗ Nhật Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an); ông Đặng Minh Khôi, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao; ông Trần Văn Nam, phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Đặng Quốc Khánh, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là lần thứ hai Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Cuộc họp báo quốc tế trước đó được tổ chức ngày 7/5.
Họp báo quốc tế về vụ gây rối ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
Trả lời câu hỏi của báo chí về thông tin cho rằng, những đối tượng xấu đã kích động công nhân tuần hành, bằng cách cho tiền, trung tướng Hoàng Kông Tư - Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, cho biết: Về vấn đề này, chúng tôi đang điều tra. Hiện chưa có thông tin chính thức.
Trung tướng Hoàng Kông Tư cũng trao đổi rõ câu hỏi của PV một tờ báo Đức "Liệu trong những người bị bắt giữ do gây rối trong vụ Vũng Áng - Hà Tĩnh, đã ai bị khởi tố với tội danh giết người. Có ý kiến cho rằng Chính phủ phản ứng quá chậm?" rằng: "Lực lượng công an đã khẩn trương triển khai, thực hiện các biện pháp kiên quyết, quyết liệt. Chúng tôi luôn luôn chủ động chứ không có chuyện bị động hay chậm chạp".
Theo Trung tướng Tư, có hai người Trung Quốc không may bị chết là do xô xát với các đối tượng gây rối, gần 140 người bị thương. Khi sự việc xảy ra, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực, những người bị thương đã được cứu chữa kịp thời. Đến nay, cơ quan điều tra đang khẩn trương xác minh thêm tình hình.
Trước một số nguồn thông tin cho rằng, Trung Quốc đưa công nhân ở Vũng Áng, Hà Tĩnh trở về nước, ông Đặng Quốc Khánh, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Hà Tĩnh đã làm việc trực tiếp với Formosa. Hiện nay, lãnh đạo nhà thầu đang tập trung cùng lãnh đạo tỉnh cứu chữa công nhân bị thương. Formosa cũng đã khẳng định với Hà Tĩnh là không có chuyện đưa công nhân về Trung Quốc.
"Về phía mình, Hà Tĩnh chúng tôi khẳng định có đủ điều kiện, khả năng đảm bảo an toàn cho công nhân Trung Quốc và công nhân các nước khác", ông Khánh khẳng định.
Trả lời câu hỏi về việc Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã từ Trung Quốc về, vậy tình hình đàm phán giữa hai bên như thế nào, ông Đặng Minh Khôi, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho biết: Trong những năm qua, Việt Nam đã giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ. Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam là nước đầu tiên mà Trung Quốc ký hiệp định phân định biên giới trên biển.
"Riêng với vụ việc giàn khoan Hải Dương 981, chúng tôi cho rằng đây là vụ việc nghiêm trọng do xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi duy trì các cuộc trao đổi với phía Trung Quốc và cho tới nay, từ cấp Thứ trưởng trở lên, Việt Nam đã 12 lần giao thiệp với Trung Quốc. Chúng ta đã kiên trì đối thoại ôn hòa và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Việt Nam áp dụng mọi biện pháp hòa bình bảo vệ lãnh thổ", ông Khôi cũng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp báo, phóng viên CNA, Đài Loan đặt câu hỏi: Một số vụ xô xát ở Bình Dương, Hà Tĩnh làm ảnh hưởng đến các Cty Đài Loan, xin hỏi VN có biện pháp gì ổn định tình hình. Theo nguồn tin, ngày mai sẽ có biểu tình ở một số địa phương khác, VN có thể đảm bảo biểu tình ôn hòa, không gây ảnh hưởng an ninh trật tự không?
Ông Đặng Minh Khôi thẳng thắn trả lời: "Chúng tôi rất tiếc về các vụ vi phạm an ninh trật tự vừa qua khiến một số doanh nghiệp nước ngoài và trong nước bị ảnh hưởng. Lãnh đạo các Bộ, ngành và các địa phương đã đến thăm hỏi và trao đổi với doanh nghiệp, công nhân. Chúng tôi tin rằng chính phủ sẽ có các biện pháp đền bù thiệt hại và ổn định tình hình".
"Thông tin biểu tình hiện nay có nhiều, nhưng chúng tôi khẳng định, người dân có quyền biểu tình nhưng phải tuân thủ quy định pháp luật", ông Khôi nói.
Về thông tin cấm biểu tình phạm pháp, trung tướng Hoàng Kông Tư khẳng định: Thủ tướng đã yêu cầu không được biểu tình vi phạm pháp luật, biểu tình vi phạm là gây rối trật tự, ảnh hưởng đến đời sống an toàn xã hội, nếu ai vi phạm sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật.
Trước câu hỏi để khôi phục lòng tin cho các doanh nghiệp Đài Loan, Việt Nam có hình thức xin lỗi hoặc bồi thường không? Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH& ĐT) khẳng định: Chính phủ đã có chỉ đạo ngay từ đầu các bộ ngành địa phương bám sát tình hình, các địa phương đang phối hợp với nhau có những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nói chung, trong đó có nhà đầu tư Đài Loan. Chúng tôi chia sẻ với những tổn thất của các nhà đầu tư. Hiện nay, các cơ quan chức năng, địa phương đang phối hợp hỗ trợ các DN ổn định sản xuất.
Ông Đặng Minh Khôi cũng khẳng định Việt Nam luôn ghi nhận đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc và các nước khác.
Ngoài ra, tại cuộc họp báo, nhiều thông tin sai sự thật cũng đã bị phản bác công khai như thông tin Tổng Bí thư Việt Nam đề nghị sang gặp gỡ với Tổng Bí thư Trung Quốc nhưng đã bị từ chối hay thông tin Trung Quốc đưa công nhân về hoặc thông tin cho rằng lực lượng công an đã bị động, chậm chạp trong việc giải quyết sự việc...
Theo KienThuc
Vì sao không nên tham gia xuống đường ngày 18/5? Trong khi nhân dân cả nước đang chung sức đồng lòng cùng Chính phủ bảo vệ chủ quyền biển đảo thì có những kẻ mang trong mình dòng máu Việt lại đang tâm móc nối với các tổ chức khủng bố ở nước ngoài để kích động người dân xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược vào sáng chủ nhật 18/5. Mọi...