Không chỉ phụ nữ mới sợ bị chê ‘ế’, đàn ông cũng suốt ngày bị giục phải cưới thôi!
Đừng tưởng chỉ có con gái mới vướng vào nỗi khổ tâm này nhé, con trai chúng tôi cũng không khá khẩm hơn là mấy đâu.
Thân là một đấng nam nhi, ấy thế mà khi đọc tâm sự của các chị em kể khổ việc bị bố mẹ, họ hàng thúc giục chuyện mau chóng kết hôn, tôi lại thấy đồng cảm vô cùng. Đơn giản là vì không chỉ con gái, mà con trai cũng bị giao chỉ tiêu không kém.
Năm nay tôi 25 tuổi, vừa đi làm được hơn 1 năm, thu nhập không cao nhưng cũng không phải xin trợ cấp thêm từ gia đình. Thế là Tết vừa rồi, bố mẹ tôi nói bóng nói gió việc dẫn bạn gái về ra mắt. Nào là lớn rồi, lấy vợ để ổn định (tôi còn chưa lo xong cho mình mà), lấy vợ để không chơi bời lêu lổng (trong khi tôi đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về), lấy vợ rồi sinh em bé để ông bà trông cho (nếu tôi thích thuê người giúp việc hơn thì sao?)… Nói chung là cũng thúc giục rất hăng.
Thế nhưng bố mẹ tôi quên mất rằng, khi vừa chân ướt chân ráo vào đại học, bố mẹ tôi đã giao hẹn “không được vội vã yêu đương tán tỉnh con gái nhà người ta đâu đấy, tập trung học cho tốt đi đã!”, vậy mà bây giờ, đùng một cái, bố mẹ lại bắt tôi lấy vợ, trong khi tôi và người yêu mình còn chưa gặp mặt nhau bao giờ…
Vì quá nghe lời bố mẹ, tôi chẳng quen biết, yêu đương ai suốt 4 năm trời. Đến khi đi làm cũng bận tối mặt tối mũi, làm gì có thời gian tìm hiểu, hẹn hò. Mấy chị đồng nghiệp có lòng tốt giới thiệu cho tôi vài người, nhưng khi đi cà phê nói chuyện, trong đầu tôi chỉ nghĩ đến việc làm sao hoàn thành dự án thật tốt nên các cô ấy cũng chán. Có phải lỗi của tôi đâu, tôi chỉ muốn trở thành một người đàn ông có công danh sự nghiệp thành đạt thôi mà!
Gia đình, họ hàng thấy thế nên càng sốt ruột. Có ông bác còn nói nhỏ với bố tôi: “Hay là thằng này không thích con gái, chú xem thế nào đừng khắt khe quá, cứ mở rộng lòng bảo nó dẫn bạn trai về, có hai thằng con trai, mình cũng chẳng thiệt.” Bố tôi cứng họng, không nói được lời nào.
Nhìn lại thì, tôi thấy cuộc đời mình chẳng nào một đề toán. Giải hết bài này lại đến bài kia. 2 tuổi đi học lớp mầm, 4 tuổi vào mẫu giáo. 6 tuổi học lớp 1, 12 tuổi vào cấp 2, 18 tuổi tốt nghiệp cấp 3, đồng thời phải vào được đại học. Tốt nghiệp đại học phải có việc làm. Có việc làm rồi thì phải cưới vợ. Ai bảo chỉ con gái mới có cái mốc “27 tuổi lấy chồng”, đàn ông con trai 29 tuổi chưa vợ cũng bị cả thiên hạ dèm pha “đồ ế vợ” như thường. Làm đàn ông đã khổ, đến lúc bố mẹ thúc giục chuyện vợ con còn khổ hơn.
Đặc biệt những ai là con cháu đích tôn trong họ hàng, dòng tộc thì càng đau đầu chuyện lấy vợ đúng tuổi. Lúc này, không chỉ bố mẹ giục giã ời ời, mà ông nội bà ngoại, cô dì chú bác, anh em họ hàng xa bắn đại bác bảy ngày không tới cũng sốt sắng lo chuyện kết hôn của bạn. Mọi người ra sức làm mối làm mai: con ông A ngoan hiền, con bà B lanh lợi, em chị C giỏi giang, kiếm tiền tấn, cháu chú D biết làm ăn, thu tiền tỷ…
Cứ thế cứ thế cuộc hôn nhân của bạn không còn là của riêng bạn nữa, bạn lấy vợ không phải chỉ cho mình, mà là cho bố mẹ, họ hàng. Đám cưới của anh họ tôi (cháu đích tôn nhà ngoại) có lẽ là đám cưới to nhất, hoành tráng nhất tôi từng được tham dự. Hơn 300 mâm cỗ mừng anh thoát ế ở tuổi 35.
Video đang HOT
Khi đại diện nhà trai đứng lên phát biểu, tôi chẳng nhìn thấy trong mắt anh niềm vui, niềm hạnh phúc, mà thay vào đó là nỗi lo lắng, áp lực phải đẻ được thằng cu trong năm nay. Chị dâu tôi cũng chẳng khá hơn. Áp lực phải đẻ được người nối dõi đè nặng lên vai chị, và chắc chắn là nặng hơn số vòng kiềng vàng chị được trao – dù nó vô hình.
Thế đấy, tôi rất sợ những cuộc hôn nhân bị gia đình thúc ép kinh khủng như vậy. Nên mặc dù bố mẹ giao hẹn cuối tuần này về ăn cơm để bàn thêm về chuyện này, thì có lẽ tôi cũng đành phải tìm lý do thoái thác thôi.
Tuy nhiên, để mà nói thì các bậc phụ huynh thúc giục chuyện cưới xin cũng có nguyên do hết cả. Họ luôn có suy nghĩ “cứ cho nó lấy vợ đi là chuyện gì cũng xong hết.”
Chẳng hạn, một anh ham chơi lấy vợ xong sẽ biết ở nhà tu chí làm ăn.
Một anh trẻ con lấy vợ xong sẽ thành người lớn.
Một anh vô tâm vô tính lấy vợ xong sẽ lột xác trở thành người đàn ông biết thấu hiểu và đồng cảm…
Chính vì suy nghĩ như thế nên con trai đến tuổi (29, và cùng lắm là 33) sẽ bị thúc ép chuyện lấy vợ, như một chiếc tem đảm bảo “nhìn tôi này, tôi đã thay đổi thành người biết suy nghĩ, chín chắn và thành công rồi đấy nhé.”
Tất nhiên là tôi không thích những cuộc hôn nhân như thế rồi. Tôi chỉ kết hôn khi tìm được người con gái khiến mình rung động, là động lực để tôi cố gắng mỗi ngày, là người tôi muốn cùng chia sẻ cả quãng đời sau này, là người sẽ trở thành mẹ của các con tôi, và là con của bố mẹ tôi.
Có thể ngay bây giờ tôi chưa đáp ứng của mong muốn của bố mẹ, nhưng tôi sẽ tìm cách nói để cho hai cụ hiểu nỗi lòng của tôi. Tôi vẫn thích con gái, nhưng không có nghĩa là tôi sẽ ra đường vớ đại một cô nào đấy về làm con dâu của bố mẹ. Hãy cho chúng tôi thời gian để học cách làm một người đàn ông chín chắn, một người chồng không vô tâm. Khi ấy, bố mẹ tôi sẽ có được cô con dâu tuyệt nhất trên đời.
Theo Phununews
Trước khi muốn chia tay, hãy tự hỏi mình những điều này!
Trước khi quyết định chia tay, hãy tự hỏi mình những điều này để không phải hối hận về sau.
Một mối quan hệ tốt đẹp và hoàn hảo sẽ khiến cả 2 người cùng cảm thấy hạnh phúc. Ảnh: Lovepanky.com.
1. Tại sao bạn muốn chia tay?
Có lẽ đây là câu hỏi quan trọng nhất bạn nên tự hỏi mình trước khi quyết định chia tay người ấy. Hãy dành thời gian, suy nghĩ thật chín chắn trước khi đưa ra quyết định. Và hãy nhớ lại khoảng thời gian 2 người ở bên nhau, niềm vui nhiều hơn hay nỗi buồn nhiều hơn. Liệu đó có phải là cảm xúc nhất thời, sự giận dữ, bạn không kiểm soát được bản thân mình và muốn chia tay.
Nếu cảm thấy mối quan hệ của 2 người đã đi đến hồi kết, không còn cơ hội cứu vãn nữa thì hãy nói cho người ấy biết, lựa chọn thời điểm dừng lại mối quan hệ này trước khi quá muộn.
2. Bạn có còn là chính mình?
Rất nhiều người đã đánh mất chính mình khi yêu. Khi chưa tìm thấy tình yêu, họ vẫn luôn là họ, chẳng cần thay đổi vì bất kỳ ai cả. Và rồi khi tìm thấy tình yêu, tất cả mọi thứ, thói quen, sở thích của họ cũng thay đổi theo đối phương. Có người vì quá yêu mà họ đánh mất bản thân mình lúc nào không hay biết.
Vì vậy, trước khi muốn kết thúc mối quan hệ của mình, hãy tự hỏi bản thân bạn có còn là chính mình nữa hay không. Khi tình yêu kết thúc, bạn có thay đổi bản thân mình, thay đổi thói quen, sở thích,...trước đây của mình hay không.
3. Người ấy có thực sự khiến bạn cảm thấy hạnh phúc?
Một mối quan hệ tốt đẹp và hoàn hảo sẽ khiến cả 2 người cùng cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù sẽ có những cuộc cãi vã hay những tranh chấp nhỏ nhặt, nhưng cả 2 bạn cùng nhau vượt qua và cảm thấy hạnh phúc, mối quan hệ đó vẫn có thể cứu vãn được.
Nếu cảm thấy không hài lòng trong mối quan hệ của mình, bạn cảm thấy yêu đối phương giống như "nghĩa vụ", bạn không có quyền nói lên cảm xúc thực sự của mình với đối phương thì khi đó, bạn có thể cân nhắc và suy xét lại.
4. Bạn trở thành một người tốt hơn khi yêu người ấy?
Con người là những sinh vật cứng đầu, họ chẳng bao giờ chịu thay đổi bản thân mình trừ khi có ai đó hoặc có một cái gì đó tác động khiến họ phải thay đổi mình mà thôi. Hãy tự hỏi chính mình khi ở bên người ấy, bạn có thay đổi và hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tốt lên.
Nếu người ấy khiến bạn trở thành một con người tốt hơn, khiến bạn thay đổi mọi thói quen xấu của mình, họ luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với bạn thì tại sao bạn lại muốn từ bỏ.
Ngược lại nếu mối quan hệ của bạn chỉ khiến bạn thêm tức giận, những cảm xúc tiêu cực lúc nào cũng xuất hiện trong đầu bạn, khi đó bạn có thể cân nhắc nên dừng lại mối quan hệ của mình.
5. Bạn yêu họ đơn giản chỉ vì họ là chính họ mà thôi?
Con người ta khi yêu thường nhìn mọi thứ dưới lăng kính "màu hồng". Người ta có thể thay đổi cách sống, thay đổi bản thân chỉ vì một người nào đó.
Khi yêu, người ta giống như những đứa trẻ mới lớn, liệu bạn có thể tiếp tục yêu một người có tính cách như thế, hay chỉ đơn giản bạn muốn yêu họ chỉ vì họ luôn là họ, là chính mình mà thôi.
6. Bạn cảm thấy hối hận sau khi kết thúc mối quan hệ này?
Buông bỏ người mình từng yêu quả thật là điều rất khó khăn. Bạn tự hỏi mình trong khoảng thời gian tiếp theo, bạn sẽ như thế nào nếu như không có người ấy? Bạn sẽ lo sợ rằng, tương lai không thể tìm được ai khác tốt hơn và bạn thật không ra gì khi chia tay người ấy.
Điều tệ nhất sau khi chia tay là bạn vẫn còn tình cảm với đối phương. Sự hối hận sẽ là cảm giác xâm lấn bạn mỗi ngày, từ bữa ăn đến giấc ngủ, nó giống như vết sẹo trong trái tim bạn. Tận sâu trong lòng bạn vẫn chưa thoát khỏi cảm giác bạn đã đánh mất một nửa của mình.
Theo Tienphong
Điều trái tim mách bảo Hơn 1 năm tôi cố gắng níu giữ, nhẫn nhịn bỏ qua cho anh nhiều lỗi lầm, rôt cuôc tôi vẫn phải nhân lây qua đăng ly dị vì anh lựa chọn ở bên người tình. Có lẽ tôi cũng như nhiều phụ nữ khác khi lấy chồng cứ rơi vào guồng máy công việc, gia đình, con cái mà chẳng nghĩ gì...