Không chỉ nhiều cảnh nóng, “Mộng Phù Hoa” còn gây ấn tượng với khán giả bằng những “cái nhất” này
Nhìn lại chặng đường hơn 4 tháng vừa qua, “ Mộng Phù Hoa” đã đem lại cho khán giả không ít những ấn tượng tốt đẹp. Cùng nhìn lại những “cái nhất” đã giúp bộ phim níu chân khán giả ở lại suốt 36 tập phim vừa qua.
Như vậy 36 tập phim Mộng Phù Hoa dài đằng đẵng những nỗi thống khổ, bi ai của đại mỹ nhân Sài Gòn Ba Trang ( Kim Tuyến) đã chính thức gửi lời chia tay đến khán giả. Bên cạnh những vấn đề gây tranh cãi như quá nhiều cảnh nóng hay bối cảnh Sài Gòn xưa không thực sự rõ nét, bộ phim cũng để lại những ấn tượng nhất định trong lòng người xem.
Phim truyền hình Việt Nam nhiều cảnh nóng nhất
Như một quy luật bất thành văn, phim truyền hình Việt thường hạn chế cảnh nóng bởi nó hướng đến rất nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Bỏ qua quy luật đó, Mộng Phù Hoa vẫn ghi tên danh vào danh sách những phim truyền hình hiếm hoi bất chấp sử dụng hàng loạt cảnh nóng để truyền tải tối đa thông điệp tác phẩm.
Cảnh nóng trở thành một “đặc sản” của Mộng Phù Hoa
Ngay những tập đầu, nữ chính Ba Trang đã liên tục rơi vào cảnh bị cưỡng bức, bán thân. Về sau, khi Ba Trang đã trở thành một kỹ nữ chuyên nghiệp, cảnh nóng càng được sử dụng nhiều hơn. Diễn viên Kim Tuyến đã phải diễn cảnh “giường chiếu” với không dưới 5 bạn diễn đến mức cô phải mất tới 6 tháng để thoát khỏi ám ảnh về nhân vật. Không chỉ nữ chính mà cả Thân Thúy Hà – người đảm nhận vai “Tú bà” Chín Phương cũng phải thể hiện một vài cảnh giường chiếu với ít nhất 2 bạn diễn.
Cảnh giường chiếu xuất hiện xuyên suốt chiều dài bộ phim
Quá nhiều cảnh nóng khiến Mộng Phù Hoa nhận về không ít những lời phàn nàn của khán giả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chính những cảnh nóng này đã khiến bộ phim lột tả được tối đa những góc khuất trong cuộc đời lắm thăng trầm của đệ nhất mỹ nhân Ba Trang. Thực chất, nó là “gia vị” không thể thiếu, là chất xúc tác để làm nổi bật số phận lênh đênh, vô định của đời kỹ nữ. Hơn thế nữa, những cảnh nóng trong phim không hề tạo cảm giác dung tục, phản cảm và đều được kiểm duyệt khắt khe trước khi lên sóng.
Cảnh nóng trong Mộng Phù Hoa không tạo cảm giác dung tục
Phục trang, tạo hình nhân vật ấn tượng, đậm chất Sài Gòn xưa
Được giới thiệu là phim lấy bối cảnh Sài Gòn những năm 30 – 40 của thế kỉ trước, đáng tiếc Sài Gòn xưa trong Mộng Phù Hoa chỉ dừng lại ở mức độ tượng trưng với cảnh nội chiếm đa số thời lượng phim. Đáng mừng khi phục trang của các nhân vật lại khá ấn tượng, đậm chất Sài Gòn xưa, thời điểm văn hóa châu Âu bắt đầu gia nhập và ảnh hưởng rõ nét vào gu thời trang đương thời.
Phục trang của các nhân vật rất ấn tượng
Chưa bàn đến các nhân vật khác, chỉ riêng trang phục của nữ chính cũng đã đủ để ekip làm phim tổ chức một… tuần lễ thời trang. Từ những bộ bà ba, áo dài theo phong cách truyền thống đến những mẫu áo dài cách tân với màu sắc nổi bật, thời thượng. Những bộ đồ gợi cảm, táo bạo, nội y tân thời với váy dài lụa mỏng mới du nhập vào Sài Gòn giai đoạn này cũng được tận dụng triệt để trong phim. Nổi bật hơn cả là những bộ đồ đậm chất Âu Châu, váy xếp ly, trễ vai, đầm dạ hội đi kèm với tóc mốt “phi – dê”, phụ kiện tóc, mắt kính, vòng hạt cườm cùng bóp đầm sang chảnh.
Ba Trang có cả một bộ sưu tập áo dài với màu sắc thời thượng
Video đang HOT
Tóc phi – dê đi kèm phụ kiện cũng được khai thác triệt để trong phim
Cánh mày râu trong phim cũng được diện những bộ đồ đậm chất Sài Gòn thời Âu hóa. Những công tử nhà giàu tại Sài Gòn như Tư Phúc (Hoàng Anh), Ba Huy (Khôi Trần),… thường xuyên xuất hiện cùng những bộ suit lịch lãm kèm mũ phớt cùng màu. Số khác lại thích diện áo sơ mi, quần Tây có đai kèm mũ nồi, nhìn rất ra dáng thư sinh. Tất cả góp phần làm nên một diện mạo vừa lạ vừa quen của Sài Gòn những năm 30 – 40 trong Mộng Phù Hoa.
Áo sơ mi kèm quần Tây có đai là trang phục thương thấy trong phim của Nhan Phúc Vinh
Nhiều “nam chính” nhất
Ai đời mang thân phận kỹ nữ lại nặng lòng với tất thảy những khách làng chơi lướt qua đời mình như Ba Trang, kết quả, Mộng Phù Hoa có một danh sách dài những “nam chính” khiến khản giả hoang mang không biết rồi ai mới là điểm kết trong cuộc đời người đẹp.
Tập đoàn nam chính trong phim dài dằng dặc như chính cuộc đời phiêu bạt của Ba Trang
Xuyên suốt từ đầu đến cuối phim, trái tim Ba Trang luôn hướng về mối tình đầu dang dở Mân (Nhan Phúc Vinh) thế nhưng Mân cứ đến rồi đi như một kẻ vô định. Trang gặp gỡ thêm nhiều người cũng từng rung động vì tấm chân tình của không ít người. Trang thương Tư Phúc, thương gã công tử hào hoa chịu chơi, chịu chi và cũng dám chịu khổ vì mình nhưng cô không dám nghĩ đến việc tiến xa với anh vì mặc cảm đời kỹ nữ. Trang cũng nặng lòng với công tử Long, cô bỏ qua cả cái nguyên tắc không cặp kè với người đã có vợ của mình để lén lút qua lại cùng Long, kết quả cô bị chính người mình thương lừa cho một vố đau đớn.
Nữ chính khổ nhất
Nếu Ba Trang nói mình khổ nhì thì hẳn là hiếm có cô nữ chính nào dám vượt mặt người đẹp để nhận danh hiệu khổ nhất. Suốt từ tập 1 đến tận tập cuối cùng, không một tập phim nào là yên bình với Ba Trang. Cuộc đời mười mấy năm phiêu bạt, Trang khổ vì nghiệt duyên của cha mẹ, vì tình yêu, ước vọng đổi đời, vì sự ngây ngô và vì chính nhan sắc diễm lệ của mình.
Suốt 36 tập phim, không có khoảnh khắc nào là yên bình với Ba Trang
Trang ngây ngô, cả tin đến độ, khán giả cảm giác như cô sinh ra chỉ để người ta lừa gạt. Hết lần này đến lần khác Trang trở thành món hàng để lũ đểu giả hốt trọn bạc. Số người thật lòng trân trọng cô chẳng đủ để đếm trên đầu ngón tay. Những tưởng Trang đã có tất cả, nhan sắc, tiền bạc, sự trọng vọng và tình yêu nhưng thực chất cô chẳng có gì ngoài thứ nhan sắc rồi cũng có ngày úa tàn như đóa hoa hết thời gian nở rộ.
Ba Trang cuối cùng chỉ là một kẻ cô độc, trắng tay cùng nhan sắc úa tàn
Trang qua tay biết bao vị công tử giàu có, hưởng mọi thú vui ở đời nhưng đến khi thân bại danh liệt, chẳng có bất kì một gã đàn ông nào chịu dang rộng vòng tay đón Trang về. Cô đành nương nhờ một nhà mới quen, cầu cạnh chính kẻ từng đẩy cô vào con đường khốn khổ.
Thân tàn ma dại, cô độc và héo mòn, Trang đành sống bằng niềm tin bấu víu vào lời hứa hẹn trở về của Mân nhưng có vẻ biên kịch vẫn nhất định “chơi ác” với Trang bằng cách để cô chia tay khán giả cùng một cái kết mở. Chẳng ai biết 5 năm sau Trang có thực sự được hưởng hạnh phúc trọn vẹn bên tình đầu chỉ biết rằng hiện tại Trang đã từ bỏ sau lưng tất cả, trọn cách sống của một kẻ lang thang, vô định với ánh mắt đầy tang thương, ám ảnh.
Ánh mắt của Trang ám ảnh khán giả về tương lai vô định của một đại mỹ nhân hết thời
Kết
Tuy Mộng Phù Hoa không phải một bộ phim thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả nhưng suốt 36 tập phim nó cũng ghi được những dấu ấn nhất định cùng những cảm xúc khác biệt. Một Sài Gòn xưa diễm lệ và xinh đẹp cùng những giai thoại có thật đình đám một thời về những thói ăn chơi sa sỉ của giới thượng lưu phần nào đã được tái hiện khá rõ nét.
Theo Trí Thức Trẻ
"Mộng Phù Hoa" tập cuối: Ba Trang đoàn tụ bên Mân, kết cục dễ chịu hơn câu chuyện ngoài đời thật
Tập cuối "Mộng Phù Hoa" kể tiếp câu chuyện sau khi Ba Trang (Kim Tuyến) tự tử không thành. Trải qua bao biến cố, Trang mới nhận ra tiền bạc, danh vọng chỉ như phấn thổ, chỉ có tình nghĩa mới có thể cứu cô khỏi bể khổ do chính mình tạo ra.
Vừa tỉnh lại sau cơn nguy kịch sau vụ tự tử bất thành ở Mộng Phù Hoa tập trước, Ba Trang (Kim Tuyến) đã nhận được lời đề nghị quay lại Lữ quán làm việc của Sáu Thẹo (Lê Vinh). Người đẹp cười mỉa mai, cô cho rằng Sáu Thẹo cấu kết với Chín Phương (Thân Thúy Hà) để kéo cô quay lại Lữ quán. Nhưng có chết, Ba Trang cũng không quay lại chốn địa ngục trần gian đó.
Sáu Thẹo muốn Ba Trang về lại Lữ quán với mình
Mất Ngọc Thố Cung, Ba Trang và Tư Lan (Tường Vy) đành phải nương nhờ tại nhà ký giả Trường (Bảo Trung). Lúc này, dì Huê (Kiều Linh) vẫn đi theo chăm sóc người đẹp. Cuộc đời thật oái oăm, chính Huê là người đẩy Ba Trang vào con đường kỹ nữ ê chề, năm lần bảy lượt hãm hại Trang rồi đến khi nhan sắc tàn phai, cũng chính Huê chăm lo cơm nước cho cô. Chỉ những lúc gian nan, Ba Trang mới nhận ra ai mới thực sự tốt với mình. Điều Ba Trang lo là bây giờ làm thế nào kiếm được tiền để đắp đổi cuộc sống qua ngày.
Ba Trang và Tư Lan nương nhờ tại nhà kí giả Trường
Ba Trang lo lắng làm sao để có tiền đắp đổi cuộc sống sau này
Tư Lan thương Ba Trang, nhưng dì Huê nói, Ba Trang từ kiếp khổ đi lên chứ không phải gót son từ lúc lọt lòng, từ từ rồi Trang sẽ quen với hoàn cảnh này. Ba người hùn được một số vốn nhỏ với ý định kinh doanh hàng xén ai ngờ Ba Trang lại đi đánh bạc với ý định kiếm tiền, và cô thắng thật. Có tiền đấy nhưng Tư Lan vẫn không bằng lòng khi thấy Ba Trang đi đánh bạc bởi cô nghĩ, tiền thắng được do bài bạc chỉ là "của thiên trả địa".
Tư Lan và dì Huê có ý định cho Ba Trang đi kinh doanh hàng xén
Có tiền rồi, Ba Trang liền hẹn gặp thầy biện lý (Quang Đáng) tìm cách phục thù. Cô lại dùng đôi ba lời ngon ngọt, trách móc biện lý vì đã tin lời Chín Phương. Ba Trang muốn thầy biện lý trừng phạt bà chủ Lữ quán thật thích đáng. Kết quả, Chín Phương bị bắt thật nhưng là với tội danh cướp đoạt tài sản của Rosette (Thái Tú Anh).
Ba Trang đến tìm thầy biện lý
Chín Phương bị bắt giam
Sau khi Chín Phương bị bắt, Ba Trang về ở với thầy biện lý. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở đời có ai giúp không công ai bao giờ, quan biện lý cũng chỉ vì mê mẩn nhan sắc của Ba Trang mà mới giúp cô báo thù. Có điều, ông cũng nhanh chóng bỏ chạy vì thường xuyên phải trả nợ đánh bạc cho Ba Trang. Vậy là, thêm một lần nữa hạnh phúc của Trang lại tan theo mây khói. Vốn dĩ, rất nhiều lần, người đẹp đã nắm trong tay số tiền lớn, đủ để xây dựng cuộc đời, nhưng rồi tất cả chỉ là mộng phù hoa. Cô đã trải qua nhiều cảnh ngộ, tấm thân lắm lem trong đường trụy lạc, hết thảy cũng chỉ vì mê tiền.
Cuộc đời Trang như ngày hôm nay cũng chỉ vì cô mải chạy theo mộng phù hoa
Lúc này, Ba Trang lại nhớ đến Mân (Nhan Phúc Vinh), cô ước giá như lúc ở dưới quê, Mân không bỏ đi thì cuộc đời cô đã khác. Tư Lan đã bị bắt vì hành nghề không có giấy phép, để cứu Lan, Trang phải nhờ đến kí giả Trường và trạng sư Thắng (Đức Linh), cũng chính bởi điều này mà Ba Trang có cơ hội gặp lại Mân. Trạng sư Thắng (Đức Linh) vốn là một người quen biết rộng, vô tình anh lại biết có một người tù quốc sự tên Lê Văn Mân. Nghe tin này, Trang vỡ òa trong hạnh phúc bởi cô không vẫn luôn nghĩ rằng Mân đã không còn trên cõi đời này nữa.
Ba Trang vào tù thăm Mân, kể Mân nghe về những ngày túng quẫn vừa qua. Mân nói, anh được trạng sư Thắng biện hộ giúp giảm án xuống còn 5 năm tù giam. Nghe vậy, Ba Trang hứa sẽ chờ anh trở về.
Trang nghẹn ngào vì được gặp lại người thương
Mân nói sau khi ra tù sẽ tìm và mang cho Trang hạnh phúc
Sau ngày gặp lại Mân, Trang mới hiểu một điều, tiền bạc như phấn thổ, nhân nghĩa tựa thiên kim. Cô vẫn còn giữ đôi guốc đỏ mà Mân tặng, vẫn còn rất nặng lòng với Mân. Ký giả Trường cũng sắp hoàn thành cuốn hồi ký. Anh nói, số tiền bán hồi ký đủ để cô mua một căn nhà nhỏ. Anh càng muốn cuốn hồi ký có một cái kết thật đẹp nên thường xuyên động viên Trang bằng lời hẹn 5 năm sau, khi Mân ra tù.
Lúc này Trang mới nhận ra, tiền bạc, danh vọng chỉ là mộng phù hoa
Trường vẫn tin rằng tình yêu sẽ truyền cho Ba Trang một niềm tin vào ngày hạnh phúc. Nhưng Ba Trang là một người đàn bà đa cảm, cô dọn khỏi nhà Trường mà không một lời từ biệt cũng không đến chỗ hẹn như mọi hôm để kể cho anh nghe về cuộc đời phiêu dạt nhiều lỗi lầm. Đôi mắt Ba Trang ám ảnh anh mãi về một nhan sắc đã qua, như đóa hoa hết thời gian nở rộ. Anh không biết cô đi đâu, làm gì và có còn gặp lại tình yêu đầu đời của mình không?
Ba Trang bỏ đi mà không một lời từ biệt
Không ai biết cuộc đời Trang sẽ ra sao và có còn gặp lại tình yêu đầu đời.
Như vậy, Mộng Phù Hoa đã chia tay khán giả bằng một cái kết mở sau 36 tập phim, bớt bi thương hơn so với những giai thoại có thật về cuộc đời nguyên mẫu Trần Ngọc Trà. Chẳng ai biết rồi cuộc đời Ba Trang sẽ đi về đâu nhưng với lời hứa hẹn của Mân, người ta vẫn hi vọng về một ngày Ba Trang được hưởng hạnh phúc trọng vẹn.
Cái kết này có phần phù hợp hơn với thị hiếu của khán giả truyền hình. Bởi Ba Trang đáng trách thật nhưng chẳng ai muốn cô có một kết thúc đau thương như nguyên mẫu bởi cuối cùng Trang cũng chỉ là một nạn nhân của một xã hội tăm tối.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhìn lại chuỗi đời bất hạnh của đại mỹ nhân Sài Gòn suốt 36 tập "Mộng Phù Hoa" Sau 36 tập, nhìn lại cuộc đời đại mỹ nhân Sài Gòn Ba Trang (Kim Tuyến) trong "Mộng Phù Hoa", khán giả không khỏi xót xa bởi suốt một chặng đường dài, không một tập phim nào mà Ba Trang không phải chịu khổ. Vậy là cuối cùng thì Mộng Phù Hoa - bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời đại mỹ...