Không chỉ một “đường bay vàng”
“Đường bay vàng” Hà Nội – TPHCM được bàn cãi từ lâu, người nói lợi, kẻ nói hại, và bao năm qua cũng chỉ dừng lại ở tranh luận. Luận mà không làm thì đúng là thiên thu cũng không thể biến ý tưởng thành sản ph ẩm thực tế.
Nước mình dư thừa lý luận gia mà thiếu người hành động. Chỉ riêng chuyện “đường bay vàng”, toàn bàn đến rát cả tai. Ai cũng cho mình đúng, ai cũng chứng minh mình là chân lý, nhưng chẳng thấy ai làm.
Công bằng mà nói, các chuyên gia đưa ra lý thuyết “đường bay vàng”, nhưng họ không thể làm, họ không có quyền. Xét cho cùng, việc này phải bắt đầu từ hành động của lãnh đạo ngành hàng không, Bộ GTVT. Và Bộ trưởng Đinh La Thăng bắt đầu hành động.
Trả lời Báo Lao Động liên quan sự kiện thỏa thuận với phía nước bạn về đường bay qua không phận của Campuchia, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói: “Tôi nghĩ rằng phải bắt tay vào làm mới ra việc, không thể cứ ngồi bàn mãi”. Ông Thăng đã giao cho Cục Hàng không Việt Nam làm việc trực tiếp với phía Campuchia để triển khai “đường bay vàng”. Như vậy, chỉ có bắt tay vào làm mới biết được vàng, bạc hay đồng.
Làm mới biết khó ở đâu để gỡ, bế tắc ở đâu để tìm cách khai thông. Cho dù đường bay này không phải “vàng”, thì cũng chứng minh rõ ràng vì sao để đi đến quyết định cuối cùng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Ngại khó, sợ trách nhiệm thì không thể làm được việc gì cho đất nước.
Hiện ở ta thừa người trốn tránh trách nhiệm mà thiếu người dám nhận trách nhiệm. Có không ít quan chức sau nhiều nhiệm kỳ ngồi giữ khư khư chiếc ghế, đến khi về hưu có ai hỏi đã làm được gì cho ngành, cho địa phương thì cũng không biết lấy gì để nói. Bởi vì nhiều vị bao nhiêu năm làm quan lắm bổng nhiều lộc, nhưng không tạo ra được sản phẩm chính sách nào có tác động tích cực cho việc phát triển kinh tế, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống người dân hoặc cải tạo xã hội. Thậm chí, còn làm điều ngược lại.
Ngồi yên trên ghế cho an toàn cũng là phá hoại, bởi vì cản trở sự tiến bộ, thủ tiêu sự thay đổi.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng triển khai “đường bay vàng” là cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Nếu thành công thì các hãng hàng không được lợi, người dân cũng được lợi. Chưa biết kết quả thế nào vì thực tế còn nhiều khó khăn phải xử lý, nhưng sự quyết tâm của Bộ trưởng Thăng rất đáng được ủng hộ.
Việt Nam còn nhiều “đường bay vàng” trên nhiều lĩnh vực khác nhau thách thức sự thay đổi cách làm cũ, cách suy nghĩ cũ, nhưng thiếu người có bản lĩnh triển khai thực hiện.
Theo Lê Thanh Phong
Lao động
"Thủ trưởng nghiêm túc sẽ hạn chế tuyển lao động hợp đồng"
"Nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Còn họ tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao là làm không đúng", ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Trước lo ngại của hàng ngàn lao động hợp đồng đang làm việc ở các sở ngành, quận huyện về việc có thể bị mất việc sau khi UBND TP Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức, ngày 19/8, ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã trao đổi với phóng viên Dân trí để làm rõ vấn đề.
Ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội
Tại sao trên địa bàn Hà Nội lại có tình trạng hàng ngàn lao động đang làm thay việc của công chức, thưa ông?
Sau khi hợp nhất (Hà Tây với Hà Nội) công việc của các sở ngành cũng nhiều hơn trước. Một số sở công việc nhiều, áp lực lớn cộng với việc có nguồn thu như Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Quy hoạch kiến trúc... đã tự ký hợp đồng để giải quyết việc của họ.
Tuy nhiên, nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Theo quy định nếu các sở ngành này tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao thì đơn vị đó thực hiện không đúng.
Như vậy là lãnh đạo các sở ngành đã tùy tiện ký lao động hợp đồng mới dẫn đến tình trạng như vậy?
Cũng không phải các sở ngành tùy tiện ký hợp đồng với người lao động. Tôi nhớ có thời điểm Hà Nội tạm thời không tổ chức thi tuyển công chức. Với những cơ quan có nhiều người về hưu, người chuyển công tác dẫn đến việc số người hiện tại không giải quyết hết công việc. Hà Nội mới xin ý kiến của Bộ Nội vụ cho phép ra quyết định ký hợp đồng thỏa thuận trong chỉ tiêu biên chế.
Từ đó, thành phố giao cho Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định, làm thủ tục điều động lao động về làm ở vị trí còn thiếu. Sau này, Quyết định 103 được ban hành, không giao cho Sở Nội vụ thẩm quyền như vậy nữa. Còn các Sở đã tự ký hợp đồng lao động làm chuyên môn từ 1 tháng, 3 tháng... Đáng nhẽ ra các sở phải làm theo mẫu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhưng họ không làm mà mỗi một cơ quan lại có hình thức ký khác nhau.
Công việc nhiều lên, lãnh đạo các sở sẵn sàng lấy thêm người về làm, điều đó liệu có phản ánh trình độ quản lý công việc thiếu khoa học hay năng lực của công chức còn hạn chế không, thưa ông?
Nếu thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy, công việc và đặc biệt là chọn được người tinh xảo, có trách nhiệm thì giải quyết công việc rất nhanh. Cũng phải nói thực là anh em công chức hiện nay chưa đạt được đến mức độ chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. Suy cho cùng đó chính là trình độ chuyên môn của công chức và thủ trưởng biết cách tổ chức sắp xếp bộ máy.
Hàng ngàn người nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế Hà Nội
Nhiều người cho rằng, việc lấy lao động nhiều như vậy là để xí chỗ, giữ suất cho người thân?
Khi lấy về làm hợp đồng ở các sở ngành thì người ta cũng đều phải chọn cả. Ví như ở Sở Giao thông vận tải thường lấy người ở ban dự án, đơn vị sự nghiệp về làm ở phòng ban chuyên môn. Khi lấy người ở đơn vị về thì người ta biết rõ trình độ chuyên môn thế nào, năng lực thế nào. Dĩ nhiên đó là theo cảm nhận đánh giá của người ta.
Từ những bất cập trong việc sử dụng lao động đã được Sở Nội vụ chỉ rõ, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - đã yêu cầu rà soát sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương bằng kinh phí từ ngân sách. Điều đó khiến nhiều người lo lắng sẽ bị mất việc trong thời gian tới?
Cái đó phải làm từng bước chứ không thể nói cắt là cắt ngay được vì suy cho cùng họ là người lao động nên làm gì cũng phải vừa có tình, có lý. Thời gian tới chúng tôi phải xuống từng đơn vị để tiếp tục lắng nghe để nắm được đặc thù công việc của họ. Từ cụ thể đó để xác định vị trí phù hợp cho từng đối tượng.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong
Theo Dantri
Xúc động hình ảnh tân thạc sĩ được cõng lên nhận bằng Trong buổi trao bằng cho hơn 90 tân thạc sĩ, cử nhân của Trường ĐH Kinh tế TPHCM hôm 19/8, khi Trần Thanh Sơn được người nhà cõng lên sân khấu nhận bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao, cả khán phòng đều xúc động và khâm phục ý chí của chàng trai khuyết tật này. Ba của Sơn ngày trước...