Không chỉ đơn giản do tuổi dậy thì, con gái hay bị ngứa “vòng một” có thể do mắc phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
Nhiều bạn nữ gặp phải tình trạng thường xuyên bị ngứa ngực, nhiều lúc ở chỗ công cộng không thể giơ tay lên gãi khiến toàn thân vô cùng khó chịu. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ vấn đề tuổi dậy thì, mang thai, vệ sinh cá nhân hay thậm chí là hai căn bệnh nguy hiểm.
Ngực là biểu hiện bên ngoài của đặc điểm sinh lý nữ. Từ lúc bước vào tuổi dậy thì, ngực sẽ không ngừng phát triển và định hình ở tuổi thành niên. Khi nữ giới bước vào giai đoạn thai kỳ và cho con bú, ngực sẽ bắt đầu phát triển trở lại.
“Vòng một” là bộ phận vô cùng nhạy cảm và nhiều người hay bị ngứa, rất khó chịu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như sau.
1. Ảnh hưởng của tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng của sự phát triển cơ thể nữ giới. Ở giai đoạn này, không chỉ chiều cao phát triển nhanh chóng mà hệ thống, cơ quan sinh sản cũng dần “trưởng thành” như xuất hiện kinh nguyệt, phát triển ngực.
Dưới sự tác động của estrogen và progesterone trong cơ thể, trong khi ngực đang phát triển, một số chất sẽ tiết ra ở núm vú. Điều này là hiện tượng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, nếu các bạn gái không chú ý vệ sinh, không thay đồ lót kịp thời, vi khuẩn từ đó sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
2. Mang thai
Khi nữ giới mang thai, ngực sẽ phát triển trở lại để chuẩn bị cho con bú. Khi đó, ngực sẽ mẫn cảm hơn, thấy đau hay quầng vú đậm màu, núm vú mở rộng… Những biểu hiện này sẽ kích thích dây thần kinh ngoại biên, khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.
Hơn nữa, vào khoảng thời gian giữa và sau thai kỳ, có chất tiết ra ở núm vú, cũng gây ra tình trạng ngứa.
3. Vệ sinh quá sạch hoặc không chú ý vệ sinh
Video đang HOT
Nếu bạn không chú ý đến việc thay đồ lót và vệ sinh thường xuyên, nó sẽ khiến sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn, gây ngứa ngực.
Hơn nữa, nếu chọn áo lót không thoải mái, ví dụ như áo lót bằng sợi hóa học, nó cũng sẽ khiến phần ngực bị nóng, ẩm, gây ngứa.
Tuy nhiên, chú ý vệ sinh không phải vệ sinh sạch sẽ quá mức. Nếu ngực được vệ sinh nhiều lần bằng các sản phẩm hóa chất làm sạch, nó sẽ khiến lớp dầu của da vú bị phá hủy, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của da. Từ đó khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nên tình trạng ngứa ngáy.
4. Bệnh chàm da
Sự xuất hiện của bệnh chàm liên quan đến việc các bạn nữ không chú ý vệ sinh, làm sạch hay làm sạch quá mức phần ngực. Khi đó, ngực sẽ xuất hiện các mảng, mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa dữ dội, làm tổn thương da. Các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn khi đổ mồ hôi.
5. Ung thư vú
Trong số các loại ung thư, ung thư vú có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nữ giới. biểu hiện chính là có khối u không đau ở vú. Dùng tay có thể sờ thấy khối u cứng không đều ở trong ngực.
Cùng với sự phát triển của khối u, da phần ngực sẽ cứng, sần bì lên, núm vú sẽ cảm thấy bỏng rát, tiết dịch, kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
Trong cuộc đời phụ nữ có 6 thời điểm dễ bị béo nhất
Theo Y học Trung Quốc, có 6 thời điểm phụ nữ rất dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, nếu muốn giữ dáng bạn cần đặc biệt cẩn thận trong 6 giai đoạn này.
Sở hữu một vóc dáng thanh mảnh, cân đối là niềm mơ ước của mọi phụ nữ. Nhưng thật không may, cơ địa của chị em thường dễ tăng cân hơn hẳn đàn ông vì vậy việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn cả.
Y học Trung Quốc cho biết, phụ nữ nếu muốn giữ gìn vóc dáng thì việc đầu tiên cần làm là tìm ra nguyên nhân gốc rễ đã khiến mình tăng cân, điều này có thể đến từ thói quen ăn uống quá dư thừa chất béo hoặc cũng có thể do vận động không hợp lý. Ngoài ra, có 6 thời điểm phụ nữ rất dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, nếu muốn giữ dáng bạn cần đặc biệt cẩn thận trong 6 giai đoạn này.
1. Giai đoạn tuổi dậy thì (8-12 tuổi)
Ở tuổi dậy thì, cơ thể chị em sẽ phải trải qua một số thay đổi, việc sản xuất nhiều hormone kích thích sự thèm ăn, đồng thời việc sản sinh estrogen, progesterone khiến phụ nữ bắt đầu thay đổi nhanh về cơ thể như phát triển ngực, tăng lượng chất béo, cơ bắp, xương... Những thay đổi này khiến cân nặng của chị em tăng lên đáng kể.
Một lý do khác dẫn đến việc tăng cân tuổi người dậy thì là lười vận động. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Exeter, Anh cho thấy hầu hết những người đến tuổi dậy thì đều ít khi tập thể dục, điều này làm tăng lượng calo dư thừa, dẫn đến béo phì.
2. Thời điểm mới ra trường, đi làm
Sau khi đi làm, chúng ta ít thời gian rảnh hơn, cả ngày hầu hết phải ngồi một chỗ xử lý công việc mà không có nhiều thời gian để tập thể dục. Không những thế, việc thường xuyên ăn vặt trong giờ làm, tiệc tùng cùng đồng nghiệp, bị stress vì áp lực, thức khuya nhiều, làm việc quá giờ, ít vận động... đều là nguyên nhân khiến việc cân nặng của bạn tăng lên vùn vụt.
3. Kết hôn và sinh con
Phụ nữ sau khi lập gia đình, cuộc sống dần ổn định, tâm lý trở nên thoải mái hơn, ăn uống tích cực nên dẫn đến việc tăng cân.
Sau đó, chị em bắt đầu bước vào giai đoạn mang thai, cần phải ăn nhiều để bồi bổ để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh vì vậy mà cân nặng tăng khá nhanh.
Sau khi sinh, cơ thể vẫn chưa thực sự phục hồi, khó có thể đi tập thể dục. Khi năng lượng cung cấp vào bị dư thừa, năng lượng nạp vào này sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong cơ thể.
Kết hôn và sinh con là giai đoạn cơ thể phụ nữ dễ dàng "phát tướng"
4. Sau khi bỏ thuốc
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 85% người hút thuốc lá sẽ tăng 5-7kg nếu bỏ thuốc thành công, đặc biệt là phụ nữ. Nguyên nhân bởi trong quá trình cai thuốc, chúng ta luôn cảm thấy nhạt miệng, thèm ăn vặt nhiều hơn, nhu cầu ăn uống suốt cả ngày sẽ khiến bạn tăng cân lúc nào không hay. Nếu đang trong giai đoạn cai thuốc, bạn nên ăn ít hơn trong mỗi bữa và tăng số bữa mỗi ngày để giảm cơn thèm đồ ăn.
5. Sau tuổi 35 tuổi
Cả đàn ông và phụ nữ đều cực kỳ dễ bị béo phì sau khi bước qua tuổi 35, điều này xảy ra chủ yếu do các chức năng vật lý của con người suy giảm, tốc độ trao đổi chất chậm chạp, khó tiêu thụ calo dẫn đến việc dư thừa calo.
Cả đàn ông và phụ nữ đều cực kỳ dễ bị béo phì sau khi bước qua tuổi 35
6. Thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh từ 45-55 tuổi là thời điểm phụ nữ dễ tăng cân nhất trong cuộc đời. Lúc này, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, cân nặng giảm trong khi lượng mỡ tăng lên. Nếu phụ nữ mãn kinh không nhanh chóng thay đổi thói quen ăn uống thì việc thừa năng lượng hoàn toàn có thể xảy ra.
Phụ nữ cần làm gì để tránh thừa cân, béo phì:
- Uống nhiều nước: Uống 0,5 lít nước có thể làm tăng lượng calo mà bạn đốt 24%-30% trong một giờ. Uống nước trước bữa ăn cũng có thể dẫn đến giảm lượng calo, đặc biệt là đối với những người trung niên
- Hạn chế tiêu thụ đường.
- Điều chỉnh tỷ lệ bữa ăn: Bằng cách nâng tỷ lệ chất xơ và protein cao hơn tỷ lệ tinh bột và chất béo trong bữa ăn, bạn đã có thể kiểm soát cân nặng của mình.
- Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn: Đi bộ sau bữa ăn giúp ổn định lượng đường trong máu, kích thích tuần hoàn máu lên não, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo. Mỗi ngày, bạn hãy cố gắng dành 15 phút đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn khoảng 2 tiếng để vừa giải tỏa stress, vừa tránh tăng cân.
Nguồn: Zhuanlan, Familydoctor/baodansinh
Người chuyển giới chơi vơi giữa thuốc chợ trời Suốt 10 năm dùng hormone chuyển giới, Tố An đều phải mua "hàng xách tay", rồi nhắm mắt tiêm uống bất chấp nguồn gốc hay hậu quả, kể cả cái chết. Có một thân hình nam tính, gân guốc nhưng Nguyễn Huỳnh Tố An, tên khai sinh Nguyễn Hữu Toàn, nhận thức bản thân là con gái. Sự bức bối và chán ghét...