Không chết do tai nạn mà vì… sơ cứu sai
Theo đánh giá của bác sĩ thì rất nhiều người đã được cứu sống kịp thời nhưng cũng có không ít bệnh nhân bị nặng thêm thậm chí tử vong do sơ cứu không đúng cách.
Qua một cuộc điều tra với quy mô nhỏ tại bệnh viện Viện Đức thì hầu hết những người dân được hỏi đều không biết phải xử lý thế nào khi gặp phải các trường hợp bị tai nạn giao thông.
Còn nếu cứ yêu cầu họ đưa ra phương pháp xử lý của mình thì phần lớn người tham gia đã đưa ra phương pháp xử lý không đúng, chẳng những không giúp ích gì cho bệnh nhân mà có thể còn làm cho tình trạng của bệnh nhân trở nên nguy kịch hơn.
Theo Thạc sĩ điều dưỡng Trần Văn Oánh (bệnh viện Việt Đức) thì với một số vết thương như chấn thương cổ, đứt động mạch nếu không được sơ cứu ngay, sơ cứu đúng cách thì từ một chấn thương nhỏ cũng có thể phải cắt bỏ cả một bộ phận của cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.
Rất nhiều trường hợp chỉ đơn giản là gãy chân nhưng do không được sơ cứu đúng cách nên cuối cùng bệnh nhân đã phải cắt cả chân do bị hoại tử. Rồi những trường hợp bị tổn thương đốt sống cổ ở tình trạng nhẹ nhưng người xung quanh lại bế xốc nạn nhân lên đưa vào vỉa hè khiến tổn thương nặng thêm nhiều lần dẫn đến liệt toàn thân, có trường hợp còn không thể cứu được.
Theo kinh nghiệm về sơ cứu chấn thương của Ths Trần Văn Oánh thì khi gặp người bị tai nạn cần chú ý nhất đến phần cổ vì đây là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cũng như mạch máu của cơ thể. Tiếp đó phần xương sống cũng rất quan trọng và cả các động mạch ở tay, chân cũng phải được kiểm tra, sơ cứu kịp thời.
Chứng kiến nhiều trường hợp thương tâm do sơ cứu không đúng cách, các bác sĩ, điều dưỡng viên của bệnh viện Việt Đức đã mở những lớp dậy sơ cứu cho người nhà các bệnh nhân đang điều trị tại đây với hy vọng qua những kiến thức học được họ sẽ tự học thêm và dậy lại cho những người khác để áp dụng vào cuộc sống, cứu chữa đúng cách cho những người bị tai nạn mà họ gặp sau này.
“Sơ cứu đúng cách cho người bị tai nạn là rất phức tạp, phức tạp ngay từ khâu phán đoán cho đến đưa ra các phương pháp thích hợp, thậm chí đối với các bác sĩ được đào tạo bài bản cũng không hề đơn giản. Chúng tôi có những quyển giáo trình rất lớn dậy sơ cứu một cách bài bản.
Nhưng đối với người dân không thể bắt họ học theo những giáo trình đó được mà ở đây chúng tôi chỉ cố gắng cung cấp cho họ một số kiến thức cơ bản nhất về những tình trạng chấn thương hay gặp như chấn thương cổ, đầu, xương sống, chân, tay…” – Ths Oánh cho hay.
Video đang HOT
Khi gặp người bị tai nạn phải kiểm tra phần đầu xem có dấu hiệu bị chấn thương sọ não không
Sau đó cố định phần cổ cho nạn nhân
Khi nhấc đầu nạn nhân lên hai khuỷu tay kẹp lấy đầu, bàn tay đỡ lấy vai, từ từ nâng cả đầu lẫn vai cùng một lúc
Nếu nạn nhân bị gãy tay thì dùng 2 thanh gỗ cố định cả cánh tay để tránh làm tổn thương xương hay động mạch khi di chuyển
Nếu chân bị gãy cũng cần cố định lại như cánh tay
Khi nâng lên cần phải nâng đều toàn bộ chân
Cột sống lưng cũng rất dễ bị tổn thương nên không được bế sốc nạn nhân lên
… mà phải nâng đều, tốt nhất là có 3 người nâng phần đầu – lưng – xương chậu – chân cùng một lúc
Nhiều người cũng hăng hái tham gia vào lớp huấn luyện
Được các điều dưỡng viên chỉ dẫn từng chi tiết
Những người khác cũng chăm chú theo dõi từ bên ngoài. Đây là cơ hội để họ bổ sung những kiến thức rất hữu ích cho cuộc sống
Theo B.A.U
Kiến thức
Sơ cấp cứu: Chuyện không của riêng ai!
Hai xe gắn máy va quẹt vào nhau, nạn nhân ngã xuống đường và bị gãy kín xương đùi phải. Ngay lập tức, các cấp cứu viên có mặt và nạn nhân được sơ cứu và chuyển đến bệnh viện an toàn. Một tình huống khác, em bé 3 tuổi bị hóc dị vật đường thở, khó thở nặng được cô giáo nhanh chóng xử trí bằng cách vỗ ngực ấn lưng tống dị vật ra ngoài. Đó là những hình ảnh được tái dựng tại hoạt động diễn tập "sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ" và thao diễn kỹ thuật "sơ cấp cứu trẻ bị dị vật đường thở" do 500 cấp cứu viên tham gia thực hiện.
Cụ già đã không chết, nếu...
Đã trở thành đội trưởng Đội Huấn luyện Sơ cấp cứu (SCC) quận 10 nhưng anh Ngô Hoàng Tâm (31 tuổi) vẫn không thể quên lý do vì sao anh gia nhập vào đội cấp cứu. Năm 2006, anh Tâm chính thức trở thành cấp cứu viên của đội SCC quận 10, anh tham gia vì mãi đau đáu một niềm đau: một cụ già đã chết chỉ vì không ai biết SCC. "Một cụ già khoảng gần 70 tuổi vào công viên tập thể dục. Ông bị mấy cô gái chuyên lừa gạt ở trong công viên dụ để lấy đồ.
Phát hiện ra ý đồ của họ nên ông già liền bỏ chạy. Không may, cụ bị té đập đầu xuống đường, máu chảy rất nhiều. Lúc đấy, tôi và nhiều người nữa tới giúp đỡ đưa cụ vào cấp cứu ở BV. Chợ Rẫy nhưng cụ đã không thể qua khỏi. Bác sĩ giải thích, ông cụ bị chảy máu quá nhiều, nếu biết cách sơ cứu tại chỗ kịp thời để cầm máu thì chắc chắn ông đã không tử vong. 20 phút kể từ lúc ông cụ bị té đến lúc vào tới BV Chợ Rẫy, vậy mà mất một mạng người, nguyên nhân chỉ vì không ai biết SCC. Trăn trở, day dứt, cuối cùng tôi quyết định trở thành cấp cứu viên", anh Ngô Hoàng Tâm chia sẻ.
Sơ cứu cho người bị tai nạn. (Ảnh minh họa)
Với em Hà Minh Tâm (21 tuổi) thi đỗ vào lớp Hướng dẫn viên SCC và trở thành một tình nguyện viên SCC xuất sắc quả thật là niềm mơ ước đã thành hiện thực. Cũng giống với anh Ngô Hoàng Tâm, Hà MinhTâm cũng gặp một trường hợp bị chấn thương, cụ thể, một nam thanh niên khoảng 20 tuổi sau khi bị va chạm mạnh thì bị gãy xương.
Tâm cùng người dân đã sơ cấp cứu rồi chuyển người bị thương vào cấp cứu ở BV. Thống Nhất. Tuy nhiên, do không nắm vững kỹ thuật sơ cấp cứu nên đã chuyển từ gãy kín sang gãy hở và hậu quả là tình trạng sức khỏe của nạn nhân đã nặng hơn rất nhiều. Tâm trở thành một tình nguyện viên SCC và đã giúp đỡ được nhiều trường hợp vượt qua cơn nguy kịch.
Từ khi trở thành một cấp cứu viên chuyên nghiệp, anh Ngô Hoàng Tâm đã cứu sống được nhiều trường hợp. Anh kể: "Tôi nhớ nhất là trường hợp của một người đàn ông bị say xỉn rồi té trên đường Nguyễn Tri Phương vào năm 2010. Chiều thứ 7 hôm đó, tôi và gia đình đang trên đường đi dự đám cưới thì phát hiện nạn nhân bị té đang nằm, tới nơi thấy máu chảy bê bết. Tôi liền nhờ người chạy đi mua gấp các vật dụng y tế cần thiết như bong gòn, oxy già... rồi rửa và cầm máu cho nạn nhân. Sau đó, chuyển anh này vào BV. Nhân dân 115 và anh được cứu sống. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng, tôi thấy công việc của tôi thực sự có ý nghĩa khi tham gia huấn luyện SCC tại các trường mầm non. Ở đó, nếu các cô giáo không nắm vững các kỹ thuật SCC thì hậu quả thật khó lường".
Sơ cấp cứu vì mọi người
Cô Cao Thị Ngọc Lan - Phó hiệu trưởng Trường Mầm Non Sơn Ca 9 nhấn mạnh: "Đối với trẻ ở trường mầm non, nguy cơ bị tai nạn thương tích rất cao. Có thể kể đến những tai nạn thường gặp như hóc dị vật, té ngã, bỏng, ngạt nước... Tất cả những tai nạn này, nếu không sơ cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Đó là lý do Trường Mầm non Sơn Ca 9 nói riêng và hệ thống trường mầm non nói chung thường xuyên tổ chức học và thi SCC cho giáo viên".
Cũng theo cô Lan, các cô giáo không chỉ học SCC một lần mà nên học đi học lại nhiều lần để tránh tình trạng quên và cũng phải học cho thật thuần thục các động tác. Bởi có một thực tế, rất nhiều cô đã học rồi nhưng khi gặp tình huống xấu như trẻ bị hóc dị vật, té ngã, ngạt nước... thì bối rối không thể xử lý được. Trong khi đó, với những tình huống như vậy các cô phải thật bình tĩnh để tạo cảm giác an toàn cho trẻ đồng thời để các động tác nhanh, gọn, lẹ và chính xác.
Về vấn đề này, BS. Lê Quang Ninh - Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Sơ cấp cứu và phòng chống thảm họa TP.HCM, cho biết, sơ cấp cứu cho những người dễ bị tổn thương như trẻ em mầm non là vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy, tai nạn thương tích ở trẻ mầm non thường xuyên xảy ra và khi sơ cấp cứu cho trẻ không ít các cô đã gặp phải sai lầm. Dễ nhận thấy nhất là khi trẻ bị bỏng, rất nhiều cô vội vàng đưa trẻ đến cơ sở y tế mà không sơ cứu ban đầu hoặc sơ cứu không đúng cách làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên rất nặng nề.
Trong trường hợp này, theo BS. Lê Quang Ninh, cách xử trí đúng nhất là trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế, bé phải được vén bỏ quần áo, để lộ vùng bị bỏng, rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch. Với những vết bỏng quá lớn thì không rửa nước vì sẽ làm hạ thân nhiệt của trẻ. Phủ miếng vải sạch lên vết bỏng tránh làm tuột da, cho trẻ uống nhiều nước.
Tuyệt đối không bôi kem đánh răng hay nước mắm lên vết bỏng. Hay khi trẻ bị hóc dị vật, theo đúng nguyên tắc nếu trẻ không khó thở hoặc khó thở nhẹ thì không nên can thiệp mà cần đưa trẻ tới bệnh viện trong tư thế ngồi và theo dõi sát. Hoặc trường hợp nặng khó thở thì xử trí bằng cách vỗ ngực ấn lưng để tống dị vật ra ngoài. Và chỉ lấy dị vật ra khỏi miệng trẻ khi nhìn thấy dị vật. Nhưng rất nhiều trường hợp các cô vẫn cố dùng tay mò tìm dị vật trong miệng trẻ và vô tình đã đẩy dị vật vào sâu bên trong...
BS. Lê Quanh Ninh khẳng định, SCC là vấn đề cấp thiết đối với hệ thống trường mầm non. Và đối với tất cả những trường hợp khác SCC vẫn cần phải được xem trọng. Không phải một cô giáo dạy trẻ mới cần phải biết sơ cấp cứu. Lại càng không phải SCC là chuyện của nhân viên y tế mà đó là việc làm của tất cả mọi người. Như Thông điệp chính của Ngày SCC thế giới năm 2012: "Sơ cấp cứu phải được tiếp cận với tất cả mọi người, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương và người khuyết tật" "Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm Quốc tế tin tưởng rằng ai cũng có thể học Sơ cấp cứu và cứu người".
Theo NGUYỄN HUYỀN (Sức khỏe & đời sống)
Sơ cứu nhanh khi bị trật khớp Trật khớp là một tai nạn thường gặp. Nguyên nhân thường do bị chấn thương, bị đánh hoặc trượt ngã khi lao động, đang chơi thể thao. Trật khớp do khớp bị trật sai lệch vị trí có thể gây đau đột ngột dữ dội. Do đó, cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế. Trật khớp có...