Khống chế trần lãi suất cho vay, hiểu thế nào?
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm, mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Tuy nhiên, áp dụng quy định này trong thực tế vô cùng phức tạp. Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế ( Bộ Tư pháp) trao đổi xung quanh nội dung này.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế (Bộ Tư pháp)
Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015 quy định, lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm. Nhưng với cho vay bằng tài sản, vật chất như vay thóc, gạo… thì tính lãi suất thế nào, thưa ông?
Theo quy định tại Điều 466, Bộ luật Dân sự hiện hành, lãi suất đối với hợp đồng vay vật chất, tài sản cũng theo quy định chung về lãi suất quy định tại Điều 468. Trường hợp này, nợ gốc và lãi suất được áp dụng theo trị giá thành tiền, trên cơ sở đó, bên vay thanh toán lãi suất bằng vật chất, tài sản, nếu không thanh toán được thì thanh toán bằng tiền cho bên cho vay.
Nếu vay 100 cây vàng với lãi suất 20%, tại thời điểm vay giá vàng là 30 triệu đồng/lượng, sau 1 năm, người vay phải trả 120 cây vàng, nhưng giá vàng khi trả là 40 triệu đồng/lượng, tính ra lãi suất tới 160%/năm. Trường hợp này xử lý thế nào?
Trong trường hợp luật liên quan không cấm việc vay vàng và không có quy định khác về lãi suất thì lãi suất vay vàng thực hiện theo Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
Về cách tính lãi, Khoản 2, Điều 401 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo đúng cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi, hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Như trường hợp trên, bên vay và bên cho vay có thỏa thuận về lãi suất được tính trên giá trị vàng tại thời điểm thỏa thuận mà không tính giá trị vàng tại thời điểm thanh toán thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Nếu giá vàng tại thời điểm thanh toán chỉ còn 20 triệu đồng/lượng, bên cho vay không những không bảo toàn được vốn, mà còn bị thiệt hại thì cũng không được đòi bên cho vay thanh toán theo giá vàng lúc cho vay.
Khi các định chế tài chính cho người dân vay tiêu dùng, hàng tháng, người vay ngoài trả một số tiền theo lãi suất cố định, còn phải trả một phần tiền gốc. Tính ra lãi suất cho vay tới 25-30%?
Điều 280, Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nghĩa vụ phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong khi đó, Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ khống chế trần lãi suất không quá 20% theo nợ gốc, không quy định tính theo dư nợ chưa trả. Bộ luật Dân sự 2015 cũng không giới hạn việc các bên có thể thỏa thuận trả nợ gốc một lần hoặc theo định kỳ, vì vậy việc các định chế tài chính cho vay tiêu dùng không vi phạm luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường vay vốn bằng USD của công ty mẹ ở nước ngoài với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất trên thị trường tiền tệ nhằm chuyển giá. Các trường hợp này có vi phạm pháp luật?
Đây là vấn đề phức tạp không chỉ liên quan đến giao dịch vay vốn thông thường, vì giao dịch vay ngoại tệ phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và cho vay ngoại tệ.
Trường hợp luật liên quan không cấm việc cho vay ngoại tệ và không áp dụng lãi suất vay khác với quy định tại Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015, thì việc vay vốn kể trên không vi phạm pháp luật, dù lãi suất vay vốn của công ty mẹ cao gấp nhiều lần lãi suất trên thị trường tiền tệ, miễn là không được vượt 20%.
Tuy nhiên, nếu hành vi cho vay kể trên nhằm chuyển giá, trốn thuế thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý hình sự đối với pháp nhân về tội danh trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các doanh nghiệp cùng tập đoàn, tổng công ty vay vốn lẫn nhau và vay của công ty mẹ. Nếu lãi suất cho vay vượt 20% thì xử lý ra sao?
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc cho vay giữa các tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng. Do đó, về nguyên tắc, việc cho vay giữa các tổ chức kinh tế phải theo quy định chung của Bộ luật Dân sự, khi có tranh chấp thì phần lãi suất cho vay vượt quá lãi suất giới hạn sẽ không có hiệu lực.
Trường hợp không có tranh chấp, nhưng vi phạm pháp luật về quản lý hành chính, thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Thậm chí, pháp nhân (doanh nghiệp) và cá nhân có liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Mạnh Bôn
baodautu.vn
Linh hoạt việc đóng BHXH của lao động nước ngoài ở Việt Nam
Theo ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH, người lao động nước ngoài ở Việt Nam sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội nhưng được đóng linh hoạt.
Nghị định 115 bao gồm chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định từ ngày 1/1/2016 tất cả lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định này thay cho quy định chỉ những lao động trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mới phải tham gia. Tuy nhiên, quy định mới đang gây hoang mang cho người lao động khi họ phải dành một phần không nhỏ tiền lương trong những năm làm việc ở nước ngoài để trả chi phí làm thủ tục.
Chẳng hạn, một người đi lao động ở Nhật Bản được 15 triệu đồng tiền lương một tháng, tức trong 1 năm người đó sẽ có 180 triệu đồng. Nhưng chi phí trả trước cho công ty xuất khẩu lao động là 140 - 200 triệu đồng, tương đương gần một năm lương. Trong khi đó, người lao động còn phải đóng thêm rất nhiều khoản phí khác khi lao động ở nước ngoài. Thậm chí, nhiều nước còn quy định lao động phải đóng bảo hiểm xã hội ở nước sở tại. Vì thế, nếu đóng thêm bảo hiểm xã hội trong nước, người lao động sẽ mất thêm một khoản chi phí không nhỏ và quyền lợi chưa biết sẽ được hưởng như thế nào.
Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Qua đó, quy định hướng người lao động đến việc tích lũy tiền đóng bảo hiểm xã hội khi còn trẻ, để sau này khi về già họ sẽ được hưởng lương hưu, ổn định cuộc sống".
Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
"Đặc biệt, quy định mới có bổ sung cả đối tượng tham gia bắt buộc là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Khi xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chúng tôi cũng đã cân nhắc đến khó khăn của người lao động. Do đó, riêng với đối tượng này, chúng tôi chỉ quy định tham gia ở 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, thay vì 5 chế độ như các nhóm đối tượng khác. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội của đối tượng này cũng linh hoạt hơn, có thể đóng một lần cho toàn bộ thời gian làm việc ở nước sở tại với đối tượng có điều kiện, hay đóng một lần trong 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm với đối tượng không có điều kiện. Đồng thời, họ cũng được lựa chọn đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội hay đóng qua doanh nghiệp đưa mình tới đây", ông Nguyễn Duy Cường nhấn mạnh
Bên cạnh đó, trước thắc mắc về việc người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài có thể phải đóng bảo hiểm xã hội ở cả hai quốc gia hay không, ông Nguyễn Duy Cường khẳng định: "Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán với các nước để ký kết các hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội. Khi chúng ta đã ký kết được hiệp định đó với các nước, người lao động Việt Nam ở nước ngoài chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội ở một quốc gia. Thời gian đóng sẽ được ghi nhận tới khi người lao động về nước".
Để lắng nghe toàn bộ những chia sẻ của ông Nguyễn Duy Cường về vấn đề quy định mới với bảo hiểm xã hội, mời quý vị theo dõi qua video dưới đây:
Theo_VTV
Agribank tiếp tục dành ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn Hoạt động tín dụng những tháng cuối năm của Agribank đang trên đà tăng tốc với quyết tâm về đích đúng kế hoạch đề ra, thể hiện sự khởi sắc trong bức tranh tín dụng năm 2015 của ngành Ngân hàng. Phó Tổng Giám đốc Agribank (PTGĐ) - bà Nguyễn Thị Phượng đã chia sẻ với PV báo ĐS&PL một số ý kiến...