Khống chế bảo vệ, côn đồ cưa cây thiêng của làng
Sáng sớm 17/2, những người dân sống cạnh Chùa Mới, Đình Thôn, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội bàng hoàng vì hai cây bún cổ thụ sừng sững ngay trước cổng chùa bị kẻ xấu cưa trộm.
Quan sát của PV cho thấy, vết cắt bằng cưa, sâu vào tận lõi khoảng 20cm. Nhiều vết cắt giao nhau vào tận lõi cây. Chỉ cần có một cơn gió lớn cây sẽ bị quật đổ.
Không lâu nữa, sẽ không còn hai cây bún này
Theo lời kể của một số người dân, rạng sáng 17/2, một vài đối tượng đi ô tô, mang theo vũ khí trấn áp bốt bảo vệ của Công ty SUDICO (cách gốc bún chừng 20m) và dùng cưa máy cưa ngang thân cây bún.
Ông Nguyễn Đế Vương, nhóm trưởng bảo vệ SUDICO, người có mặt trực tiếp tại hiện trường lúc xảy ra sự việc ngày 17/2 cho biết, nhóm cưa cây có khoảng hơn 10 người, dùng hung khí trấn áp bảo vệ trong bốt và tịch thu điện thoại của một bảo vệ tên Toán khi anh này định dùng điện thoại báo tin. Sự việc đã được anh Toán trình bày với Công ty và Công an huyện Từ Liêm.
Video đang HOT
Nhiều thanh niên làng Đình Thôn phẫn nộ, muốn đập phá tường rào bao quanh lô đất trống, vì nghi chủ lô đất đã thuê người đốn cây để xây dựng nhà. Chính quyền, chi bộ và Hội người cao tuổi thôn Đình Thôn đã triệu họp và trấn an tình hình.
Ông Bùi Bá Huynh, Trưởng thôn Đình Thôn cho biết, thôn đã cắt cử người trông giữ và tìm biện pháp khắc phục hai thân cây bị cưa. Trước mắt, thôn đã họp và thống nhất với người dân dựng rào sắt bao quanh quần thể cây bún và cầu cứu cơ quan chức năng “cứu” cây.
Những vết cưa trên thân cây
Tuy nhiên đến ngày hôm nay, theo ông Nguyễn Hữu Điển, Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng người cao tuổi thôn Đình Thôn, sau khi xem xét vết cắt của cây, một số nhà chuyên môn nhận định không thể cứu cây được, vì cây bị cắt sâu vào tận lõi.
Được biết, cây bún này đã tồn tại trên mảnh đất Đình Thôn hơn 200 năm, là một trong số ít những cây quý còn tồn tại ở miền Bắc. Tại Đình Thôn, cây bún này thuộc một trong quần thể tam thân, gồm hai gốc bún, một gốc phượng, là nét văn hóa, biểu tượng tâm linh, đã tồn tại và trải qua nhiều thời khắc lịch sử quan trọng cùng người dân nơi đây.
Nhiều năm trở lại đây, mặc dù nhiều công trình đã được xây dựng quanh địa phận Chùa mới, nhưng người dân Đình Thôn vẫn gìn giữ và bảo tồn gốc bún, coi đây là biểu tượng sống của làng. Chính quyền TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu bảo vệ cây di sản tại Đình Thôn.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Bún là một loài thuộc chi Crateva, họ Cáp, còn gọi là họ Bạch hoa hay họ Màn màn – Capparaceae. Ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cây thường được trồng ở các đền chùa, thánh thất… nên nó cũng được gọi tên là Temple Plant. Và khi đặt tên khoa học cho nó, Forster – nhà thực vật học người Đức đã dùng tính từ Latin “religiosa” (thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng) làm tính ngữ cho tên loài. Cũng bởi thế, cây bún, ngoài giá trị cảnh quan còn được coi là biểu tượng tâm linh, sức sống tinh thần của người dân.
Theo Bee.net.vn
Quặn lòng vợ chứng kiến xác chồng bị đào xới
Người vợ đau đớn khi phải chứng kiến xác của chồng mình bị đào lên xới lại. Chị quyết định để anh được yên nghỉ vĩnh viễn, bỏ qua việc khám nghiệm tử thi và luôn mong mỏi kẻ làm điều ác sớm phải đền tội.
Người chết phải phơi thây
Ngôi mộ mới chôn bị san phẳng
Chồng chị Thơ (trú tại tổ Vĩnh Lợi - Vĩnh Lộc - Chiêm Hóa - Tuyên Quang) là anh Lương Chí Dũng (SN 1966) chẳng may qua đời sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác. Chị Thơ phải gạt nước mắt, tiếp tục những buổi chợ để có tiền nuôi đứa con gái đang tuổi ăn học.
Theo tập tục của người Việt, vào ngày thứ 49 của người đã khuất, gia đình sẽ phải làm lễ cúng giỗ mở đầu bởi quan niệm rằng âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. Những mong linh hồn người chồng vắn số được nương nhờ cửa Phật nên chị Thơ gác lại những buổi chợ, chuẩn bị cúng giỗ chu đáo.
Vào ngày 13/1/2012, là 49 ngày mất của chồng, chị Thơ cùng gia đình, họ hàng lên mộ để cúng thì phát hiện ngôi mộ của anh Dũng bị bị kẻ xấu đào lên. Phút ấy, chị Thơ hoảng hốt, đau đớn, căm giận kẻ táng tận lương tâm đã hành động thất đức. Ngay lập tức, gia đình nạn nhân đã trình báo chính quyền địa phương và lực lượng công an đã có mặt để lập biên bản vụ việc.
Kẻ xấu đã san phẳng ngôi mộ mới đắp. Dù đau đớn vì thân xác người chồng xấu số không được yên nghỉ, bị đào lên xới lại nhưng lo sợ bị mất xác nên chị Thơ vẫn buộc lòng đồng ý để lực lượng chức năng tiến hành đào áo quan lên mặt đất để làm các thủ tục khám nghiệm. Khi biết xác chồng vẫn còn, chị Thơ đã đề nghị không khám nghiệm tử thi và tiến hành các nghi thức tâm linh để chôn cất chồng ngay.
Nhức nhối nỗi lòng người ở lại
Một mảnh gỗ của chiếc áo quan bị bọn xấu vứt lại trên mặt đất
Đã gần một tháng kể từ ngày xảy ra vụ việc, chẳng lúc nào chị Thơ được yên lòng bởi kẻ xấu vẫn chưa được các cơ quan chức năng vạch mặt, chỉ tên. Chị mong mỏi sự trừng trị đích đáng của Pháp luật đối với kẻ đã khiến cho thân xác chồng chị bị đào xới không yên. Chị Thơ chia sẻ trong nước mắt: " Ai làm ác, người ấy phải chịu. Tôi tin cái quy luật nhân quả ở đời..."
Theo chia sẻ của chị Thơ, ngày anh Dũng mất, để mong cho anh được đủ đầy ở bên kia thế giới, gia đình chị đã sắm cho anh đầy đủ bộ trang sức mang theo. Tuy nhiên, toàn bộ số nữ trang ấy là hàng mỹ ký: " Về mặt tâm linh, tôi cũng mong cho anh được đầy đủ, không thiếu thốn gì. Ở địa phương tôi, hầu như đám ma nào người ta cũng thực hiện như thế, tức là sắm đầy đủ trang sức cho người đã khuất."- người vợ đau đớn, nấc nghẹn.
Ngày đám ma anh Dũng, bà con làng xóm đến chia buồn rất đông, ai cũng tiếc thương người đàn ông hiền lành vắn số. Chị Thơ không thể ngờ, lẫn trong những người thực sự cảm thông, chia sẻ mất mát với gia đình chị hôm ấy, có kẻ đã nhen nhóm ý đồ trộm cắp số trang sức vì chúng ngỡ vàng thật: "Tôi nghĩ rằng, một kẻ không thể làm việc đó được, chắc ít nhất phải có hai người. Thực ra, có thể bọn chúng chỉ là thành phần cặn bã của xã hội, túng bấn mà làm liều chăng. Khi đưa áo quan của chồng tôi lên, gia đình tôi cũng chẳng ai nỡ rạch hết lớp vải quấn ra để xem mất mát những gì, đau lòng thêm thôi! Chúng tôi đã chôn cất lại ngay sau đó?"
Phản bác lại nghi vấn cho rằng có sự thù oán nào đó mà gây ra hành động bất lương này, chị Thơ cho biết: "Hai vợ chồng tôi đều là những người làm việc tự do, chúng tôi có một quầy bán quần áo ở chợ. Cuộc sống của chúng tôi bình yên, chẳng có thâm thù với ai, với bà con hàng xóm cũng chẳng điều tiếng gì nên không có chuyện trả thù như vậy."
Chị Thơ cho biết thêm, sau vụ việc đau lòng ấy, chị và gia đình cũng nhận thấy một số biểu hiện nghi vấn nên đã trình báo hết với cơ quan công an. Chị Thơ hy vọng cơ quan điều tra sớm tìm ra thủ phạm để mọi người trong gia đình được yên lòng và chị tin, linh hồn người chồng xấu số của chị cũng mong mỏi điều đó.
Theo VNMEdia
Vờ vào tặng quà Tết để "khoắng" 11 chục chỉ vàng Lợi dụng bà lão ở nhà một mình, 2 đối tượng thanh niên giả vờ vào tặng quà Tết, rồi trộm cắp. Bà Nguyễn Thị Huy (SN 1931, ở tổ 2, phường Thạch Bàn, quận Long Biên HN) đến CA phường trình báo: Khoảng 16h cùng ngày 11.1, bà đang ở nhà một mình thì có 2 thanh niên đến gõ cửa. Đến...