Không chấp nhận văn hóa Việt Nam lờ nhờ, nguệch ngoạc, lai căng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Việt Nam không chỉ cần phấn đấu là một cường quốc kinh tế mà còn phải trở thành một cường quốc văn hóa thì mới gọi là thành công.
Cần giữ gìn văn hóa đất nước cho xứng đáng với truyền thống oai hùng 4.000 năm
Chiều nay (8/11), sau khi kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn của 4 nhóm vấn đề, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Yến (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) về phát triển văn hóa mang tầm chiến lược phát triển đất nước, Thủ tướng cho rằng đây là câu hỏi hay, rất cần thiết: “Chúng ta phấn đấu là một cường quốc kinh tế nhưng phải trở thành một cường quốc văn hóa thì Việt Nam mới thành công. Việt Nam chúng ta có trên 4.000 năm lịch sử, có sức mạnh nền tảng rất lớn. Chúng ta đặt vấn đề phát triển văn hóa có tầm chiến lược quan trọng trong phát triển đất nước. Việt Nam có 54 dân tộc anh em đa dạng, phong phú, đoàn kết, thống nhất. Đây là điểm đặc biệt văn hóa Việt Nam”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Ảnh: TTXVN)
Thủ tướng lấy ví dụ về mâu thuẫn tại Chile gây bất ổn trong nước và phải hủy tổ chức APEC.
“Đoàn kết là điều rất quý trong văn hóa Việt Nam mà Bác Hồ từng nói: Đoàn kết – Đại đoàn kết, Thành công – Đại thành công. Đặc biệt, chúng ta có rất nhiều lễ hội với 13.000 lễ hội. Tất nhiên cũng có chuyện này chuyện kia nhưng phần lớn lễ hội truyền thông quý lắm, không phải nơi nào cũng vậy. Chúng ta cũng có 12 di sản văn hóa UNESCO và rất nhiều di sản văn hóa khác, không phải dân tộc nào cũng có nền văn hóa như thế” – người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng cho rằng vẫn còn nhiều khuyết điểm, tồn tại trong quản lý về văn hóa như nhiều thách thức trong kinh tế thị trường trong phát triển văn hóa, chưa nền nếp trong hoạt động văn hóa, một số nơi chưa thực hiện các cuộc vận động của cơ quan mặt trận, Đảng, Nhà nước phát động. Đặc biệt, vấn đề thu hút đầu tư chính sách giữ gìn phát triển văn hóa chưa quan tâm, nhất là đầu tư tư nhân vào văn hóa còn ít. Ngoài ra, một số làng nghề đang mai một.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta không chấp nhận văn hóa Việt Nam lờ nhờ, nguệch ngoạc, kém văn hóa, không có văn hóa lai căng, đặc biệt để mất truyền thông văn hóa Việt Nam. Những yêu cầu đó là yêu cầu đặt ra không chỉ với kinh tế mà còn giữ gìn văn hóa đất nước cho xứng đáng với truyền thống oai hùng 4.000 năm lịch sử của dân tộc. Bác Hồ là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa. Bác nói một câu nổi tiếng: Văn hóa soi đường quốc dân đi để nói lên tầm quan trọng của văn hóa. Chính phủ đã thảo luận nhiều giải pháp, đó là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về văn hóa, bỏ tư duy cái gì không quản lý được thì cấm, xây dựng nền công nghiệp văn hóa cạnh tranh với toàn cầu, chấn chỉnh lệch lạc về văn hóa, giáo dục từ nhỏ về văn hóa có đạo đức, biết lịch sử dân tộc, văn hóa ứng xử, văn hóa gia đình và văn hóa xã hội. Chúng ta thấy có nhiều hành vi mất văn hóa phải được chấn chỉnh tập trung hơn, trong các cấp, các ngành trong chỉ đạo phát huy văn hóa dân tộc, cần dành nguồn lực để phát triển văn hóa”.
Thủ tướng cũng khẳng định: phát triển văn hóa là một yêu cầu mới trong sự lãnh đạo của Đảng ta trong thời đại kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội: “Chính vì vậy, không chỉ dành nguồn lực văn hóa mà còn bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa học đường, văn hóa ứng xử và cả văn hóa nghị trường. Nhân dân ta, mọi cơ sở đều có văn hóa trong quá trình phát triển đất nước”.
Phát triển kinh tế ban đêm để du khách đông hơn, tiêu tiền nhiều hơn
Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng kinh tế ban đêm
Về vấn đề kinh tế ban đêm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí đây là sự năng động của kinh tế trong bối cảnh quốc tế, là thúc đẩy tăng trưởng.
“Khách du lịch đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt thì phần lớn trái múi giờ. Khi mình đi ngủ thì họ đi chơi, không có thời cơ phục vụ hiểu biết về văn hoá, ẩm thực, các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ở Việt Nam. Kinh tế ban đêm cũng tạo thêm nhiều việc làm và giải quyết vấn đề lao động. Trước hết, tôi mong các trung tâm kinh tế các thành phố lớn phát triển kinh tế ban đêm để thực hiện yêu cầu làm gì để du khách đông hơn, làm gì để du khách tiêu tiền nhiều hơn, làm gì để du khách có trải nghiệm thú vị ở Việt Nam, nhất là vào ban đêm” .
Thủ tướng cũng nhận định, kinh tế ban đêm cũng có mặt trái nên các cấp, các ngành cần làm tốt công tác quản lý, không để tiêu cực xảy ra. Thủ tướng cũng lấy ví dụ nhiều thành phố đến 22h đêm không còn hoạt động gì về kinh tế, xã hội, giải trí.
“Hiện nay, TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng bắt đầu xây dựng kinh tế ban đêm theo hướng tốt hơn, tổ chức đa dạng, phù hợp và quản lý tốt hơn, tránh những mặt tiêu cực. Phát triển kinh tế ban đêm là xu hướng mà các nước đang vận dụng và Việt Nam cũng nên tận dụng thời cơ này” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo H.T/VTV
Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban KT-XH phục vụ Đại hội XIII của Đảng
Thủ tướng cho rằng, đột phá về thể chế vẫn là vấn đề cần thiết và tiếp tục phải thực hiện trong giai đoạn tới.
Sáng 1/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chủ trì họp Thường trực Tiểu Ban, nghe Tổ Biên tập báo cáo việc hoàn thiện các dự thảo văn kiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập báo cáo về việc tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến để hoàn thiện các nội dung của các dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.
Trong đó có nội dung về kết quả thực hiện các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ này, xác định các đột phá chiến lược nhiệm kỳ tới; nội dung về mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiệm kỳ tới; kết quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng hiện nay...
Sau khi các thành viên dự họp có ý kiến, Thủ tướng đánh giá cao Tổ Biên tập có trách nhiệm cao, tiếp thu, nghiên cứu nhiều ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hoàn thiện các dự thảo văn kiện. Thủ tướng đề nghị Tổ Biên tập tiếp thu và thể hiện trong các dự thảo văn kiện với tính thuyết phục cao, khơi dậy khát vọng phát triển và thôi thúc lòng người.
Về tốc độ tăng trưởng, Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập cập nhật về tình hình thế giới ngày càng phức tạp, tác động đến trong nước và cho rằng yêu cầu Tổ Biên tập làm rõ các tác động này đối với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, dự thảo các báo cáo cần cập nhật tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, khả năng cả năm tăng trưởng từ 6,9 đến 7%.
Về đột phá chiến lược, Thủ tướng cho rằng, đột phá về thể chế vẫn là vấn đề cần thiết và tiếp tục phải thực hiện trong giai đoạn tới. Với phương án đề xuất bổ sung thêm đột phá chiến lược thì phải có lý giải cụ thể, nêu được tác động của các yếu tố mới đối với sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, đột phá trong cách nghĩ, cách làm.
Đối với phần nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu Tổ Biên tập cần hoàn thiện các giải pháp với những nội hàm nổi bật, các giải pháp phải thực sự trọng tâm, ưu tiên, mang tính đột phá.
Thủ tướng giao Tổ biên tập tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện tờ trình, các dự thảo báo cáo để trình Trung ương tại kỳ họp tới./.
Theo Vũ Dũng/VOV
Thủ tướng: Mong muốn của Bác là động lực phấn đấu của mỗi chúng ta Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngoài xây dựng các nhân tố điển hình, Thủ tướng yêu cầu phê bình nghiêm khắc việc nói không đi đôi với làm cùng thói quan liêu, vô cảm. Sáng 19/8, buổi giao lưu điển hình tiên tiến toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch...